Tổng GĐ VN Pharma: Em chồng Bộ trưởng Y tế là nhân viên công ty tôi
Vụ án liên quan đến thuốc đặc trị ung thư của công ty VN Pharma đang gây xôn xao dư luận. Ông Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty trao đổi với PV VietNamNet xung quanh vụ án này.
Dư luận đang đồn thổi về thông tin em chồng của Bộ trưởng Y tế có tham gia lãnh đạo công ty VN Pharma. Vậy thực hư thông tin này như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Minh Hùng tại phiên tòa sơ thẩm mới đây
- Đúng là em chồng của bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế có tham gia công ty CP VN Pharma của chúng tôi. Ông ấy là phó giám đốc, phụ trách đầu tư.
- Ông ấy không có cổ phần tại công ty. Ông ấy chỉ hưởng lương như bao người khác.Vậy cổ phần của ông này trong công ty như thế nào, ông có thể thông tin được không?
Lương của ông ấy bao nhiêu?
- Tôi không có nhớ đâu.
Dư luận cũng đặt vấn đề, chính vì sự tham gia của em chồng bà Bộ trưởng Y tế vào VN Pharma mà công ty của ông thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp dược phẩm khác trong việc nhập thuốc hay đấu thầu thuốc vào bệnh viện?
- Chúng tôi tham gia đấu thầu theo luật Đấu thầu, có các thông tư hướng dẫn cụ thể và thực hiện rất chặt chẽ, đúng luật.
Theo Đàm Đệ (Vietnamnet)
Video đang HOT
Bộ Y tế xử lý vụ VN Pharma kiểu gì mà lãnh đạo Cục Dược vẫn lên chức?
Liên quan đến vụ án VN Pharma nhập và bán thuốc điều trị ung thư giả, Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, với những sai phạm đã xảy ra, trách nhiệm của Cục quản lý Dược và Bộ Y tế rất nặng nề.
Bên cạnh đó, top chủ đề nóng trong ngày được bàn luận nhiều trên mạng xã hội còn có: Nhiều cán bộ đô thị TP.HCM xin nghỉ việc vì lương 2 triệu đồng; Nhiều vợ của lãnh đạo xã "đi lạc" vào hộ nghèo: Cán bộ phải chịu trách nhiệm; Hoa hậu Phương Nga xin thay đổi biện pháp ngăn chặn...
Vụ VN Pharma: Trách nhiệm của Bộ Y tế rất nặng nề
Liên quan đến vụ án VN Pharma nhập và bán thuốc điều trị ung thư giả, trao đổi với VOV Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, với những sai phạm đã xảy ra, trách nhiệm của Cục quản lý Dược và Bộ Y tế rất nặng nề.
Theo bà Lan, khi đã có nghi ngờ thì đừng có cấp phép, thế nhưng, ở đây tất cả chỉ căn cứ trên hồ sơ. Có những trường hợp được cấp phép từ Cục quản lý Dược là rất khó, dù đã đầy đủ hồ sơ mà họ vẫn ngăn chặn lại. Thế nhưng, trong trường hợp này, VN Pharma lại được giải quyết rất nhanh gọn nên họ có quyền nghi ngờ.
Phiên toà xét xử vụ án tại Công ty cổ phần VN Pharma". Ảnh VOV
Cục lý luận rằng, sau khi cấp xong họ kiểm tra có nghi ngờ nên cấp báo cho công an. Chính ông ấy nói rằng thuốc này nhập về để trong kho thì lấy gì kiểm tra, đã sử dụng đâu mà kiểm tra nghi ngờ. Còn nếu đã ra thị trường phải để cơ sở sử dụng họ dùng thì họ mới nghi ngờ được để báo cho Cục. Từ xưa tới giờ Cục chỉ cấp phép thôi" - bà Lan bức xúc nói.
Bà Lan cũng đặt nghi vấn, "lãnh đạo Cục Dược trực tiếp ký, chịu trách nhiệm về vấn đề này nhưng lại không phải chịu trách nhiệm pháp lý gì là không thuyết phục. Giám đốc VN Pharma bị bắt từ tháng 9.2014, tới giờ đã 3 năm, Bộ Y tế xử lý kiểu gì mà lãnh đạo Cục Dược vẫn tiếp tục được lên chức?".
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo Pháp Luật TP.HCM, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng: "Tôi không can thiệp hay có bất cứ tác động, có quyền lợi gì trong đấu thầu thuốc. Bộ Y tế có hàng chục đơn vị sự nghiệp... VN Pharma trúng đấu thầu chủ yếu ở nhiều địa phương; theo phân cấp thì Sở Y tế ở địa phương đánh giá hồ sơ và các thủ tục khi các doanh nghiệp tham gia đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế. Bộ không can thiệp vào việc đấu thầu thuốc ở các tỉnh, thành.
Ngay tại TP.HCM, một công ty nhỏ như VN Pharma thì tôi làm sao biết được, mà tôi cũng không có thẩm quyền để can thiệp vào như thế. Công việc quản lý ở bộ rất nhiều, các đơn vị trực thuộc cũng phải được phân cấp quản lý, có người phụ trách chứ tôi làm sao quản lý xuể, huống chi một công ty tư nhân không thương hiệu gì trong ngành dược".
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định là công ty này không liên quan gì đến người thân của tôi. Tôi cũng không can thiệp, ưu ái trong đấu thầu như trên mạng thêu dệt.
