Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam “giá” bao nhiêu?
Bộ Giao thông Vận tải ( GTVT) vừa công bố quyết định về giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), trong đó xác định giá trị thực tế thời điểm 30/6/2014 của doanh nghiệp để cổ phần hóa là hơn 37.919 tỷ đồng.
Theo Quyết định này, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 20.769 tỷ đồng. Giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hóa, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Công Ty mẹ – ACV nêu trên không bao gồm giá trị các tài sản thuộc khu bay phục vụ cho hoạt động bay, khoản nợ phải thu khó đòi tại Công ty Cho thuê tài chính II – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Với giá trị hơn 37.919 tỷ đồng, ACV chuẩn bị cổ phần hóa
Bộ GTVT đã có Công văn số 16839/BGTVT-QLDN ngày 25/12/2014 trình Thủ tướng Chính phủ cho phép không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ được Bộ GTVT điều chỉnh theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các nội dung này và ý kiến của Bộ Tài chính về các đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên – Trưởng ban Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ – ACV tại Công văn số 4794/TCTCHKVN-CPH ngày 11/12/2014 về việc xử lý tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và sau khi xác định giá trị doanh nghiệp.
Cũng trong Quyết định này, tài sản không đưa vào cổ phần hóa (tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán tại ngày 30/6/2014) hơn 275 tỷ 521 triệu đồng, bao gồm: Tài sản không cần dùng là 272 tỷ 400 triệu đồng; Tài sản chờ thanh lý hơn 3 tỷ 121 triệu đồng; Tài sản chờ bàn giao là 0 đồng (bao gồm tài sản Xưởng bảo dưỡng kỹ thuật; nhà ở và làm việc đại đội kỹ thuật; nhà ăn phi công), sẽ bàn giao cho Công an tỉnh Khánh Hòa.
Video đang HOT
Bộ GTVT yêu cầu căn cứ vào giá trị doanh nghiệp được xác định, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ – ACV thực hiện các công việc tiếp theo để cổ phần hóa.
Ban Chỉ đạo cổ phần hóa có trách nhiệm chỉ đạo ACV bàn giao tài sản không cần dùng cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Namtheo quy định, trong khi chưa bàn giao, ACV có trách nhiệm tiếp tục bảo quản, không để sảy ra mất mát tài sản Nhà nước; tiếp tục xử lý, hoàn thiện hồ sơ pháp lý về nhà, đất và thực hiện tiếp việc đối chiếu các khoản công nợ phải thu, phải trả (chưa được đối chiếu) theo các quy định của Nhà nước về cổ phần hóa; báo cáo các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa Công ty mẹ – ACV.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Thưởng Tết tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước như thế nào?
Hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán. Các tập đoàn, tổng Cty nhà nước vừa công bố các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2014. Trong đó có đơn vị công bố khoản tiền thưởng Tết cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) khá cao; nơi lại cho biết không có gì vì làm ăn thua lỗ.
Năm nay, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam sẽ không thưởng Tết vì bị thua lỗ?. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Tổng Cty Đường sắt Việt Nam, nơi có gần 4 vạn lao động cũng đã lên phương án thưởng Tết Ất Mùi. Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng giám đốc Tổng Cty cho biết, nói thưởng Tết, nhưng thực chất đây là khoản lương chưa nhận đủ trong năm của CBCNV.
"Do tính đặc thù của vận tải biến động thường xuyên, trong năm, Tổng Cty chi trả khoảng 85-95% mức thu nhập cho CBCNV. Đến cuối năm, tổng hợp tình hình kết quả kinh doanh, sẽ trả nốt vào dịp Tết. Do đơn vị còn khó khăn nên đang áp dụng biện pháp tiết kiệm chi tiêu", ông Hoạch nói.
Ngoài phần lương dôi dư trên, một phần lợi nhuận trong kinh doanh của Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (năm 2014, lợi nhuận 180 tỷ đồng) sẽ được trích để thưởng Tết cho CBCNV. Theo ông Hoạch, mức thưởng trên 10 triệu đồng không hiếm. Tổng Cty đang cố gắng thoát ra khỏi hình ảnh trì trệ khi lương trung bình của CBCNV năm qua tăng 7,5 % so với năm 2013 (6,606 triệu đồng/người/tháng).
Đại diện Tổng Cty Cổ phần Đầu tư xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4), một trong những doanh nghiệp lớn nhất của ngành giao thông vận tải (GTVT) cho biết, hiện chưa có phương án thưởng Tết. Tuy nhiên, Cienco 4 sẽ quyết tâm để mức thưởng Tết bằng với năm ngoái (thưởng 2 tháng thu nhập trung bình của năm).
"Theo báo cáo tổng kết năm 2014, thu nhập bình quân của Cienco 4 là 10,08 triệu đồng/tháng. Như vậy, trung bình, mỗi người sẽ được thưởng Tết hơn 20 triệu đồng", vị đại diện Cienco 4 nói.
Vị này còn cho biết thêm, sau cổ phần hóa, lương thưởng cho CBCNV vẫn tăng. Riêng dịp Tết dương lịch vừa qua, Cienco 4 đã thưởng 1 tháng lương cho người lao động.
Trao đổi với Tiền Phong, đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết: "Về cơ bản, tiền thưởng Tết của tập đoàn thường bằng một tháng lương thu nhập. Trong khi đó, một lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, truyền thống của ngành xưa nay không thưởng nhiều cho người lao động. "Vì truyền thống rồi nên cũng chỉ được đôi ba triệu gọi là hỗ trợ anh em ăn Tết thôi", vị này cho biết.
Với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Phó Tổng giám đốc Lê Minh Hồng cho biết, mức thưởng Tết năm nay dự kiến sẽ vào khoảng 1,5 tháng lương (tương đương mức bình quân khoảng 22 triệu đồng/người). Năm 2014, doanh thu PVN đạt 745,5 nghìn tỷ đồng, bằng 111,8% kế hoạch năm và tổng lợi nhuận sau thuế đạt 46.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, dự kiến ngày 15/2, mới có báo cáo tài chính, chưa kiểm toán về tình hình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, so với kế hoạch, chắc chắn sẽ bị thua lỗ. "Đã lỗ thì làm gì có thưởng", ông Năm nói.
Theo Phong Cầm - Sỹ Lực
Tiền Phong
104 người chết vì tai nạn giao thông trong 4 ngày nghỉ Tết Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong 4 ngày nghỉ Tết Dương lịch, cả nước xảy ra 209 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 104 người, bị thương 135 người (so với cùng kỳ năm 2014 tăng 17 vụ, giảm 2 người chết, tăng 17 người bị thương). Trong 209 vụ TNGT thì đường bộ xảy ra...