Tổng chủ biên chương trình giáo dục mới bật mí về thay đổi môn học
Chiều nay, 19/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới xung quanh vấn đề này.
Thực hiện nền giáo dục cào bằng là không tưởng
- Thưa giáo sư, ông có thể cho biết đâu là những điểm khác biệt trong dự thảo chương trình các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới so với chương trình hiện hành?
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Sau thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng thì đến nay, tất cả 21 chương trình môn học và các hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông mới đã được hoàn thành. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố các chương trình này trên cổng thông tin điện tử của Bộ và các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến xã hội trong 2 tháng.
Các chương trình môn học và hoạt động giáo dục được công bố lần này là cụ thể hóa của chương trình giáo dục tổng thể đã được Bộ công bố năm ngoái.
Chương trình môn học mới so với chương trình hiện hành có một số điểm mới căn bản sau.
Thứ nhất, đây là chương trình phát triển toàn diện phẩm chất năng lực của người học, nên trước hết những người làm chương trình phải phân giải được năng lực chuyên môn của từng môn học là cái gì để từ đó xác định mức độ học sinh cần đạt ở mỗi lớp, mỗi cấp học.
Ví dụ môn Ngữ văn, chương trình hiện hành tách thành ba phần là Tiếng Việt, Văn học và Làm văn. Do chủ yếu dạy kiến thức nên ba phần này rất khó phối hợp với nhau.
Chương trình Ngữ văn mới xuất phát từ việc phân tích cấu trúc của năng lực môn Ngữ văn là đọc, viết, nói, nghe. Từ đó, người biên soạn chương trình sẽ tìm xem để phát triển các kỹ năng đó thì cần dạy cho học sinh cái gì, ở lớp nào thì dạy mức độ nào, dạy như thế đạt được yêu cầu cụ thể gì.
Chương trình nào cũng phải xác định được năng lực chuyên môn của mình, phân giải năng lực đó, từ đó xác định nội dung cần dạy.
Điểm mới thứ hai là chương trình mới có tính phân hóa rõ rệt hơn so với chương trình hiện hành. Có thể nói sự phân hóa đã được thực hiện ngay từ tiểu học.
Video đang HOT
Ví dụ chương trình hiện hành dạy học sinh môn giáo dục thể chất thì tất cả học sinh đều phải học điền kinh, chạy 50m, chạy 100m, nhảy xa, hay trường nào dạy bóng chuyền thì tất cả học sinh phải học bóng chuyền.
Nói riêng về môn giáo dục thể chất thì điều đó không phù hợp với thể chất, thể trạng của tất cả các học sinh. Nói rộng ra các môn khác thì chúng ta thấy năng lực của con người là sự tích hợp giữa tiềm năng, tố chất có sẵn trong mỗi người kết hợp với rèn luyện.
Nếu chúng ta thực hiện một nền giáo dục cào bằng để tất cả học sinh đều giỏi tất cả các mặt như nhau thì đó là điều không tưởng, thậm chí có khả năng làm thui chột năng lực ở một số người.
Vì thế, chương trình mới chủ trương phân hóa và càng ở các cấp học cao, phân hóa càng sâu. Đến cấp trung học phổ thông, sự phân hóa sâu nhất, tức là phân hóa theo định hướng nghề nghiệp của học sinh. Học sinh không phải học tất cả các môn nữa mà tập trung vào một số môn theo nguyện vọng và theo định hướng nghề nghiệp của mình.
Điểm thứ ba của chương trình lần này là tính tích hợp cao. Phải dạy tích hợp vì kiến thức của nhân loại ngày càng nhiều. Nếu tách từng môn ngay từ bậc tiểu học và trung học cơ sở thì học sinh sẽ học quá sâu về môn đó, vừa quá tải vừa khó cho học sinh tổng hợp kiến thức để vận dụng trong cuộc sống.
Tiểu học nhiều môn tích hợp hơn, trung học cơ sở có tích hợp nhưng ở mức độ khác hơn, có tách môn. Bậc trung học phổ thông thì sự tích hợp chỉ ở mức liên hệ, các môn tách riêng. Điều này phù hợp với khả năng nhận thức của người học.
Điểm thứ mới thứ tư của các chương trình môn học là tăng cường tính thiết thực, tính thực hành. Trước nay, chúng ta vẫn nói học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Nhưng trên thực tế, có nhiều môn càng ngày càng xa với thực tiễn, học sinh học xong không biết làm gì. Các em học kiến thức trên lớp, làm bài kiểm tra để trả lại cho thầy cô những điều thầy cô đã nói.
Chương trình môn học mới sẽ chọn những nội dung thực sự cần thiết cho con người. Bên cạnh đó là tăng tính thực hành lên. Học sinh học thông qua thực hành chứ không thuần túy qua sự truyền giảng của các thầy cô.
Khi triển khai chương trình mới, học sinh sẽ ngồi theo nhóm. (Ảnh: TTXVN)
Sẽ giảm tải cho học sinh
- Nội dung dạy học sẽ thiết thực hơn, nhưng liệu có giảm tải so với hiện tại không thưa ông, khi số lượng tiết học vẫn giữ nguyên?
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Khi mình đã nói là học thiết thực và thông qua thực hành thì tự nó đã giảm tải cho học sinh.
Việc giữ nguyên số tiết học hay giảm số tiết thực sự không ảnh hưởng đến sự giảm tải cho học sinh. Ngược lại, giảm nội dung học, tăng tính thực hành nhưng giữ nguyên số tiết học lại là giảm tải cho học sinh, vì cùng một khối lượng công việc nhưng được thực hiện trong nhiều thời gian hơn thì sẽ giảm áp lực hơn.
