Tổng Bí thư yêu cầu đẩy nhanh xét xử vụ Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận đặc biệt quan tâm, trước hết là vụ Hà Văn Thắm, giai đoạn II của các vụ án Phạm Công Danh, Huỳnh Thị Huyền Như, Vũ Quốc Hảo…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tại phiên họp (Ảnh: Thu Huyền).
Sáng nay 28/12, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã họp Phiên họp thứ 11 để thảo luận, cho ý kiến đối với nhiều vấn đề quan trọng, gồm: Báo cáo kết quả xử lý các vụ việc, vụ án Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo và Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc mà trọng tâm là tiến độ, kết quả xử lý các vụ án, vụ việc theo Thông báo kết luận số 11-TB/BCĐTW và Thông báo kết luận số 30-TB/BCĐTW của Thường trực Ban Chỉ đạo; Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại một số địa phương; Báo cáo kết quả kiểm tra chuyên đề công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan; Báo cáo tình hình, kết quả sau một năm thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Dự thảo Báo cáo kiểm điểm kết quả hoạt động năm 2016 của Ban Chỉ đạo và Dự thảo Chương trình công tác năm 2017 của Ban Chỉ đạo.
Theo thông báo về nội dung phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Trưởng Ban chỉ Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đạo biểu dương Ban Nội chính Trung ương – Cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, chủ động, sáng tạo trong tham mưu, đề xuất, phục vụ các hoạt động của Ban Chỉ đạo và lưu ý một số nội dung.
Cụ thể, trong năm 2016, với quyết tâm cao và sự chỉ đạo tập trung, sâu sát, quyết liệt, cụ thể, kịp thời, đổi mới của Thường trực Ban Chỉ đạo và Ban Chỉ đạo, vừa chỉ đạo định hướng chủ trương xử lý, vừa chỉ đạo cụ thể từng nội dung công việc, gắn với trách nhiệm của các cơ quan chức năng và người có thẩm quyền; cùng với sự nỗ lực cố gắng lớn của các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan chức năng khác, nên tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp và xử lý các vụ việc nổi cộm có những chuyển biến rõ rệt.
Nhiều vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận bức xúc đã được xử lý đúng tiến độ, nghiêm minh theo quy định của pháp luật, như: Vụ án Phạm Công Danh; vụ án Hà Văn Thắm; vụ án Lê Dũng; vụ án Phạm Ngọc Ngoạn; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (phần điều tra lại).
Năm 2016, các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo đã truy tố, xét xử sơ thẩm 8 vụ/121 bị cáo; xét xử phúc thẩm 6 vụ/55 bị cáo. Các vụ án thuộc diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc đã truy tố, xét xử sơ thẩm 3 vụ/10 bị cáo; xét xử phúc thẩm 2 vụ/3 bị cáo.
Video đang HOT
Ban Chỉ đạo đã thành lập 7 đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại 14 tỉnh. Qua kiểm tra, giám sát, các đoàn công tác đã kiến nghị 42 vấn đề về cơ chế, chính sách, pháp luật; kiến nghị đôn đốc, theo dõi, chỉ đạo xử lý 87 vụ việc, vụ án.
Đồng thời chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Nội chính Trung ương và Ban cán sự đảng Bộ Tài chính kiểm tra chuyên đề phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong các lĩnh vực thuế, hải quan. Qua kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đưa ra 11 nhóm kiến nghị về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng; công tác tổ chức cán bộ phục vụ phòng chống tham nhũng; hoàn thiện thể chế và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, hải quan; yêu cầu chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với 29 cơ quan, đơn vị có liên quan.
Ban Chỉ đạo cũng đã chỉ đạo Ban Nội chính Trung ương tập trung giúp Bộ Chính trị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng và khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi); chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát của Đảng có liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng.
Ban Chỉ đạo đã ban hành Kế hoạch số 19-KH/BCĐTW, ngày 10-5-2016 triển khai thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07-12-2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Đến nay, hầu hết các nội dung đã và đang được các cơ quan chức năng triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch; 63/63 tỉnh ủy, thành ủy đã ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện; đã lựa chọn, đưa vào diện Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo xử lý 436 vụ việc, vụ án.
