Tống đại gia vào Viện tâm thần để chiếm đoạt tài sản: Chuyện thật như đùa
Vụ nhóm người xông vào trụ sở Cty Hoàng Gia bắt trói anh Võ Minh Tuấn rồi tống vào bệnh viện tâm thần, những người này khi được hỏi đều không biết mình vi phạm pháp luật.
Anh Tuấn về quê nuôi chim công, chờ pháp luật giải quyết vụ việc.
Công an ở TPHCM đi Long An “bắt người”
Đại úy Võ Minh Hiền (Công an phường 9, quận 5, TPHCM) – người chỉ huy nhóm người bắt trói anh Tuấn bằng dây điện và bịt miệng bằng băng keo – cho biết, ngày 17/10/2013, ông được Công an huyện Đức Hòa mời đến làm việc.
Ông Hiền rủ thêm thượng sĩ Phan Minh Cử – Cảnh sát giao thông Công an quận 6, TPHCM và vài dân phòng đi xe ô tô 7 chỗ về Long An. “Tôi được ông Võ Văn Châu là ba của Tuấn nhờ bắt Tuấn đưa đi trị bệnh. Ông Châu nói Tuấn quậy dữ lắm, không đưa vào bệnh viện là không xong. Do sợ Tuấn chống cự nên chúng tôi phải trói lại, đưa đi bằng xe. Còn việc sau đó Tuấn đi giám định, rồi được xác định là không mắc bệnh tâm thần thì tôi không biết” – ông Hiền nói.
Cũng theo lời ông Hiền, các dân phòng tham gia bắt người hiện đã chuyển sang công việc khác. Khi làm việc với Điều tra viên Trần Văn Sơn – Cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Hòa, ông Sơn có hỏi về các dân phòng nhưng cũng không thấy mời làm việc.
“Công an Đức Hòa chỉ mời tôi có một lần rồi thôi. Tôi bắt Tuấn với tư cách gia đình, được ông Châu nhờ, nếu không, pháp luật đã xử lý tôi rồi” – ông Hiền nói.
Nhận xét về hành vi bắt trói anh Tuấn rồi cưỡng bức đưa vào bệnh viện tâm thần, luật sư Võ Đức Toàn – Đoàn Luật sư TPHCM – nói: “Hành vi của họ có dấu hiệu của tội “bắt giữ người trái pháp luật” quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự. Cần lưu ý, anh Tuấn hoàn toàn khỏe mạnh và sau khi anh bị bắt giữ trái pháp luật, tài sản của anh bị chiếm đoạt thì vụ việc không đơn giản. Nếu Công an huyện Đức Hòa cho rằng là án dân sự rồi chuyển qua tòa thì anh Tuấn có thể khiếu nại. Đối với tòa, nếu thấy có dấu hiệu hình sự thì phải trả hồ sơ về cơ quan điều tra để làm rõ”.
Không nghe, không biết, không trả lời
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Dành – người đã giả mạo chữ ký của anh Tuấn để chuyển tài sản từ tên anh Tuấn qua bà Bùi Thị Kim Hoa – cho biết: “Thời điểm anh Tuấn là Quyền giám đốc thay ông Võ Văn Châu điều hành Công ty, thì ông Châu đang bị bệnh nặng, lúc nhớ lúc quên. Sau khi anh Tuấn bị đưa vào bệnh viện tâm thần, bà Hoa với tư cách là vợ ông Châu đã tiếp quản Cty. Bà kêu tôi lên, nói nếu tôi không giả chữ ký của anh Tuấn vào mớ hồ sơ, thì bà sẽ cho tôi nghỉ việc. Lúc đó, gia cảnh tôi quá khó khăn, nên tôi làm theo lời bà Hoa. Hồ sơ tặng tài sản với chữ ký giả mạo đã được Chủ tịch UBND xã Mỹ Hạnh Nam Huỳnh Văn Hạnh chứng thực”.
Cũng theo ông Dành, khi thấy tình cảnh khốn khổ của anh Tuấn, ông đã khai nhận toàn bộ sự việc tại Công an huyện Đức Hòa. “Tuy nhiên, anh Sơn (điều tra viên Trần Văn Sơn – PV) cũng chỉ làm việc với tôi vài lần, rồi không thấy nói gì nữa”.