"Tất cả những thông tin này đều xuất phát từ nước ngoài, họ muốn xuyên tạc, làm xấu hình ảnh và tình hình trong nước nói chung và Bộ Y tế nói riêng. Thậm chí người ta còn lập ra hẳn cả trang mạng bêu xấu tôi. Nhưng sự thật chỉ có một thôi, tôi làm gì sai tôi chịu trách nhiệm. Đằng này họ cứ tung tin, bịa đặt, dựng chuyện gây rối ngành y tế là có động cơ quấy phá rõ ràng"- bà Tiến nói.
Như tin đã đưa, ngày 25.8, sau 5 ngày xét xử, TAND TP.HCM đã tuyên án vụ buôn lậu thuốc chữa bệnh, làm giả con dấu, tài liệu tại Công ty VN Pharma. Theo hội đồng xét xử, qua diễn biến phiên tòa và hồ sơ vụ án, có đủ căn cứ tuyên bố các bị cáo trong vụ án đã phạm tội buôn lậu và làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức.
Nhiều cán bộ đô thị TP.HCM nghỉ việc vì "áp lực cao nhưng lương 2 triệu": Lương thấp từ lâu sao bây giờ mới xin nghỉ?
Đội quản lý Trật tự đô thị quận Thủ Đức dẹp vỉa hè. Ảnh: NLĐ.
Nhiều cán bộ phụ trách đô thị tại 24 quận, huyện trên địa bàn TP.HCM mới đây đã nộp đơn xin nghỉ việc vì tiền lương 2 triệu đồng/tháng, không được hưởng bảo hiểm xã hội, trong khi phải làm việc ngày đêm. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao trước đây các cán bộ vẫn sống được với mức lương 2 triệu?
Nhiều vợ của lãnh đạo xã "đi lạc" vào hộ nghèo: Cán bộ phải chịu trách nhiệm
Cơ quan chức năng xác định tố cáo của người dân là đúng sự thật. Ảnh: Lê Hoàng (VNE)
Ngày 26.8, ông Trần Ngọc Quyết - Phó chủ tịch UBND huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), cho biết đang chỉ đạo thanh tra tiếp tục làm rõ tố cáo của người dân liên quan vụ việc người thân lãnh đạo xã Nga Thanh "đi lạc" vào hộ khẩu của nhiều hộ nghèo. Nhiều ý kiến cho rằng, các lãnh đạo xã liên quan cũng phải chịu trách nhiệm.
Hoa hậu Phương Nga xin thay đổi biện pháp ngăn chặn
Phương Nga giản dị đến tòa trưa nay. Ảnh: Bình Nguyên. Ảnh VNE
Ngày 28.8, Trương Hồ Phương Nga (30 tuổi, Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) tới TAND TP.HCM nộp đơn xin thay đổi biện pháp ngăn chặn từ "cấm đi khỏi nơi cư trú" sang "cấm xuất cảnh". Trong bộ đồ jeans giản dị, Phương Nga trông tươi trẻ thoải mái nhưng hơi gầy.
Đi xe ôm đến tòa để nộp đơn, người đẹp nhanh chóng dời đi công việc sau khi trao đổi nhanh với phóng viên.
Cô nói, sau khi Công an TP.HCM ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án liên quan đến mình và người bạn Nguyễn Đức Thùy Dung, cô rất phấn khởi. Sau khi tại ngoại, sức khỏe và tinh thần cô không được tốt nhưng hiện tại đã ổn định.
"Cuộc sống hiện tại của tôi rất vui, thoải mái. Tôi chỉ ở nhà với gia đình, dành nhiều thời gian cho mẹ, đọc sách, tập yoga và chờ lệnh triệu tập của cơ quan điều tra", Phương Nga nói và cho biết đang mong chờ vụ án sớm khép lại.
Phố hàng rong Sài Gòn: Hàng rong gì mà lại đứng yên?
Ngày 28.8, UBND quận 1 (TP.HCM) khai trương phố hàng rong trên đường Nguyễn Văn Chiêm (phường Bến Nghé), phục vụ nhu cầu ẩm thực đường phố của du khách, người dân. Được biết đề án phố hàng rong Khu ẩm thực thí điểm kinh doanh có thời gian được Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải lên kế hoạch từ giữa năm ngoái. Hồi cuối tháng 3, quận đề xuất với UBND TP.HCM và được chấp thuận thí điểm. Do có nhiều ý kiến về việc thực hiện như thế nào nên đề án chậm triển khai đến nay mới thí điểm được.
Nhiều bạn đọc hoan nghênh tinh thần của Phó chủ tịch Hải về việc dọn dẹp vỉa hè trả lại cho người đi bộ, đồng thời xây dựng thí điểm các mô hình kinh doanh tập trung dành cho người bán vỉa hè, lòng đường tiếp tục kiếm sống. Tuy nhiên, không ít bạn đọc băn khoăn, hàng rong mà lại đứng yên như vậy có mang tính bền vững và phát huy tác dụng hay không?
Theo Danviet
Vụ VN Pharma: Xử lý tội buôn lậu là sai luật! Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu... đề nghị xem xét lại tội danh. Phải xử tội buôn bán hàng giả Hai vấn đề mấu chốt cần xác định lại là tang vật của vụ án là thuốc giả và hành vi của các bị cáo phạm tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh. Sau phiên tòa sơ thẩm vụ...