Tổng Bí thư: “Trịnh Xuân Thanh không trốn được đâu”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh như vậy khi tiếp xúc với cử tri huyện Đông Anh (Hà Nội) vào sáng nay 6-12
Khi cử tri cho rằng “công cuộc chống tham nhũng chưa quyết liệt, xử lý cán bộ quá nhẹ điển hình là vụ Trịnh Xuân Thanh”.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri tỏ ra lo lắng đối với nạn tham nhũng, lợi ích nhóm ngày càng nhức nhối, trong khi việc chống tham nhũng chưa có hiệu quả rõ nét.
Cử tri Nguyễn Đức Hải (xã Bắc Hợp) nhận định cử tri rất băn khoăn khi tệ tham nhũng và lợi ích nhóm chưa được đẩy lùi. Lợi ích nhóm đã xen kẽ vào tất cả vấn đề đời sống.
Trước lo lắng của cử tri, Tổng bí thư cho rằng: “Vấn đề tham nhũng, lợi ích nhóm đúng là vấn đề nhức nhối, nhiều nước mất chính quyền, mất chế độ cũng là vì tham nhũng” vì “không thể coi thường tham nhũng” phải “chống tham nhũng phải kiên trì, bằng luật pháp, bằng giám sát, bằng công luận, báo chí… bằng nhiều biện pháp”.
Tổng Bí thư tiếp xúc với cử tri huyện Đông Anh (Hà Nội) vào sáng nay 6-12
Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Vừa rồi các bác bảo một số vụ kỷ luật như vụ Trịnh Xuân Thanh, hay vụ ông Vũ Huy Hoàng (cựu Bộ trưởng Công thương) còn nhẹ… đó là tùy từng cử tri phán xét. Nhưng từ xưa tới nay chưa bao giờ xử lý cán bộ về hưu chưa? Trịnh Xuân Thanh cũng chỉ là cấp Phó chủ tịch tỉnh nhưng đã móc ngoặc, làm ghê gớm như thế. Vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn nhưng không trốn được đâu, phải có cách làm. Còn một số vụ việc, mới chỉ kỷ luật về Đảng, về công tác cán bộ chứ chưa nói về hình sự, kinh tế . Những việc này cần có quá trình điều tra, và nhiều khâu khác”.
Tổng bí thư cho hay, đối với việc xử lý Vũ Huy Hoàng về mặt hành chính, Quốc hội và Chính phủ đang làm vì vậy “nói về nặng hay nhẹ, cũng đang là cảm quan”. “Vừa rồi, lần đầu tiên Quốc hội nghiêm khắc phê phán ông Vũ Huy Hoàng. Có người nói như thế đã đau chưa? Có người nói chức còn đâu mà cách. Quốc hội đang nặng hay nhẹ các bác sẽ phán xét. Nhưng tinh thần phải tâm phục khẩu phục và rất nhân văn. Chứ không phải nặng mới là nghiêm mà phải đúng mới là nghiêm”, Tổng bí thư nói.
Tổng bí thư nhấn mạnh vừa qua chỉ riêng công tác cán bộ thôi mà xử lý nhiều cơ quan, cụ thể Ủy ban Kiểm tra trung ương vừa công bố đã kỷ luật 7 cán bộ có liên quan từ Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Tỉnh ủy Hậu Giang. Cũng theo Tổng bí thư, việc chống tham nhũng, lợi ích nhóm phải làm một cách “bình tĩnh, kiên trì và kiên quyết, làm đi và làm lại” với tinh thần “phải hành động, chứ nói nhiều quá mà không làm thì dân sẽ không còn tin”.
Video đang HOT
Theo Trọng Phú ( Pháp luật TP.HCM)
"Trảm" cán bộ không phụ thuộc bắt Trịnh Xuân Thanh hay không
Nguyên Phó chủ nhiệm thường trực UB Kiểm tra TƯ Vũ Quốc Hùng cho rằng, việc xử lý kỷ luật cán bộ liên quan không lệ thuộc lắm vào việc bắt được Trịnh Xuân Thanh hay không.
Chia sẻ về đề nghị của UB Kiểm tra TƯ kỷ luật một loạt cán bộ cấp cao liên quan trong vụ Trịnh Xuân Thanh, ông Vũ Quốc Hùng nhấn mạnh: "Đây là một dấu hiệu mới, rất đáng hoan nghênh".
Nguyên Phó chủ nhiệm thường trực UB Kiểm tra TƯ Vũ Quốc Hùng
- Ông đánh giá thế nào về kết luận của UB Kiểm tra TƯ đề nghị xử lý một loạt cán bộ cấp cao liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh?
- Tôi thấy kết luận của UB rất rõ ràng, các sai phạm của những người liên quan cũng rõ ràng.
Qua đó thể hiện Đảng quyết tâm làm đến cùng vụ việc này chứ không chỉ xử lý kỷ luật Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng là xong mà xử lý cả những người liên đới.
Còn mức độ xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật như UB Kiểm tra đưa ra tôi chưa thể đánh giá vì tôi chưa đọc hồ sơ. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trước khi kết luận gì phải căn cứ vào hồ sơ cụ thể. Đảng cũng có nguyên tắc giống các cơ quan xét xử tức là "án tại hồ sơ".
- Là cán bộ từng làm công tác kiểm tra của Đảng lâu năm, ông thấy đã từng có vụ việc nào xử lý kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao như lần này?
- So sánh số lượng thì khập khiễng lắm nhưng tôi đã chứng kiến nhiều việc xử lý kỷ luật nhiều cấp, nhiều thành phần như vụ Năm Cam, sau đến vụ Lã Thị Kim Oanh, Thủy cung Thăng Long...
Đây là những vụ liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều người kể cả cán bộ về hưu vẫn gọi ra để xem xét kỷ luật.
Có những người vì vụ lợi này khác mà sai phạm nhưng cũng có những người xử lý về mặt trách nhiệm.
- Theo ông, trong vụ việc của Trịnh Xuân Thanh, việc đề nghị xử lý luật đến cấp Bí thư tỉnh ủy, Thứ trưởng bộ ngành đã phải là cấp cao nhất chưa?
- Theo tôi vẫn phải tiếp tục. Những ai liên quan đến vụ việc này đều phải xem xét tiếp. Còn muốn biết có cấp cao hơn liên quan nữa không thì phải có công bố của UB Kiểm tra, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, kết quả thanh tra, điều tra như thế nào.
Trên cơ sở đó, nếu phát hiện có tham nhũng thì đã có Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TƯ và các cơ quan liên quan có ý kiến. Còn những gì liên quan đến công tác đảng đã có tổ chức đảng. Vấn đề gì thuộc về quản lý nhà nước thì hoặc là QH, hoặc Chính phủ sẽ xử lý.
Nguyên tắc chống tham nhũng, phương hướng phòng chống tiêu cực trong Đảng, trong xã hội đã được quy định trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Nhà nước có luật pháp, còn Đảng vừa rồi có hội nghị TƯ 4. Từ đó chiếu vào các địa chỉ cụ thể tìm ra những sai phạm, làm trong sạch Đảng.
Trong sạch nội bộ
- Có nghĩa là các cơ quan hành pháp, tư pháp phải vào cuộc tiếp?
- Các cơ quan tư pháp, điều tra phải vào cuộc. Khi tôi còn làm việc thì các cơ quan phối hợp với nhau dưới sự chủ trì của Ban Nội chính TƯ rất chặt chẽ, nhịp nhàng.
Đây là cuộc đấu tranh làm trong sạch nội bộ, cho nên những ai vi phạm pháp luật thì phải xử, làm cho những người khác phải cảnh tỉnh. Cảnh tỉnh rồi, nếu liên quan trách nhiệm thì họ chủ động báo cáo với Đảng có dính líu, sai phạm gì không.
Nếu làm được điều đó là thành công mới và tinh thần mới.
Nghị quyết TƯ 4 đang triển khai, đang đi vào cuộc sống và là văn bản rất quan trọng để cán bộ, đảng viên tự xem xét lại mình, đánh giá mình và báo cáo với đảng, nhất là dịp kiểm điểm cuối năm.
Đây là vụ việc lớn phải chờ kết luận từ các cơ quan tư pháp, thanh tra để đưa ra hình thức xử lý thích hợp. Khi đó, về mặt Đảng cũng cần sửa đổi lại, cần thiết thì nâng hình thức kỷ luật lên để xử lý cho tương xứng, xử lý đúng người, đúng sai phạm.
- Có ý kiến cho rằng, mấu chốt khui ra mọi vấn để xử lý ráo riết vụ việc nằm ở Trịnh Xuân Thanh nhưng ông ấy lại đang trốn biệt tăm?
- Trịnh Xuân Thanh cũng chỉ là một mấu chốt chứ không phải quyết định hoàn toàn. Bởi vì tất cả hành vi và hậu quả của Trịnh Xuân Thanh vẫn còn đấy.
Nếu bắt được Trịnh Xuân Thanh khai ra thì có thể thêm một số tình tiết mới nhưng không phải Trịnh Xuân Thanh không về thì không làm gì được.
Việc xử lý kỷ luật cán bộ liên quan không lệ thuộc lắm việc bắt được Trịnh Xuân Thanh hay không. Và cũng không vì Trịnh Xuân Thanh trốn mà để vụ này chìm xuồng mà phải làm tiếp.
Theo Thu Hằng
Bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy: Bộ Công Thương trực tiếp quyết định nên tập đoàn buộc phải tiếp nhận Báo Tiền phong dẫn lời ông Ngô Mạnh Hoài, Phó TGĐ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết việc bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy là do nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trực tiếp quyết định. Sự vắng mặt nhiều ngày của ông Vũ Đình Duy, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex) đã...