Ngoài ra, Phòng Công chứng Minh Thư (khu vực 3, thị trấn Đức Hòa) cũng tiếp tay giúp bà Hoa chứng thực cho chữ ký giả. Theo đó, ngày 4.1.2010, công chứng viên Nguyễn Văn Chiến đã chứng thực hợp đồng tặng cho từ ông Châu qua bà Hoa. Các chữ ký giả mạo được chứng thực từ xã đến phòng công chứng sau đó đều được giám định và kết luận là giả, nhưng không ai bị xử lý.
Trước những vấn đề bất thường xung quanh vụ việc này, PV cố gắng liên hệ các cơ quan tố tụng để có thông tin, nhưng không được hợp tác. Cụ thể, sau khi Công an huyện Đức Hòa từ chối tiếp xúc, Thiếu tướng Phan Chí Thanh – Giám đốc Công an tỉnh Long An – đã hướng dẫn PV về huyện gặp Viện Kiểm sát.
“Hồ sơ công an làm kỹ lắm, không thể có sơ suất. Công an làm còn có Viện KSND huyện Đức Hòa giám sát, nên Viện sẽ trả lời” – Thiếu tướng Thanh nói.
Chiều 28/10, PV đến Viện KSND huyện Đức Hòa trao đổi thông tin. Ông Phạm Văn Vừa – Phó Viện trưởng Viện KSND huyện Đức Hòa – nói: “Tôi phụ trách án dân sự. Nếu TAND huyện thụ lý thì phải gửi thông báo sang để tôi giám sát. Nhưng vụ này tôi không thấy. Đề nghị nhà báo liên hệ với tòa án”.
Ngay sau đó, PV đến TAND huyện Đức Hòa, bà Trần Thị Đẹt – cán bộ tòa án – cho biết: “Chị Trần Thị Kim Thảnh – Chánh án, yêu cầu anh viết trình bày ra giấy rồi nộp ở tòa. Khi nào chúng tôi gọi thì anh hãy tới, để chúng tôi cung cấp thông tin”.
Nguồn Laodong.com.vn
Ngày công bố điểm thi, ngày nhập viện tâm thần?
Ngày công bố điểm trúng tuyển chính thức vào ĐH-CĐ 2014 đã cận kề, nhiều phụ huynh lo lắng: liệu con em mình có bị áp lực vô hình nào đang đè nén không?
Quá nhiều áp lực khiến trẻ em bị rối loạn tâm thần khi tuổi còn rất nhỏ. Ảnh minh họa
Trước thông tin thí sinh Phạm Đức Tr. (ngụ Lâm Đồng) vì áp lực thi cử đã nhảy lầu tự tử vào ngày 25/6 và mới đây nhất, vào ngày 2/8, thí sinh Nguyễn Tấn T. (ngụ Quảng Ngãi) vì không trúng tuyển đại học nên đã mua bốn lít xăng tẩm lên mình tự thiêu..., các bậc phụ huynh bàng hoàng, xót xa.
Bác sĩ Trần Duy Tâm, Trưởng phòng Kế hoạch Bệnh viện Tâm Thần TP.HCM cho biết: Thế hệ trẻ ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực và thách thức từ xã hội, cuộc sống, môi trường gia đình...; trong đó, rất nhiều yếu tố tác động tới khả năng giải quyết những thách thức này, cũng như duy trì được sự khỏe mạnh về tâm thần.
Khi có vấn đề trong cuộc sống, bản thân mỗi chúng ta sẽ có một phản xạ. Tuy nhiên, với những người có bản lĩnh, có suy nghĩ thấu đáo thì tuy buồn đó, nhưng họ cũng vượt qua được. Còn với một số ít thì sẽ có những rối loạn thích ứng; nhất là các em nhỏ, chưa đủ sức khỏe cũng như kinh nghiệm để có những suy nghĩ tích cực nên có những hành động bất chấp hậu quả.
* Đã có cuộc nghiên cứu nào về vấn đề này chưa, thưa bác sĩ?
- Theo y văn Hoa Kỳ, có từ 5-20% dân số khi gặp hoàn cảnh gây stress sẽ có các biểu hiện rối loạn thích ứng. Tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát gần đây của Bộ Y tế, có đến 19,46% học sinh trong độ tuổi 10-16 gặp trục trặc về sức khỏe tâm thần. Trong số các trường hợp tự tử, 10% ở độ tuổi 10-17.
