Tổng đài OxyMap tặng ‘hơi thở’ cho bệnh nhân Covid-19
2.580 bình ô xy miễn phí đang có mặt ở 8 quận huyện, sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 đang cách ly tại nhà trong thời gian chờ được xử lý y tế.
Đây là hoạt động phi lợi nhuận của một nhóm tình nguyện tại TP.HCM.
Bình ô xy được nhóm tình nguyện vận chuyển đến một trạm y tế. Ảnh NVCC
Tổng đài OxyMap là một hoạt động phi lợi nhuận của các cá nhân tình nguyện tại TP.HCM với mục tiêu phát triển hệ thống cung cấp bình ô xy khẩn cấp miễn phí cho bệnh nhân Covid-19 đang cách ly tại nhà trong thời gian chờ được xử lý y tế.
Video đang HOT
Anh Lê Hải Bình (trái) từng làm ATM gạo thông minh. Ảnh NVCC
Anh Lê Hải Bình, nhà sáng lập Công ty cổ phần AXYS (số 12 đường Núi Thành, Q.Tân Bình, TP.HCM), chủ nhân của ý tưởng máy ATM gạo thông minh từng phát hàng trăm tấn gạo cho bà con nghèo mùa dịch, tiếp tục là người thực hiện ý tưởng về tổng đài OxyMap này.
Anh Bình cho biết: “Sau khi biết chúng tôi triển khai Tổng đài OxyMap, dùng công nghệ để tiếp tục làm việc thiện nguyện một cách rõ ràng, minh bạch, thông minh và hiệu quả, doanh nghiệp BIM Group ở Hà Nội đã hỗ trợ 3.000 bình ô xy trị giá khoảng 5 tỉ đồng. Bên cạnh đó, có rất nhiều nhà hảo tâm cũng đã đóng góp để cùng chúng tôi tặng ô xy cho người bệnh”.
Thêm một “trạm” ô xy khác. Ảnh NVCC
Sau 7 ngày triển khai, OxyMap đã đặt 76 trạm phủ tại tất các các phường của quận 5, 6, 8, Bình Tân, Bình Chánh và trạm trung tâm cho quận Gò Vấp, Q.12, Bình Thạnh, Phú Nhuận. Được biết, tổng đài này sử dụng công nghệ và phối hợp với y tế địa phương để điều phối hoạt động. Mỗi bình được gắn một mã QRCode định danh riêng. Khi cho mượn bình, thu hồi bình…, nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên tại trạm chỉ thực hiện thao tác quét QRCode rất đơn giản. Các bình ô xy sẽ được cập nhật trạng thái thời gian và đồng bộ lên máy chủ.
Hàng ngàn bình ô xy sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân Covid-19. Ảnh NVCC
Nhờ cách đó, trung tâm sẽ biết được từng khu vực số lượng bình ô xy đang hoạt động thế nào và sẽ có đội phản ứng nhanh đi đổi bình mới thay thế các bình đã hết khí một cách kịp thời. Theo anh Hải Bình, cách này làm tăng hiệu quả quay vòng của số bình ô xy, tránh lãng phí bình ô xy cũng như thời gian, công sức vận hành.
“Hiện tại, OxyMap đang có sẵn hơn 2.580 bình ô xy, dung tích mỗi bình từ 9-20 lít. Tất cả các bệnh nhân có hội chứng liên quan đến hô hấp và cần được hỗ trợ hô hấp cần ô xy nhưng chưa được đáp ứng đều có thể gọi tổng đài (028 7777 7788) để được giúp đỡ. Trong đó, F0 do mắc phải Covid-19 đang điều trị tại nhà trở nặng là một trong những đối tượng ưu tiên đặc biệt”, anh Hải Bình thông tin thêm.
20 ca COVID-19 nguy kịch
Việt Nam hiện có 61 ca COVID-19 tiên lượng nặng, 69 ca phải thở oxy gọng kính, 7 ca thở máy không xâm nhập và 20 trường hợp nguy kịch.
Theo báo cáo của Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, tính tới sáng 24/5, Việt Nam đang điều trị cho 2.258 bệnh nhân COVID-19. Trong đó, 1.439 ca không có triệu chứng (63,6%) và 667 bệnh nhân (29,5%) có triệu chứng lâm sàng nhẹ.
Trong các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị thì 61 ca tiên lượng nặng, 69 ca phải thở oxy gọng kính, 7 người thở máy không xâm nhập và 20 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
Trước đó, ngày 21/4, tại buổi hội chẩn cho các bệnh nhân COVID-19 nặng, phó giáo sư, tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, số lượng bệnh nhân COVID-19 nặng trong đợt dịch lần này tại nước ta khá cao.
Còn theo giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Gia Bình, Tổ trưởng Tổ hội chẩn bệnh nhân nặng, nhiều bệnh nhân không mắc COVID-19 tình trạng bệnh tật đã rất nặng, tiên lượng tử vong cao. Nhiều bệnh nhân dù còn trẻ, không mắc tiền sử bệnh lý nền nhưng vẫn chuyển biến nặng. Do đó việc điều trị đối với những bệnh nhân này thực sự là hành trình khó khăn.
Sáng và trưa 24/5, Bộ Y tế công bố thêm 91 ca mắc COVID-19 mới. Hiện Việt Nam chữa khỏi cho 2.721 ca bệnh. Trong số những trường hợp mắc bệnh đang điều trị tại nước ta có 56 người kết quả âm tính lần 1. Ngoài ra, 31 người âm tính lần 2 và 31 bệnh nhân âm tính lần 3 với SARS-CoV-2. Số ca tử vong vì COVID-19 ở nước ta đến nay là 43 người.
Ca Covid-19 từ Hà Nội về Thanh Hóa đi ăn lẩu, có ho và nôn ra máu Một trong 2 bệnh nhân Covid-19 mới ghi nhận tại Thanh Hóa sau khi từ Hà Nội về đã đi ăn lẩu với bạn và có ho rồi nôn ra máu. Chiều 22/5, Thanh Hóa ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19 tại huyện Thiệu Hóa và Ngọc Lặc. Trong đó, bệnh nhân N.Q.K. (SN 1996), có địa chỉ tại Đội 7, thôn...