Tổng Cục đường bộ Việt Nam có “vu khống” công an Hòa Bình?
Tố “CSGT Hòa Bình có dẫn xe quá tải né trạm cân” nhưng lại không có chứng cứ chứng minh, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có nguy cơ bị cáo buộc tội vu khống, làm ảnh hưởng đến hình ảnh người chiến sỹ công an nhân dân?
Báo cáo không cần bằng chứng?
Như PLVN đã đưa tin trong bài viết Cảnh sát giao thông tỉnh Hòa Bình “tiếp tay” cho xe quá tải? , phản ánh việc Đoàn kiểm tra của Tổng Cục đường bộ Việt Nam đã phát hiện dấu hiệu tiêu cực trong việc xử lý xe ô tô quá tải trên Quốc lộ 6 – Hòa Bình. Đặc biệt, Đoàn công tác phát hiện một số cán bộ CSGT tỉnh Hòa Bình dẫn xe quá tải quay đầu chạy ngược về hướng Sơn La và vào những chỗ khuất để ẩn náu, tránh lực lượng chức năng.
Sau phát hiện trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã gửi báo cáo lên Bộ Giao thông vận tải phản ánh vấn đề này trong công văn báo cáo số 4839/TCĐBVN-ATGT ngày 19/9 .
Điều đáng nói là khi được hỏi về những chứng cứ cho báo cáo trên, đơn vị ban hành công văn lại không thể đáp ứng. Ông Nguyễn Văn Huyện (Tổng Cục trưởng Tổng Cục đường bộ) cho biết, nội dung báo cáo vừa qua chỉ là nhận xét của đoàn công tác. Cũng theo ông Huyện, Tổng Cục hoàn toàn công khai rằng không có bằng chứng. Tổng Cục chỉ đưa ra đánh giá.
Ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng Cục trưởng Tổng Cục đường bộ.
Thiếu tướng Bùi Đức Sòn – Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình – cho biết, theo điều tra ban đầu, không có chuyện CSGT dẫn xe quá tải chạy trốn. Lãnh đạo tỉnh sẽ tiến hành một cuộc họp bàn nghiêm túc để giải quyết sự việc này một cách cụ thể, nhưng trước hết, chúng tôi đề nghị Tổng Cục đường bộ xem xét lại các nội dung trong báo cáo. Nếu thông tin Tổng Cục đưa ra chưa chính xác, Công an tỉnh sẽ đề nghị sửa đổi để tránh dư luận hiểu nhầm. Mặt khác, hướng giải quyết tiếp theo sẽ chờ ý kiến của lãnh đạo Bộ Công an cũng như phản hồi bên Bộ GTVT.
Công an tỉnh Hòa Bình cho biết sẽ tổ chức cuộc họp cùng với Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội (Tổng Cục 7 – Bộ Công an) và các cơ quan có trách nhiệm thuộc Bộ để xử lý thông tin trong báo cáo của Tổng Cục đường bộ Việt Nam. Lãnh đạo Bộ Công an cũng đang chỉ đạo và theo dõi rất sát về kết quả giải quyết vụ việc này.
Công văn có dấu hiệu vụ không?
Video đang HOT
Để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, PV PLVN đã có cuộc trao đổi với luật sư Hà Huy Phong (Giám đốc Công ty luật Inteco – Hà Nội). Luật sư Phong đánh giá, đây là báo cáo của một cơ quan, mang tính tập thể chứ không của cá nhân nào nên khó quy trách nhiệm cá nhân.
Tuy nhiên ông Phong cho rằng, tạm bỏ qua chủ thể báo cáo, nếu Tổng cục Đường bộ không đưa ra được bằng chứng, có thể coi đó là hành vi vu khống. “CSGT là lực lượng thực thi công vụ. Việc đánh giá có hành vi trái pháp luật khiến họ bị hạ thấp uy tín, ảnh hưởng đến hình ảnh người chiến sỹ CAND.” – ông Phong nói.
Văn bản ký ngày 25/9 của Tổng Cục đường bộ.