Một kết quả của Trung tâm Phòng chống khủng hoảng tâm lý (PCP) đăng tải trên báo chí về kết quả nghiên cứu tự tử tại Việt Nam cũng cho thấy, có tới 25,4% người được hỏi có ý định tự tử. 15,6% người từng có kế hoạch tự tử và 4,2% người đã thực hiện hành vi này.
Còn theo báo cáo chuyên đề sức khỏe tâm thần vị thành niên và thanh niên Việt Nam của Trường đại học Y tế công cộng năm 2010 cho thấy, 4,1% (409/10.044 em) nghĩ đến chuyện tự tử và 25% số này tìm cách kết thúc cuộc sống. Đáng lưu ý là tỷ lệ nữ giới nghĩ đến chuyện tự tử cao gấp hai lần nam giới. Tỷ lệ ở thành thị cao hơn nông thôn. Có tới 7,5% em tự gây thương tích nhằm tìm kiếm giải pháp thoát khỏi cảm xúc đau đớn và tâm lý căng thẳng.
Hàng năm, nhất là vào mùa tuyển sinh, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM tiếp nhận khá nhiều trường hợp thí sinh bị sang chấn tâm lý trong quá trình học hành, thi cử. Có những trẻ thì bị trầm cảm, có trẻ thì bị rơi vào trạng thái lo âu, nhưng có những trẻ thì vừa bị lo âu vừa bị stress.
* Căng thẳng trong học hành, thi cử, áp lực thành công có phải nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn thích ứng, tự tử?
- Không phải trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần hoàn toàn là do học hành thi cử mà thực tế còn có nhiều yếu tố phức tạp liên quan. Có những trường hợp bản thân những đứa trẻ đã mắc bệnh rồi và khi gặp yếu tố nguy cơ thì bệnh mới bột phát.
Các nguyên nhân, hoàn cảnh khiến trẻ thường bị sang chấn tâm lý là khi trẻ gặp phải những vấn đề về gia đình, tình cảm như bố mẹ ly hôn, bố mẹ - người lớn trách mắng, bạn trai/gái đòi chia tay, hay thi rớt đại học...
Nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần cũng đang nổi lên trong nhóm học sinh nói riêng và vị thành niên, thanh niên nói chung như: buồn chán, trầm cảm, có suy nghĩ và dự định tự tử.
* Biểu hiện của trẻ khi có vấn đề về sức khỏe tâm thần nói chung và khi trẻ có ý định tự tử như thế nào thưa bác sĩ? Khi trẻ như vậy thì người thân cần làm gì?
- Khi gặp biến cố, trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần thường có những biểu hiện khác lạ so với sinh hoạt thường ngày như: thu mình lại, bỏ ăn, bỏ vui chơi, không nghe điện thoại, bỏ chương trình yêu thích, mất ngủ, sức khỏe giảm sút, ánh mắt đờ đẫn, sụt cân, nhức đầu, ngồi thừ ra không nói hoặc nói những câu rất tiêu cực; có những đứa trẻ hoảng loạn, có em bỏ nhà đi, có em thì tự tử.
Xác định rõ các yếu tố này giúp chúng ta xây dựng được các giải pháp can thiệp thích hợp để cải thiện vấn đề sức khỏe tâm thần cho các em. Khi trẻ gặp những biến cố, chúng ta nên lưu ý xem phản ứng từ các em như thế nào, để nếu cần thì đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra sức khỏe.
Từ đó, sẽ có những giải pháp như tư vấn, động viên, giải thích cho trẻ hiểu; nâng cao thái độ lạc quan, giảm bớt lo âu cho trẻ. Thậm chí có những trường hợp có thể phải dùng thuốc hỗ trợ. Về lâu dài, gia đình, xã hội cần xây dựng cho trẻ một cuộc sống tinh thần lành mạnh, lạc quan.
Dạy trẻ lối tư duy tích cực, thắng không kiêu, bại không nản, cho trẻ tập luyện thể thao, biết chia sẻ... Chúng ta phải chắp cánh cho những hoài bão ước mơ của trẻ chứ đừng biến nó thành áp lực.
Theo PNO