Tổng Bí thư: Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quyền lực luôn có nguy cơ bị tha hóa, tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, cho nên phải thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (ảnh TTXVN).
Chiều 25.6, sau một ngày làm việc Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống tham nhũng đã kết thúc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã phát biểu kết luận Hội nghị.
Theo đánh giá của Tổng Bí thư, công tác PCTN thời gian qua có nhiều kết quả nổi bật. Ban chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan tham mưu của Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp mới, mạnh mẽ, quyết liệt về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và PCTN; nhiều quy định, nghị quyết được quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đi vào cuộc sống, có tác dụng cảnh báo, phòng ngừa có hiệu quả.
Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành chức năng đã quan tâm rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều quy định pháp luật về quản lý kinh tế – xã hội và PCTN; khắc phục một bước những sơ hở, bất cập trong các quy định của pháp luật làm phát sinh tiêu cực, tham nhũng.”, Tổng Bí thư cho biết.
Video đang HOT
Vẫn theoTổng Bí thư, ở một số địa phương, cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đao, chỉ đạo, tạo chuyển biến trong công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời nhiều cán bộ, đảng viên có sai phạm liên quan đến tham nhũng, kể cả những đồng chí trong ban thường vụ, thường trực cấp ủy; tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” đã bước đầu được khắc phục tại một số địa phương điển hình như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Sơn La, Cần Thơ…
“Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinnh tế nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc tồn tại từ nhiều năm trước đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh, công khai, đúng pháp luật, rất nghiêm khắc nhưng cũng rất có nhân văn; có lý, có tình, thể hiện rõ quan điểm “nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền”, góp phần nâng cao uy tín, sức chiến đấu của Đảng và cũng là biện pháp cảnh tỉnh, răn đe có hiệu quả.”- Tổng Bí thư nói và đưa ra ví dụ như vụ án Dương Chí Dũng, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, vụ án phạm Công Danh, vụ án Hà Văn Thắm, vụ án Giang Kim Đạt, vụ án Đinh La Thăng, vụ án Trịnh Xuân Thanh, vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) vụ án Đinh Ngọc Hệ (Út trọc), vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương….
Theo Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN, vấn đề thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng được chú trọng hơn, việc kê biên, thu giữ tài sản trong một số vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đạt khá cao như vụ Giang Kim Đạt là hơn 300 tỷ đồng; vụ Hứa Thị Phấn hơn 10.000 tỷ đồng; vụ Ngân hàng Đông Á hơn 2.000 tỷ đồng; vụ Phạm Công Danh (giai đoạn 1) hơn 6.000 tỷ đồng; vụ Đinh La Thăng hơn 20 tỷ đồng; vụ Trịnh Xuân Thanh hơn 45 tỷ đồng, vụ AVG hơn 8.500 tỷ đồng.
Nói về giải pháp cho công tác PCTN thời gian tới, Tổng Bí thư cho rằng, công tác tuyên truyền phải khẳng định rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước về PCTN. Phải tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTN; quy định về việc ngăn chặn những người có chức, có quyền lợi dụng cương vị công tác để trục lợi; quy định về cho thôi, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; quy định về điều chuyển, thay thế cán bộ khi có dư luận hoặc biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, uy tín thấp; cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung…
Theo Tổng Bí thư, cần tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác giám sát, kiểm soát quyền lực để PCTN. Bởi quyền lực luôn có nguy cơ bị tha hóa, tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, cho nên phải thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao, trách nhiệm càng lớn. Do vậy, phải tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát để bảo đảm quyền lực được vận hành công khai, minh bạch, đúng đắn, không bị tha hóa.
“Phải tăng cường giám sát việc sử dụng quyền lực của cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu, tăng cường giám sát trong nội bộ tập thể lãnh đạo; công khai quy trình sử dụng quyền lực theo pháp luật để cán bộ, nhân dân giám sát. Cán bộ lãnh đạo các cấp phải ghi nhớ, bất cứ ai cũng không có quyền lực tuyệt đối ngoài pháp luật, bất kỳ ai sử dụng quyền lực đều phải phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân và tự giác chịu sự giám sát của nhân dân. Công quỹ là của công, cho nên một xu, một hào cũng không được chi dùng bừa bãi; công quyền là vì dân cho nên không được mảy may vì riêng tư; phải thật sự chí công vô tư, công tư phân minh, công trước tư sau, vì công mà quên tư; mọi việc đều xuất phát từ dân và vì dân.”, Tổng Bí thư nói.