Sự phối hợp giữa các cơ quan của Đảng với các cơ quan Nhà nước nói chung, giữa cơ quan kiểm tra, giám sát của Đảng với cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra nói riêng được tăng cường, chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả hơn…
Về nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017, thông báo nội dung phiên họp nêu rõ, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng thống nhất 7 nhóm nhiệm vụ công tác trọng tâm, với 12 nhiệm vụ cụ thể, tập trung vào việc lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý tham nhũng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo và các cơ quan chức năng tập trung lực lượng để đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận đặc biệt quan tâm, trước hết là vụ Hà Văn Thắm, giai đoạn II của các vụ án Phạm Công Danh, Huỳnh Thị Huyền Như, Vũ Quốc Hảo… và các vụ án liên quan đến Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC); đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kiểm toán, xử lý các dự án đầu tư lớn thua lỗ, kéo dài, không hoạt động được và khẩn trương điều tra khi có dấu hiệu tội phạm.
Thế Kha
Theo Dantri
Toà xét xử lưu động vụ giết 4 người trong một gia đình ở Lào Cai
Tẩn Láo Lở, kẻ bị cáo buộc là hung thủ vụ giết 4 người trong một gia đình ở Lào Cai, hôm nay đứng trước vành móng ngựa của phiên toà xét xử lưu động.
Tẩn Láo Lở, kẻ bị cáo buộc sát hại 4 người trong một gia đình. Ảnh: Thanh Tuấn
Sau gần 5 tháng xảy ra vụ thảm sát 4 người trong một gia đình ở thôn Phìn Ngan (Trịnh Tường, Bát Xát, Lào Cai), TAND tỉnh Lào Cai mở phiên xử lưu động vụ án giết người, cướp tài sản vào sáng 25/12.
Tẩn Láo Lở (24 tuổi), kẻ bị cáo buộc đã ra tay thủ ác, đứng trước vành móng ngựa với sự chứng kiến của hàng trăm người dân địa phương.
Lãnh đạo TAND tỉnh Lào Cai cho biết, địa điểm diễn ra phiên tòa tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Trịnh Tường và chọn ngày chủ nhật dịp diễn ra phiên chợ, là để đông đảo người dân chứng kiến. "Việc xét xử công khai vụ án đặc biệt nghiêm trọng này góp phần giúp nâng cao hiểu biết của người dân về pháp luật", vị này nói.
Phiên toà xét xử lưu động vụ án giết 4 người trong một gia đình ở Lào Cai.
Trước đó tối 9/8, anh Tẩn Ông Nải (22 tuổi, thôn Phìn Ngan, Trịnh Tường, huyện Bát Xát) đi làm nương về nhà thấy xác con gái 2 tuổi Tẩn Mai Phương dưới suối cách nhà khoảng 50 m.
Chị Tẩn Tà Mẩy (22 tuổi, vợ của Nải) và con gái Tẩn Thúy Vân mới 20 ngày tuổi tử vong dưới ao. Thi thể cháu gái của Nải là Tẩn Thùy Chi, 6 tuổi, được phát hiện tại rãnh nước cách nhà 100 m. Nhà của anh Nải bị lục tung, mất 14 triệu đồng.
Nạn nhân Tẩn Tà Mẩy được xác định tử vong do bị đánh, 3 em bé thiệt mạng vì ngạt nước. Sau khi sát hại 4 người, hung thủ còn đặt bẫy băng súng kíp trong bếp nhằm giết nốt chồng chị Mẩy, nhưng rât may anh này lại đi vào bằng cửa sau.
Cảnh sát xác định Tẩn Láo Lở là nghi can duy nhất và hắn đã trốn vào cánh rừng ở gần nhà. Hàng trăm cảnh sát được lệnh "phong tỏa" khu vực này để chặn đường trốn chạy của nghi can suốt gần một tháng.
Lở đã có vợ và hai con, là kẻ lười lao động, tính tình vũ phu. Ba năm trước, Lở từng xông vào nhà chị Mẩy định giở trò đồi bại nhưng không thành.
Phương Sơn
Theo VNE
Kế 'lùa ngựa vào chuồng' bắt nghi can gây thảm án Thấy bị truy lùng ráo riết, nghi can giết 4 bà cháu Doãn Trung Dũng vội rời cánh rừng ngập mặn ở Quảng Ninh bơi vượt sông sang địa bàn Hải Phòng, trúng kế "lùa ngựa vào chuồng" của Ban chuyên án. Nghi can Doãn Trung Dũng, bị cáo buộc gây ra vụ thảm án tại Quảng Ninh. Ảnh: Công an Hải Phòng...