- Kiểm tra, đánh giá cũng là một khâu rất quan trọng và nó sẽ tác động trực tiếp trở lại quá trình dạy và học. Vậy khi triển khai chương trình mới, việc kiểm tra đánh giá sẽ như thế nào, thưa ông?
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Một trong những điều kiện để thực hiện thành công chương trình này là đổi mới thi cử, kiểm tra. Nếu vẫn kiểm tra, thi cử theo kiểu hỏi kiến thức học sinh, đánh giá kỹ năng giải bài tập của học sinh thì rất khó đổi mới, vì thầy cô sẽ phải tranh thủ thời gian để cung cấp cho học sinh của mình càng nhiều kiến thức càng tốt, luyện cho học sinh càng nhiều kỹ năng làm bài càng nhiều càng tốt.
Vì vậy phải có cách kiểm tra thi cử mới để đánh giá được năng lực học sinh, đồng thời hỗ trợ chương trình phát triển năng lực này.
Hiện Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã giao cho Trung tâm Đo lường và kiểm định chất lượng giáo và dục của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nghiên cứu đề tài này và sớm trả lời cho Bộ về phương án đổi mới kiểm tra đánh giá.
Cách thi cử hiện tại sẽ ổn định đến năm 2020. Khi chương trình mới triển khai đến cấp trung học phổ thông thì sẽ có kiểm tra đánh giá theo cách mới.
- Xin cảm ơn giáo sư!
Theo Phạm Mai (Vietnamplus)
Đưa tài chính, kinh tế vào môn Toán của học sinh phổ thông
Ngoài việc tinh giản những phần không cần thiết, môn Toán ở bậc học phổ thông trong chương trình mới sẽ có thêm các nội dung, gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, xã hội và những vấn đề cấp thiết như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính...
Theo thông tin từ Ban Phát triển các chương trình môn học (Bộ GD-ĐT), ở chương trình phổ thông mới, môn Toán là môn học bắt buộc và được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục hướng nghiệp.
Cụ thể, ở giai đoạn giáo dục cơ bản sẽ giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống các khái niệm, nguyên lý, quy tắc toán học cần thiết nhất làm nền tảng cho các bậc học tiếp hoặc sử dụng trong đời sống.
Ngoài việc tinh giản các nội dung không cần thiết, môn Toán trong chương trình mới sẽ được bổ sung thêm phần kiến thức về giáo dục tài chính, phát triển bền vững... (Ảnh minh họa: IT)
Ở giai đoạn giáo dục hướng nghiệp sẽ giúp học sinh hiểu được cái nhìn tổng quát về Toán học, vai trò và ứng dụng của môn Toán trong đời sống và những ngành nghề có liên quan đến toán học, để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này.
Ngoài ra, chương trình môn Toán sẽ được xây dựng tinh giản, chú trọng ứng dụng thiệt thực gắn với đời sống thực tế hay các môn học khác. Trong đó, nhấn mạnh việc bổ sung thêm các nội dung gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu (như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính...).
Việc tích hợp trong môn Toán cũng được thực hiện xoay quanh ba mạch kiến thức gồm: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất. Ngoài ra, các chủ đề, nội dung các kiến thức Toán còn được khai thác, sử dụng trong các môn học khác như Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Tin học, Công nghệ...
Bên cạnh đó, yêu cầu về hoạt động trải nghiệm trong môn Toán cũng được thực hiện giúp học sinh có thể vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn một cách sáng tạo.
Một điểm mới quan trọng khác ở môn học này là Bộ GD-ĐT sẽ thiết kế hệ thống chuyên đề học tập chuyên sâu giúp học sinh có cơ hội vận dụng giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn của địa phương. Đồng thời dành quyền chủ động cho địa phương và nhà trường lựa chọn một số nội dung và triển khai kế hoạch giáo dục môn Toán phù hợp với điều kiện của từng vùng miền và cơ sở giáo dục; dành không gian sáng tạo cho tác giả SGK và giáo viên.
Ngoài ra, chương trình ở từng cấp cũng dành thời gian để tiến hành các hoạt động trải nghiệm toán học cho học sinh như: Tiến hành các đề tài, dự án học tập về Toán, đặc biệt là các đề tài và các dự án về ứng dụng Toán học trong thực tiễn; tổ chức các trò chơi toán học, câu lạc bộ toán học, diên đan, hôi thao, cuộc thi về Toán; ra báo tường (hoặc nội san) về Toán; tham quan các cơ sở đào tạo và nghiên cứu Toán học, giao lưu với học sinh có năng khiếu toán và các nhà Toán học...
Những hoạt động đó sẽ giup hoc sinh vân dung nhưng tri thưc, kiên thưc, kỹ năng, thái độ đa được tích luỹ; giúp học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm đinh hương va lưa chon nghê nghiêp.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, dự thảo chương trình môn học này sẽ được giới thiệu cụ thể trong tháng 1 để nhận các góp ý của dư luận và các nhà chuyên môn.
Theo Danviet
Tôn trọng sáng tạo thay vì "ném đá" đề xuất cải tiến tiếng Việt Nếu đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền hay thì lựa chọn, còn nếu chưa hay, cũng không nên phê phán nặng nề, vì biết đâu, nghiên cứu (dù chưa tới) của ông Hiền cũng sẽ gợi ý cho những người khác đi tiếp trên con đường phát triển ngôn ngữ Việt. Vượt qua nhiều sự kiện nóng khác, đề xuất cải tiến tiếng...