Tổng Bí thư: Thanh tra phát hiện dấu hiệu tội phạm phải chuyển ngay CQĐT
Tổng Bí thư cho rằng công tác phòng chống tham nhũng là một lĩnh vực quan trọng nhưng vô cùng khó khăn phức tạp; ngành thanh tra phải kiên trì, có giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn nữa để có những chuyển biến rõ rệt. Thanh tra phải đẩy mạnh hơn nữa việc phát hiện tham nhũng và khi đã phát hiện có dấu hiệu tội phạm phải chuyển ngay cơ quan điều tra.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu chuyển ngay hồ sơ sang cơ quan điều tra khi phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tội phạm (Ảnh: TTCP)
Tại buổi làm việc với Thanh tra Chính phủ sáng nay 16/3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ những khó khăn và biểu dương chúc mừng những thành tích mà ngành thanh tra và Thanh tra Chính phủ đạt được trong thời gian qua.
Tổng Bí thư yêu cầu ngành thanh tra và Thanh tra Chính phủ cần chủ động thanh tra theo kế hoạch, thường xuyên nắm chắc tình hình để đề xuất những vụ việc thanh tra đột xuất, tập trung vào những lĩnh vực dễ xảy ra nhiều vi phạm, tham nhũng.
Tổng Bí thư cho rằng công tác phòng chống tham nhũng là một lĩnh vực quan trọng nhưng vô cùng khó khăn phức tạp; ngành thanh tra phải kiên trì, có giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn nữa để có những chuyển biến rõ rệt. Thanh tra phải đẩy mạnh hơn nữa việc phát hiện tham nhũng và khi đã phát hiện có dấu hiệu tội phạm phải chuyển ngay cơ quan điều tra. Đồng thời mở nhiều kênh thông tin hơn nữa để tiếp nhận các tin báo tố cáo tham nhũng, có biện pháp hiệu quả để thu hồi tài sản tham nhũng.
Theo Tổng Bí thư, năm 2015-2016 dự báo sẽ có rất nhiều đơn thư khiếu nại, đòi hỏi sự tinh tường, tài giỏi của cán bộ thanh tra để phát hiện những vụ việc nghiêm trọng. Chính vì thế trong công tác xây dựng nội bộ phải củng cố tổ chức bộ máy, tăng cường đoàn kết thống nhất, kiên quyết làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, những người làm công tác thanh tra. Tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan và tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống tham nhũng, hoàn thiện cơ chế chính sách và thể chế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã đồng ý cho Thanh tra Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Luật Thanh tra, Luật Phòng chống tham nhũng. Ông hi vọng ngành thanh tra bước vào một giai đoạn phát triển mới không chỉ nhận các huân chương cao quý của Nhà nước mà còn là huân chương trong lòng dân.
Báo cáo tại buổi làm việc, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Trong cho biết từ năm 2011-2014 toàn ngành đã triển khai trên 34.500 cuộc thanh tra hành chính và gần 477.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện nhiều vi phạm về kinh tế, trong đó đã kiến nghị thu hồi gần 111.800 tỷ đồng và trên 18.700 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính gần 27.500 tỷ đồng; xử lý khác trên 56.000 tỷ đồng. Cơ quan thanh tra đã kiến nghị xử lý kỷ luật nhiều tập thể, cá nhân và chuyển cơ quan điều tra 269 vụ.
Video đang HOT
Trong công tác phòng, chống tham nhũng, toàn ngành thanh tra đã phát hiện 412 vụ, 634 người có dấu hiệu tham nhũng với trên 740 tỷ đồng, 10 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 23 tập thể, 587 cá nhân, xử lý trách nhiệm 98 người đứng đầu; chuyển cơ quan điều tra 153 vụ, 265 người.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết năm 2015 sẽ tập trung cao độ cho việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo.
Ông Huỳnh Phong Tranh cho biết năm 2015 và trong thời gian tới, Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung thanh tra công tác phòng chống buôn lậu; thuế xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý mua sắm tài sản; quản lý sản xuất và nhập khẩu trang thiết bị y tế và công trình y tế; quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại một số doanh nghiệp và các chương trình mục tiêu; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; tái cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu; thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và một số dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn ODA, nguồn vốn ngân sách nhà nước…
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; đề xuất những giải pháp đột phá bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác này. Đặc biệt, năm 2015 Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung cao độ cho việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo phục vụ Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần.
Thế Kha
Theo Dantri
Ban Nội chính Trung ương mở rộng phối hợp trong phòng chống tham nhũng
Sau khi ký kết với Ngân hàng Nhà nước, Ban Nội chính Trung ương tiếp tục ký kết các quy chế phối hợp với Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ trong công tác nội chính và phòng chống tham nhũng.
