Tổng cục Đường bộ: Phải giữ ổn định, công khai học phí lái xe ô tô
Tổng Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các trung tâm đào tạo lái xe phải ổn định học phí lái xe ô tô tối thiểu trong 1 khóa học của năm 2020, đồng thời phải công khai cho người học biết trước khi ký hợp đồng đào tạo.
Liên quan tới vấn đề này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa có văn bản gửi Sở GTVT các địa phương, yêu cầu tăng cường hướng dẫn thực hiện Thông tư liên tịch số 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT tại Khoản 9 và Khoản 10 Điều 1 Thông tư 38/2019 sửa đổi, bổ sung Thông tư 12/2017 về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX).Gần đây, xuất hiện thông tin cho rằng học phí lái xe ô tô sẽ tăng 2-3 lần sau khi Thông tư 38 của Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) được ban hành và chính thức có hiệu lực.
Theo đó, chương trình đào tạo lái ô tô không thay đổi về tổng thời gian khóa đào tạo, chỉ bổ sung hình thức và nội dung giảng dạy lái xe trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và cabin học lái ô tô.
Lộ trình thực hiện các nội dung bổ sung trên được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 138/2018 về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái ô tô và dịch vụ sát hạch và Khoản 28 Điều 1 Thông tư 38.
Văn bản của Tổng cục nêu rõ: Sở GTVT các địa phương cần tuyên truyền để người dân hiểu nội dung đổi mới và lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo lái xe trong thời gian tới, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia các lớp học lái xe khi nhu cầu chưa thực sự cần thiết.
Video đang HOT
Mức thu học phí lái xe ô tô phải ổn định và công khai (Ảnh minh hoạ, nguồn: Thanh niên)
Tổng cục cũng yêu cầu Sở GTVT các địa phương chỉ đạo các cơ sở đào tạo lái xe thực hiện nghiêm Điều 2 quy định về xây dựng mức học phí đào tạo lái xe tại Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT giữa Bộ GTVT và Bộ Tài chính.
Theo thông tư này, các cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm về quyết định ban hành mức thu và quản lý học phí của đơn vị. Mức thu học phí phải căn cứ vào quy định về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn giáo viên và định mức tiêu hao nhiên liệu, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
Mức thu học phí của cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ phải xây dựng ổn định tối thiểu cho 1 khóa đào tạo (trừ trường hợp phải điều chỉnh do giá xăng, dầu quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Thông tư liên tịch số 72) và phải công khai cho người học biết trước khi ký hợp đồng đào tạo với người học.
Sở GTVT các địa phương phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý dạy nghề cùng cấp được giao kiểm tra và làm rõ việc điều chỉnh mức thu học phí đột biến, tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc xây dựng mức thu, quản lý thu, chi học phí và xử lý theo quy định nếu có dấu hiệu không đúng theo quy định.
Theo Thoidai
Nghiên cứu, bổ sung quy hoạch tuyến cao tốc nối Đắk Lắk - Khánh Hòa
Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp với địa phương để nghiên cứu, cập nhật bổ sung tuyến này vào quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2025, định hướng năm 2030 làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk gửi tới trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
Trước đó, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Đắk Lắk đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư nâng cấp Quốc lộ 26, Quốc lộ 27 lên quy mô đường cấp III miền núi; xem xét bổ sung quy hoạch tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột đi Nha Trang và sớm tiến hành đầu tư xây dựng giai đoạn 2021 - 2025.
Sau khi nghiên cứu, Bộ GTVT đồng ý sẽ nghiên cứu, bổ sung tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) - Nha Trang (Khánh Hòa) vào quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam. Đồng thời sẽ phối hợp với địa phương để nghiên cứu, cập nhật bổ sung tuyến này vào quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2025, định hướng năm 2030 làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Tuyến đường nối Đắk Lắk - Khánh Hòa hiện hữu rất quanh co, trắc trở, khiến việc lưu thông hàng hóa giữa 2 tỉnh mất nhiều thời gian (Ảnh: ST)
Cũng theo Bộ GTVT, việc nâng cấp tuyến Quốc lộ 26 qua địa bàn Đắk Lắk, Bộ đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Sở GTVT kiểm tra, rà soát hiện trạng, trong trường hợp cần thiết báo cáo Bộ xem xét bố trí kinh phí hỗ trợ công tác duy tu, sửa chữa bảo đảm an toàn giao thông. Đối với Quốc lộ 27, dự kiến sẽ đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Theo lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, nếu có tuyến đường thuận tiện nối Nha Trang - Buôn Ma Thuột thì tiềm năng kinh tế - xã hội của Đắk Lắk chắc chắn sẽ có chuyển biến hết sức tích cực, hàng hóa từ Đắk Lắk sẽ lưu thông về cảng biển dễ dàng, chưa kể đây sẽ là động lực để du lịch Đắk Lắk kết nối với Nha Trang.
Theo nghiên cứu phóng tuyến, sơ bộ tính toán, cao tốc Đắk Lắk - Khánh Hòa sẽ bắt đầu từ đường tránh phía Đông của TP. Buôn Ma Thuột xuống cao tốc Bắc - Nam ở Khánh Hòa. Tuyến đường dài 105km, có 3 hầm chui, hầm dài nhất khoảng 1,7km. Khi đi vào hoạt động, thời gian chạy xe nối hai thành phố chỉ hơn 1 giờ. Nếu xây dựng cao tốc 4 làn đường thì kinh phí khoảng 15.000 tỷ đồng; nếu xây dựng 6 làn xe thì khoảng 19.000 tỷ đồng.
VIÊN HỮU
Theo DNVN
Tiến độ phí không dừng: Ì ạch vì sợ minh bạch? Nếu doanh nghiệp, chủ đầu tư khẳng định mình công khai, minh bạch thì tại sao lại không kết hợp đẩy nhanh tiến độ triển khai phí không dừng? "Với Bộ Giao thông Vận tải thì lời hứa về thu phí không dừng phải xử lý dứt điểm". Đó là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc...