Tổng cục An ninh I phía Nam trao tặng hơn 118 triệu cho đồng bào miền Trung
Thông qua Báo Thanh Niên, Tổng cục An ninh I khu vực phía Nam đã gửi tặng hơn 118 triệu đồng và 200 phần quà (trị giá 60 triệu đồng) cho đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng của bão, lũ.
Đại diện Báo Thanh Niên nhận quà đóng góp giúp đỡ đồng bào miền Trung bị bão, lũ từ Tổng cục An ninh I phía Nam – Ảnh: Khả Hòa
Sáng 12.11, được sự ủy quyền của lãnh đạo Tổng cục An ninh 1 khu vực phía Nam, đại tá Nguyễn Quang Huy, Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy A79, Phó tổng cục Chính trị An ninh I, đã đến tòa soạn Báo Thanh Niên trao quà ủng hộ cho đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng của bão, lũ trong thời gian vừa qua.
Toàn bộ số quà ủng hộ này do đoàn viên, cán bộ, chiến sĩ của Tổng cục An ninh I phía Nam quyên góp, gồm hơn 118 triệu đồng và 200 phần quà (trị giá 60 triệu đồng).
Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên Nguyễn Ngọc Toàn đã gửi lời cảm ơn chân thành tới đoàn viên, cán bộ, chiến sĩ của Tổng cục An ninh 1 khu vực phía Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Toàn cho biết những phần quà của Tổng cục Anh ninh I phía Nam gửi tặng sẽ được chuyển đến văn phòng Báo Thanh Niên tại Đà Nẵng, sau đó trao tận tay cho đồng bào miền Trung, cụ thể là đồng bào ở tỉnh Quảng Bình, trong thời gian sớm nhất.
Theo TNO
Sài Gòn 'tả tơi' triều cường: 'Mắc' cũng phải ráng... 'nhịn'
Cứ đến giờ ngập nước là nhiều gia đình áp dụng "luật bất thành văn": không ai được đụng đến nhà vệ sinh. Cố "nhịn" cho đến khi nước rút. Nhưng nước ngập lâu quá, "nhịn" mãi đến bực mình...
Đường Hòa Bình, một trong những "rốn" ngập của thành phố
- Ảnh: TN
Câu chuyện này lại làm nhiều gia đình ở TP.HCM dở khóc dở cười vào rạng sáng 7.11, ngày mà triều cường và mưa lớn do ảnh hưởng từ áp thấp nhiệt đới cùng ập tới, biến Sài Gòn thành biển nước.
Ở lâu trong nước ngập, cũng quen rồi
Video đang HOT
Chưa kịp mừng vì áp thấp nhiệt đới không mạnh lên thành bão, người dân Sài Gòn lại méo mặt với trận ngập dữ dội vì triều cường. Nhưng có gì là ngạc nhiên đâu, khi bình thường chuyện đó vẫn xảy ra...
Trận mưa to nửa đêm về sáng do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, cộng với triều cường đã biến TP.HCM thành biển nước. Khắp các con hẻm, đường phố đều thấy nước, đặc biệt ở những "rốn ngập" lại càng lênh láng.
Tuy nhiên, người dân có vẻ không ngạc nhiên lắm trước tình cảnh này. Một tay cố vén quần cho thật cao, một tay cầm đôi dép lào, đi sát vào lề đường Hòa Bình (quận 11) để tránh nước, chị Phương chia sẻ nhanh với phóng viên: "Đêm qua đang ngủ nghe thấy tiếng mưa quất vào mái nhà là tôi biết mưa to lắm, nghĩ chắc sáng nay lại mệt mỏi với đường sá, y như rằng, giờ nước như sông. Người từ nơi khác vô tình đi qua đây có thể không biết chứ nhà nào quanh khu vực này chẳng chuẩn bị tinh thần rồi. Có phải chuyện ngày một ngày hai đâu, bao năm vẫn thế. Chúng tôi ở lâu trong nước ngập, cũng quen rồi...".
Không chỉ quen với ngập nước, người dân còn quen với cả hệ lụy mà nó đem lại:
xe tắt máy, té ngã, ướt người... - Ảnh: TN
Đang dở câu nói, chị vội buông cả hai tay đỡ cô gái chạy chiếc xe tay ga lỡ trớn ngã dúi xuống mặt nước sâu. Một vài bà con xung quanh giúp sức, than thở: "Cực ghê, một khúc đường mà không biết bao nhiêu người té. Sáng mới tội, có cả gia đình chở con đi học mà lạng quạng thế nào vợ chồng con cái ướt hết, nhìn đúng thảm".
Cám ơn mọi người xong, cô gái quấy quả hòa tiếp vào dòng người xe ầm ì chờ nhau qua. Có lẽ cô cũng không thể cứ thế đến chỗ làm được bởi người ướt hết và hôi mùi nước cống. Nhưng cũng như bao người, cô đang chịu cảnh "tiến thoái lưỡng nan", đi tiếp thì vừa ướt vừa kẹt đường, còn quay về cũng không xong vì đường ken đặc, ai cũng muốn nhanh nhanh "thoát nước".
Đường ngập, người đông, lưu thông chậm khiến thành phố ùn tắc khắp mọi nơi,
nhiều người lâm vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan" - Ảnh: Thanh Châu
Ở đoạn đường chỗ cầu Tân Hóa (quận 11), cảnh tượng cũng không khá gì hơn. Nhiều người quay ngược xe trở lại để tìm con đường "tươi sáng" hơn, bởi trước mặt là mênh mông biển nước. Chú Quang (quận Tân Phú), nhìn người qua kẻ lại, lắc đầu bảo với chúng tôi rằng đường này "không mưa nó còn ngập, huống gì từ đêm đến giờ cứ mưa ào ạt. Xe ô tô đi ngập đến sàn xe, còn chết máy nữa là xe honda".
Bác Hoa, nghe thấy, cũng cười đùa góp chuyện: "Chỉ có đi xe tăng mới không sợ nhỉ. Ở riết thì quen thôi, người lớn vẫn phải đi làm, trẻ con vẫn phải đi học, có bỏ được buổi nào đâu. Mưa hay áp thấp như thế này thì ngập lâu hơn một tí, phải thích nghi chứ biết làm sao".
Ráng "nhịn"
Sài Gòn vào những ngày con nước, triều cường lên, nhiều người dần dần "ép" mình thích nghi với nước bẩn. Trận mưa to ảnh hưởng bởi áp thấp nhiệt đới rạng sáng 7.11 khiến thời gian ngập nước lâu hơn, nước dâng vào nhà cao hơn một chút, sinh ra khối chuyện dở khóc dở cười.
Trong căn phòng chật chội chỉ trên dưới 10m2 ở khu phố 5, phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức), đêm hôm trước, người vợ chuẩn bị đồ đi chợ, ngủ quên trên sàn nhà. Sáng sớm hôm sau, chồng ngủ trên gác xếp nhìn xuống hốt hoảng thấy tóc vợ lềnh bềnh trong nước, quần áo cũng ướt nhẹp rồi. Dường như sự mưu sinh vất vả khiến người ta mệt mỏi đến độ có thể ngủ ngon lành trên vũng nước!
Căn phòng của vợ chồng anh Khoa ở khu phố 5, phường Hiệp Bình Chánh vừa trải qua một đêm ngập trong nước - Ảnh: Linh San
Đồ đạc được di chuyển lên gác xếp để tránh hư hỏng: Ảnh: Linh San
Những đứa trẻ sống trong cảnh ngập úng rất dễ sinh bệnh - Ảnh: Linh San
Rồi đến chuyện anh bảo vệ tên Dũng gác cổng cho UBND phường 13 (quận Bình Thạnh). Đêm anh Dũng hoảng hốt tỉnh dậy thấy mình đang nằm lõng bõng trên chiếc ghế bố, nước ngập đến ngang lưng. Anh hốt hoảng tát nước ra khỏi cái căn phòng nhỏ. Nhưng biết tát đi đâu vì xung quanh cũng đều đã ngập hết rồi. Cho đến đầu giờ chiều ngày hôm sau nước mới rút.
Chuyện ngập nước dường như đã trở thành chuyện muôn thuở, "nói mãi không hết" với nhiều người dân đang sống tại Sài Gòn. Nhưng trận mưa lớn vừa qua quả thực cũng làm cuộc sống của nhiều người trong ở những vùng trũng nhất bị xáo trộn.
Xế chiều 7.11, nhiều con hẻm ở Q.Thủ Đức vẫn ngập trong nước - Ảnh: Linh San
Đơn cử như chuyện đi nhà vệ sinh. Số là cứ đến giờ ngập nước là nhiều gia đình áp dụng "luật bất thành văn": không ai được sử dụng nhà vệ sinh. Cố "nhịn" cho đến khi nước rút. Nhưng nước ngập lâu qua, "nhịn" mãi đến bực mình.
Rồi trong cái hẻm nhỏ trong khu phố 1, tổ 13, phường 13 (quận Bình Thạnh), nước ngập từ 3 giờ sáng đến 15 giờ chiều mới rút. 18 giờ tối triều cường dâng, nước lại ngập đến nửa bánh xe. Ai muốn ra ngoài thì phải nhẹ nhàng dắt xe ra khỏi con hẻm. Chớ có leo lên xe mà rồ ga phóng, làm nước dâng thành sóng tràn vào nhà hàng xóm là... rách việc.
Muốn đi ra ngoài, người dân ở con hẻm này chỉ có cách dắt xe để không ảnh hưởng đến nhà hàng xóm - Ảnh: Linh San
Đó là những con hẻm bê tông sạch sẽ. Còn những con đường lầy lội vì ảnh hưởng bởi những khu vực đang thi công gần đó còn bi đát hơn.
Bà cụ Tuyết sống bên đường Kha Vạn Cân (Q.Thủ Đức) kể: "Sáng mưa đường ngập, đất trơn, nhấp nhô sỏi đá, ngồi trong nhà nhìn ra chẳng đếm nổi có bao nhiều người ngã xe phải quay về. Nhìn xe chết máy, người ta vật lộn với "dòng sông" giữa đường mà thấy thương luôn!".
Chiều 7.11, đường Kha Vạn Cân - Ảnh: Linh San
Triều cường kết hợp với nước mưa chưa thoát hết khiến người dân khổ sở di chuyển - Ảnh: Linh San
Cái xóm lao động nghèo của bà Tuyết ở bao lâu nay vẫn than trời vì con kênh đào tạm bợ thoát nước ngay trước cửa nhà, thì nay bỗng dưng lại phải cảm ơn nó vì đã cứu căn nhà họ không bị nước triều cường với nước mưa ngập quá lâu.
Nhờ con kênh tạm mà nước triều ở khu nhà bà Tuyết thoát nhanh hơn - Ảnh: Linh San
Thấy vậy chứ nghe bà cụ Tuyết than mà não lòng: "Bỏ đất miền Trung vào Sài Gòn tưởng bớt được cảnh ngập úng mà sao vẫn thấy ngập. Người lớn thì đã đành. Chỉ thương bọn con nít chịu cảnh bẩn thỉu, ướt át nên hay bệnh lắm...".
Câu chuyện của bà Tuyết cứ dài lê thê theo con nước lênh láng ngoài kia, chưa biết khi nào rút...
Theo TNO
Một ngày, gần 150 triệu đồng chia sẻ với đồng bào miền Trung Hiện nay, mỗi ngày tại tòa soạn Báo Thanh Niên, công tác tiếp nhận cứu trợ diễn ra rất tất bật. Ngay từ sáng tinh mơ ngày 23.10, nhiều bạn đọc đã có mặt từ sớm mang tiền mặt và những thùng quà được đóng gói cẩn thận để kịp thời hỗ trợ cho người dân miền Trung. Ông Nguyễn Trọng Cường -...