Tổng cục Đường bộ yêu cầu xả trạm thu phí để tránh bão
Các trạm BOT dọc các tỉnh miền Trung được yêu cầu xả trạm phục vụ di dân, các phương tiện đi tránh bão số 10.
Các trạm thu phí trên quốc lộ qua các tỉnh có ảnh hưởng bão số 10 sẽ phải xả để phục vụ di dân, tránh bão khi cần thiết. ảnh minh họa: Bá Đô
Tổng cục đường bộ Việt Nam vừa gửi công điện khẩn tới các đơn vị trực thuộc về việc xả trạm thu phí đường bộ phục vụ công tác ứng phó bão số 10.
Cụ thể, Tổng cục yêu cầu Thanh tra đường bộ phối hợp với chính quyền địa phương và nhà đầu tư dự án BOT đường bộ xả trạm thu phí khi có mưa to gió lớn để phục vụ di dân, các phương tiện đi tránh bão…
Trường hợp phương tiện, đặc biệt là hành khách buộc phải dừng ở các trạm thu phí tránh bão, Tổng cục đề nghị nhà đầu tư hỗ trợ bảo đảm an toàn.
Tại cảng Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị), lực lượng chống bão phải cúi rạp người vì gió mạnh. Ảnh: Hoàng Táo
Hàng chục chuyến bay bị hủy
Vietnam Airlines thông báo hủy 12 chuyến bay chặng Hà Nội đi TP HCM, Vinh, Đồng Hới, Thanh Hóa và ngược lại. Các sân bay Đà Nẵng, Huế sẽ được khai thác lại sau 14h ngày 15/9.
Tại các sân bay Đồng Hới (Quảng Bình), Vinh (Nghệ An), Thọ Xuân (Thanh Hóa), Vietnam Airlines sẽ tiếp tục không khai thác đến hết ngày 15/9.
Video đang HOT
Hãng Vietjet Air cũng đã huỷ 21 chuyến bay trong hai ngày 14-15/9 đến các tỉnh này.
Theo các hãng hãng không, việc ảnh hưởng của cơn bão khiến phải hủy chuyến dây chuyền các chuyến bay là đặc thù của vận tải hàng không. Đại diện các hãng này cũng nhấn mạnh, “việc hủy chuyến có thiệt hại không nhỏ nhưng an toàn của hành khách vẫn phải được đặt lên hàng đầu”.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn duy trì việc tổ chức chạy tàu, tuy nhiên ngành khuyến cáo các đoàn tàu có hành trình đi qua khu vực bão đổ bộ cần cân nhắc dừng hoặc chuyển tải dọc đường.
Nếu hành khách tiếp tục đi tàu thì các đoàn tàu có thể phải dừng tại ga Vinh (các tàu SE7, SE5, SE9) và ga Huế (các tàu SE2, SE4, SE6, SE8, SE10, SE20) là ga cuối cùng để tránh vào tâm bão và chạy lại khi điều kiện cho phép. Thời gian dừng tránh bão, hành khách sẽ được phát suất ăn và nước uống miễn phí.
Nếu hành khách không tiếp tục hành trình, ngành đường sắt sẽ hoàn lại nguyên tiền vé cho hành khách.
Được hình thành từ áp thấp nhiệt đới ở phía đông Philippines, Doksuri đã vượt qua quần đảo này, vào biển Đông sáng 13/9 với sức gió mạnh nhất 75 km/h (cấp 8). Là cơn bão trẻ, không gặp cản trở lớn, bão tăng cấp rất nhanh.
Đến sớm 14/9, bão tăng thành cấp 10 và tối cùng ngày mạnh cấp 12 (133 km/h). Đây là cơn bão mạnh nhất từ năm 2014 đến nay, cấp độ rủi ro thiên tai 4, có thể làm đổ nhà cửa, cây cối, cột điện, vỡ đê không kiên cố…
10h ngày 15/9, bão bắt đầu đi vào hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình với sức gió cấp 11-12, giật tung nhiều mái nhà, kéo đổ hàng loạt cây xanh.
Bá Đô
Theo VNE
Bão số 10 đã gây mưa lớn, gió giật mạnh tại Nghệ An - Hà Tĩnh
Vào khoảng 6 giờ sáng nay, bão số 10 đã ảnh hưởng đến Hà Tĩnh với gió bão giật từng đợt và mạnh lên khoảng cấp 7, cấp 8 kèm mưa lớn. Tỉnh Nghệ An đang hối hả sơ tán gần 15.000 người dân tránh bão
Sóng biển dâng lên dữ dội tại vùng biển Cửa Lò (Nghệ An). ẢNH KHÁNH HOAN
Tại Hà Tĩnh, do lượng mưa lớn nên một số tuyến đường ở thành phố Hà Tĩnh như Lê Duẩn và Hải Thượng Lãn Ông bị ngập sâu từ 3 - 5 cm. Các phương tiện lưu thông qua đây rất khó khăn. Gió lớn cũng quật ngã nhiều tấm biển quảng cáo trong trung tâm thành phố, một số miếng tôn lợp mái cũng bị văng xuống đường.
Từ sáng sớm, một số người dân thành phố đã đi chợ sớm để mua đồ ăn sáng và một số thực phẩm khác. Hầu hết các hàng quán và nhà dân trên địa bàn đều đóng cửa kín, sẵn sàng ứng phó với cơn bão.
Thông tin từ Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh cho biết, từ tối qua (14.9), có khoảng 600 hộ dân ở xóm Hải Phong, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, đã sơ tán tránh bão tại trụ sở khu kinh tế, trụ sở công an, cảng vụ... và được các đơn vị này hỗ trợ ăn ở.
Trao đổi với Thanh Niên lúc 7 giờ sáng nay (15.9), ông Bùi Quang Hoàn, Chủ tịch UbND huyện Kỳ Anh, cho biết tính đến thời điểm hiện tại, địa phương này đã di dời hơn 1.630 hộ với gần 3.000 người ở các xã ven biển như xã Kỳ Xuân, Kỳ Thọ, Hải Châu... "Hiện nay, tại Kỳ Anh đang có gió rất to, nhiều nhà dân trên địa bàn bị gió làm hư hỏng mái tôn. Ở xã Kỳ Thượng có 1 nhà dân bị tốc mái", ông Hoàn nói.
Trong sáng nay, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành lệnh cấm biển từ sáng sớm. Các lực lượng đang được huy động sẵn sàng ứng phó với vơn bão
Tại Nghệ An, vào Khoảng 7 giờ 30 sáng nay (15.9), gió bão đang mạnh dần lên kèm theo mưa to. Tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) gió lớn khiến nhiều cây xanh bị nghiêng ngả, nhiều mái tôn bị giật văng xuống đường. Nước biển dâng cao dữ dội, tràn vào các hàng quán ven biển.
Ngay từ sáng sớm, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An đã ra lệnh cho chính quyền 15 xã, phường của 5 huyện, thị xã trên địa bàn phải di dời, sơ tán 3.183 hộ dân với 14.428 người đến nơi an toàn. Công tác di dời phải hoàn thành trước 8 giờ 30 sáng cùng ngày.
Dưới đây là những hình ảnh đầu tiên từ Hà Tĩnh, Nghệ An nơi được dự báo là tâm bão số 10 do phóng viên Thanh Niên gửi về:
Một số biển quảng cáo của hàng quán trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh bị xô đổ. ẢNH PHẠM ĐỨC
Miếng tôn lợp mái nhà dân ở thành phố Hà Tĩnh bị văng xuống đường. ẢNH PHẠM ĐỨC
Đường Lê Duẩn ở thành phố Hà Tĩnh cũng bị ngập nhiều đoạn khiến các phương tiện lưu thông khó khăn. ẢNH PHẠM ĐỨC
Đường Hải Thượng Lãn Ông ở thành phố Hà Tĩnh bị ngập. ẢNH PHẠM ĐỨC
Tại Cửa Lò (Nghệ An), gió đã rít mạnh, nước biển dâng cao, tràn lên dãy hàng quán ven biển. ẢNH KHÁNH HOAN
Khánh Hoan - Phạm Đức
Theo Thanhnien
Người miền Trung xa quê mất ngủ ngóng tin bão Không thể cùng gia đình chống bão, những người con xa quê hướng về miền Trung với tâm trạng thấp thỏm, lo âu. Nửa đêm trước ngày bão Doksuri đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung, anh Bùi Nam (quê Nghệ An, hiện công tác Đà Nẵng) nhìn thấy tài khoản Facebook của cô giáo cũ đang hoạt động. Đang lo...