Theo Danviet
Ban Bí thư cách chức Phó Bí thư Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh
Ngày 4.5 tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại cuộc họp này Ban Bí thư đã xem xét và thi hành kỷ luật với bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.
Bà Phan Thị Mỹ Thanh tại phiên họp Quốc hội (ảnh IT).
Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại Tờ trình số 111-TTr/UBKTTW, ngày 27.4.2018 về việc đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Ban Bí thư nhận thấy:
- Trong thời gian làm Giám đốc Sở Công nghiệp từ năm 2003 đến tháng 01.2009, đồng chí Phan Thị Mỹ Thanh đã thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ; không chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng của Dự án khu tập thể Nhà máy dệt Thống Nhất trong khi đã thu tiền của các hộ dân; đồng ý để kế toán Sở Công nghiệp gửi số tiền còn lại của Dự án vào Công ty Gỗ Tân Mai; khi chuyển công tác, đồng chí đã không bàn giao Dự án cho người kế nhiệm, dẫn đến khiếu kiện đông người, kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự của địa phương, gây hậu quả nghiêm trọng, làm giảm uy tín của cơ quan quản lý nhà nước.
- Với cương vị Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (thời gian từ tháng 6.2011 đến tháng 9.2014), đồng chí đã ký nhiều văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh nhưng không xem xét nội dung tham mưu của sở, ngành chuyên môn, vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân tỉnh về trình tự, thủ tục đầu tư dự án; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc ký Quyết định số 2230/QĐ-UBND, ngày 21/7/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án lấn Sông Đồng Nai không báo cáo, xin ý kiến các bộ, ngành Trung ương theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; ký một số quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh thể hiện sự ưu ái, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của gia đình thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực đồng chí phụ trách, trong đó có dự án không thuộc lĩnh vực được phân công trực tiếp phụ trách, báo cáo sai sự thật về khối lượng, tiến độ đã thực hiện của dự án, nhằm mục đích trục lợi cho doanh nghiệp của gia đình mình.
- Thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, vi phạm nghiêm trọng quy chế về công tác đối ngoại; nhiều lần sử dụng hộ chiếu ngoại giao để đi nước ngoài với mục đích cá nhân, giải quyết việc riêng; thậm chí có lần xuất cảnh ra nước ngoài không báo cáo tổ chức theo quy định.
Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Phan Thị Mỹ Thanh rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân đồng chí. Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Phan Thị Mỹ Thanh bằng hình thức Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng; đề nghị Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện các quy trình, thủ tục xem xét bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với đồng chí Phan Thị Mỹ Thanh theo quy định của pháp luật
Trước đó, tại thông báo kết luận kỳ họp thứ 24, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; sau khi cân nhắc nhiều mặt, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương kết luận: Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Phan Thị Mỹ Thanh là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân đồng chí. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Phan Thị Mỹ Thanh.Cụ thể, vi phạm, khuyết điểm của bà Phan Thị Mỹ Thanh được Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ ra như sau:Bà Thanh cùng chịu trách nhiệm về những thiếu sót, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai nhiệm kỳ 2015-2020.Trong thời gian là Giám đốc Sở Công nghiệp (nay là Sở Công Thương), bà Thanh đã thiếu trách nhiệm trong triển khai thực hiện dự án Khu nhà tập thể Sở Công nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng.Với cương vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh (từ tháng 6.2011 - 9.2014), bà Thanh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công, ký nhiều văn bản liên quan đến dự án đầu tư trái quy định, có biểu hiện tư lợi cho doanh nghiệp của gia đình đồng chí.Bà Thanh con vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, Nhà nước trong việc đi nước ngoài.Trước đó tại kỳ họp thứ 15, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật cảnh cáo với bà Phan Thị Mỹ Thanh.Mới đây, Thanh tra Chính phủ ban hành Kết luận thanh tra số 195 KL/TTCP đối với Dự án khu dân cư thương mại, dịch vụ tại xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) do Công ty trách nhiệm hữu hạn Cường Hưng làm chủ đầu tư. Trong kết luậ này, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra những vi phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh, đồng thời kiến nghị cơ quan chức năng có hình thức xử lý đối với sai phạm, khuyết điểm của bà Thanh.
Theo Danviet
Quốc hội có xem xét tư cách đại biểu của bà Phan Thị Mỹ Thanh? Trả lời báo chí tại buổi họp báo trước Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV chiều 20.10, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - cho biết, ông đã được nghe một số cử tri ở Đồng Nai, TP.HCM có ý kiến về trường hợp của bà Phan Thị Mỹ Thanh, tuy...