Báo cáo số 4839/TCĐBVN-ATGT ngày 19/9 của Tổng cục đường bộ phản ánh có hiện tượng CSGT dẫn đường cho xe tải né trạm cân.
Vị luật sư này cũng cho biết, báo cáo của Tổng Cục đường bộ còn thể hiện trình độ thực thi công vụ của công chức Nhà nước. Khi báo cáo lên cấp trên về một vấn đề, có thể ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác. Người báo cáo phải có bằng chứng cụ thể, rõ ràng. Đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện trao đổi bằng miệng giữa các cá nhân với nhau mà là văn bản chính thức của một cơ quan nhà nước. Nội dung đó gây ảnh hưởng tiêu cực đối với dư luận rất lớn.
“Báo cáo của Tổng Cục đường bộ hơi tùy tiện, chủ quan.” – ông Phong nhận xét.
Theo ông Phong, nếu không đưa ra được bằng chứng, Tổng Cục đường bộ nên đính chính lại thông tin này. Mặt khác, về phía Công an tỉnh Hòa Bình, nếu khẳng định không có hiện tượng tiêu cực như trong báo cáo, họ có quyền gửi công văn yêu cầu Tổng cục Đường Bộ đính chính, thậm chí xin lỗi công khai.
Theo luật sư Phong, Công an Hòa Bình cần điều tra cặn kẽ xem Tổng cục Đường Bộ có cơ sở gì khi đưa ra nhận định như vậy. Sau đó, Công an Hòa Bình cũng như Bộ Công an nên có thông tin công khai và thái độ dứt khoát về việc này để dư luận hiểu rõ về sự việc. Qua đó người dân càng thấy tin tưởng, tâm phục khẩu phục về cách làm việc của các cơ quan nhà nước.
Một cán bộ của Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp cũng nhận xét: Báo cáo của Tổng Cục đường bộ là một văn bản chính thức của cơ quan Nhà nước, có chữ ký, con dấu đầy đủ. Nếu không đúng, phải xem xét trách nhiệm đối với người đưa ra nội dung trong báo cáo. Một cơ quan ban hành văn bản không thể tùy tiện đưa nội dung nào vào cũng được. Đưa nội dung là phải có cơ sở. Theo nguyên tắc chế độ thông tin báo cáo, người nào đóng dấu, ký xác nhận giấy trắng, mực đen, người đó phải chịu trách nhiệm về nội dung. Đưa ra đánh giá trên giấy rồi cũng không thể tùy tiện rút lại.
Tuy nhiên, cần xem xét cụ thể lời lẽ trong báo cáo. Nếu thông tin đưa ra chỉ là “nghi ngờ”, có thể không vấn đề gì. Nếu lời lẽ khẳng định mà thông tin không chính xác, người báo cáo phải bị xem xét trách nhiệm và xử lý tùy mức độ.
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Máy chủ hộp đen đường bộ cho thấy hàng chục nghìn lượt xe vận tải vi phạm
Sau 1 tháng đưa máy chủ vào hoạt động, Trung tâm giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) đã "soi" được hơn 12.700 phương tiện vi phạm về tốc độ, chiếm tỷ lệ 31,2%...
Như VnMedia đã đưa tin, trước ngày 1/7/2012 là hạn chót cho các phương tiện thuộc diện quản lý phải lắp hộp đen giám sát hành trình (GPRS). Việc lắp hộp đen nhằm giúp doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước quản lý tốt hơn hoạt động của các lái xe chạy trên đường, giảm tai nạn giao thông.
Theo thống kê, sau gần 2 năm tích cực vận động các doanh nghiệp lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, hiện toàn quốc đã có gần 50.000 phương tiện trong diện bắt buộc đã lắp đặt thiết bị hộp đen và chính thức chịu sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.
Để sử dụng tốt hơn thiết bị giám sát hành trình này, theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, từ ngày 1/3 vừa qua, dữ liệu của toàn bộ hộp đen do các đơn vị vận tải lắp đặt trên các phương tiện bao gồm toàn bộ các ôtô chở khách chạy tuyến cố định, xe chở khách theo hợp đồng, xe du lịch, xe buýt, xe chở container đều phải truyền liên tục về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để đơn vị này giám sát, quản lý. Tuy nhiên, hiện còn 8.000 phương tiện chưa truyền tín hiệu hộp đen về cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý.