Ông Phan Đình Trạc và Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh ký quy chế phối hợp.
Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng giữa Ban Nội chính Trung ương và Thanh tra Chính phủ diễn ra vào ngày 12/3.
Quy chế này gồm 5 điều, đề cập toàn diện, đầy đủ về phạm vi, nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm, phương pháp phối hợp và phân công cụ thể trách nhiệm trong tổ chức thực hiện.
Theo đó, Ban Nội chính Trung ương và Thanh tra Chính phủ sẽ phối hợp tham mưu, đê xuât vơi Bô Chinh tri, Ban Bi thư, Ban Chi đao Trung ương vê phong, chông tham nhung nhưng chu trương, chinh sach, quan điêm, đinh hương lơn cua Đang vê công tac nội chính (thanh tra, tiêp công dân, giai quyêt khiêu nai, tô cao; tô chưc va hoat đông cua nganh thanh tra...) va công tác phong, chông tham nhung thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của 2 cơ quan hoặc khi được cơ quan có thẩm quyền giao.
Đồng thời tham mưu, đê xuât vơi Bô Chinh tri, Ban Bi thư, Ban Chi đao Trung ương về phòng, chống tham nhũng chu trương, đinh hương xư ly môt sô vu viêc vi pham phap luât nghiêm trong (co dâu hiêu tham nhung, gây thiêt hai lơn vê kinh tê, dư luân xa hôi quan tâm...) đươc Thanh tra Chính phủ phat hiên qua thanh tra, tiêp công dân, giai quyêt khiêu nai, tô cao va phong chông tham nhũng; hướng dẫn, theo doi, đôn đôc, kiêm tra, giam sat cac câp uy, tô chưc đang trong viêc thưc hiên chu trương, nghi quyêt, chi thi cua Đang, chinh sach, phap luât cua Nha nươc vê công tác nội chính, thanh tra, phòng chống tham nhũng.
Hai cơ quan phối hợp trên nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan; tích cực, chủ động trên tinh thần hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Ngoài ra, chiều 11/3, Ban Nội chính Trung ương và Kiểm toán Nhà nước đã ký kết Quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương và Kiểm toán Nhà nước ký kết quy chế phối hợp.
Theo đó, hai cơ quan sẽ theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực phòng, chống tham nhũng; tham mưu, đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội các chủ trương, chính sách về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền, tài sản Nhà nước; tham gia ý kiến về các đề án thuộc lĩnh vực phòng, chống tham nhũng hoặc liên quan đến lĩnh vực phòng, chống tham nhũng trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Đồng thời phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ, việc có dấu hiệu tham nhũng trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền, tài sản Nhà nước; nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm toán phục vụ phòng, chống tham nhũng.
Ban Nội chính Trung ương và Kiểm toán Nhà nước sẽ phối hợp với nhau trên nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng; thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ; thông tin trao đổi phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, sử dụng đúng mục đích và được bảo mật theo quy định.
Ông Phan Đình Trạc - Phó trưởng ban thường trực Ban Nội chính Trung ương.
Ông Phan Đình Trạc - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Nội chính Trung ương - cho biết, việc chuẩn bị các văn kiện để ký kết giữa Ban Nội chính Trung ương với cơ quan thuộc Quốc hội (Kiểm toán Nhà nước) và Chính phủ (Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ) được triển khai kỹ lưỡng từ đầu năm 2014. Việc ký kết giữa các cơ quan dựa trên nguyên tắc bao đam sư lanh đao, chi đao tâp trung, thông nhât cua Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; tuân thu cac quy đinh cua Đang, phap luât cua Nha nươc va trên cơ sơ chưc năng, nhiêm vu, quyên han cua môi cơ quan; tich cưc, chu đông trên tinh thân hơp tac, tao điêu kiên thuân lơi, hô trơ nhau hoan thanh nhiêm vu.
Sau lễ ký, Ban Nội chính Trung ương và các cơ quan ký kết chỉ đạo các vụ, đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt các quy chế ký kết nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng.
Thế Kha
Theo Dantri
TPHCM chưa quyết định giao đất, chủ đầu tư đã huy động góp vốn Thanh tra Chính phủ phát hiện Công ty An Thịnh đã vi phạm Luật Nhà ở khi ký hợp đồng huy động góp vốn đầu tư của khách hàng với giá trị của hợp đồng là 107,84 tỷ đồng khi UBND TP HCM chưa có quyết định giao đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Thanh tra Chính phủ phát...