Sau 1 tháng đưa máy chủ vào hoạt động, ngày 7/4, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, hệ thống này đã "soi" được hơn 12.700 phương tiện vi phạm về tốc độ (chiếm tỷ lệ 31,2%), với tổng số lần vi phạm lên tới 506.111 lần trong tổng số phương tiện bắt buộc phải truyền thông tin từ dữ liệu hộp đen về đơn vị này.
Đoàn kiểm tra Thanh tra Bộ Giao thông vận tải kiểm tra tình hình lắp hộp đen tại TPHCM. Ảnh: Vạn Xuân
Đáng chú ý, 10 địa phương có số lần vi phạm tốc độ nhiều nhất lần lượt là Thành phố Hồ Chí Minh (xấp xỉ 221.954 lần), Hà Nội (trên 37.000 lần), Đà Nẵng (trên 24.600 lần), Bình Thuận (gần 17.000 lần ), Lâm Đồng (trên 14.000 lần), Bình Dương (gần 13.000 lần), Vĩnh Long (gần 11.000 lần), Bà Rịa-Vũng Tàu (gần 10.000 lần), Đồng Nai (gần 10.000 lần), Trà Vinh (gần 9.000 lần).
Đặc biệt qua giám sát thiết bị giám sát hành trình, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phát hiện hơn 8.300 lần lái xe vi phạm chạy liên tục quá 4 giờ; trong đó 10 địa phương có số lượng vi phạm cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (1.729 lần), Hải Phòng (1010 lần), Hà Nội (690 lần), Đà Nẵng (322 lần), Gia Lai (316 lần), Bình Thuận (246 lần), Lâm Đồng (234 lần), Khánh Hòa (231 lần), Tiền Giang (211 lần), Hải Dương (207 lần).
Đặc biệt, có tới gần 2.300 lần vi phạm về thời gian làm việc của lái xe liên tục quá 10 giờ trong ngày, trong đó, địa phương có số lượng vi phạm cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (423 lần) và Hà Nội (293 lần).
Sẽ rút giấy phép tài xế vi phạm nhiều lần
Trước tình trạng trên, nhằm chấn chỉnh hoạt động của các phương tiện và đơn vị vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đã gửi số liệu vi phạm về các địa phương và đề nghị rút giấy phép lái xe với các trường hợp tài xế vi phạm nhiều lần, đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng, nhất là lực lượng công an tiến hành xử lý vi phạm thông qua dữ liệu trích xuất từ thiết bị giám sát hành trình để răn đe.
"Tổng cục đã yêu cầu Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố tiếp tục đôn đốc các đơn vị vận tải trên địa bàn thực hiện nghiêm việc truyền dữ liệu về trung tâm giám sát hành trình. Sau ngày 1/5, nếu đơn vị nào chưa thực hiện sẽ bị xử lý theo quy định," ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Theo đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện để tăng cường kiểm soát với các phương tiện chưa nằm trong diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, Bộ Giao thông vận tải đang chủ trì soạn thảo Nghị định mới thay thế Nghị định 91 và 93 về điều kiện kinh doanh vận tải, trong đó có quy định sẽ yêu cầu thêm các đối tượng ôtô phải lắp đặt thiết bị hộp đen như xe tải chở hàng từ 10 tấn trở lên.
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
Người đẹp chuyển giới Trâm Anh bị giam phòng nam hay nữ? Trước thông tin "hot girl chuyển giới Trâm Anh" bị cảnh sát bắt giữ, nhiều độc giả đặt câu hỏi Nguyễn Văn Hiếu, tức Trâm Anh sẽ bị giam phòng nam hay phòng nữ? Như Dân Việt đã thông tin, vừa qua công an quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội đang điều tra xử lý Nguyễn Văn Hiếu (tức, Trâm Anh, ngụ phường...