Tổng Bí thư: Tập trung xử lý vụ Việt Á và các vụ việc liên quan y tế
Tổng Bí thư yêu cầu tập trung chỉ đạo xử lý vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các vụ việc liên quan đến lĩnh vực y tế; các vụ án xảy ra tại Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang.
Ngày 20/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 21, kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2021 và cho ý kiến về Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chủ trì Phiên họp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: TTX).
Phát biểu kết luận Phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo nhấn mạnh, trong năm 2021, mặc dù trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều thành viên Ban Chỉ đạo mới được kiện toàn, bổ sung, nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, sâu sát, với nhiều đổi mới của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo; sự quyết tâm, tích cực, trách nhiệm của các thành viên; sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc, phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng, nên hầu hết các công việc theo Chương trình công tác của Ban đã được triển khai thực hiện nghiêm túc và hoàn thành theo kế hoạch.
Nhất là, Ban đã chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; gắn phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định về kỷ luật của Đảng, Nhà nước và xử lý hình sự. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả rõ rệt, có mặt cao hơn năm trước, khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, “không ngừng”, “không nghỉ”, không vì chống dịch mà “chùng xuống, không xử lý” của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố thêm niềm tin của nhân dân.
Nổi bật là, nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, mạnh mẽ về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện quyết liệt, tạo khí thế mới ngay từ năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng…
Xử lý nghiêm minh nhiều cán bộ, đảng viên sai phạm
Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo về cơ chế phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; xử lý nghiêm minh nhiều cán bộ, đảng viên sai phạm, tạo bước đột phá mới trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực.
Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đối với 618 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 132 đảng viên so với năm 2020). Nhất là, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập trung kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xử lý kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao vi phạm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, trong đó có 32 trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (tăng 15 trường hợp so với năm 2020).
Qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị xử lý tài chính, thu hồi 81.290 tỷ đồng và 811 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.286 tập thể và 6.132 cá nhân; nhất là đã hoàn thành thanh tra chuyên đề diện rộng việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư, đấu thầu thuốc chữa bệnh; việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai tại 3 tập đoàn, tổng công ty. Công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra, kiểm toán được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực.
Điểm nổi bật là, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng thực hiện nghiêm cơ chế phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; qua kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đã chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý hơn 330 vụ việc có dấu hiệu tội phạm (tăng hơn 3 lần so với năm 2020). Cơ quan tiến hành tố tụng cũng đã kịp thời cung cấp thông tin, chuyển tài liệu sai phạm của nhiều cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, kiểm tra, xử lý theo quy định của Đảng. Việc thực hiện cơ chế này, vừa nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, vừa bảo đảm sự đồng bộ, nghiêm minh, kịp thời giữa kỷ luật của Đảng với xử lý hình sự, xử lý kỷ luật hành chính, đoàn thể đối với cán bộ, đảng viên vi phạm.
Xét xử kịp thời 10 vụ án trọng điểm
Công tác điều tra, truy tố, xét xử tiếp tục được đẩy mạnh; xử lý nghiêm minh, kịp thời nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Các cơ quan chức năng đã phối hợp chặt chẽ, tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xác minh, xử lý các vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Trong năm 2021, cả nước đã khởi tố, điều tra 390 vụ án/1.011 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ. Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, từ sau Phiên họp thứ 19 đến nay, đã khởi tố 10 vụ án/40 bị can; kết thúc điều tra 15 vụ án/150 bị can; truy tố 16 vụ án/164 bị can; xét xử sơ thẩm 21 vụ án/179 bị cáo, xét xử phúc thẩm 13 vụ án/74 bị cáo. Đặc biệt, đã khởi tố mới nhiều vụ án lớn, nghiêm trọng, phức tạp; tiếp tục mở rộng điều tra, kiên quyết, kiên trì đi sâu làm rõ bản chất tham nhũng, tiêu cực trong nhiều vụ án, khởi tố thêm nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang, trong đó 10 trường hợp cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; đã kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm vụ án đưa, nhận hối lộ liên quan đến Phan Văn Anh Vũ; một số vụ án xảy ra trong lĩnh vực y tế, lợi dụng phòng, chống dịch Covid-19 để trục lợi; các vụ án xảy ra tại Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận phiên họp (Ảnh: TTX).
Xét xử kịp thời 10 vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo gồm: Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Bộ Công Thương và Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) liên quan đến dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Vụ án “Buôn lậu; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị liên quan.
Vụ án “Đưa hối lộ; Môi giới hối lộ; Nhận hối lộ” liên quan đến Phan Văn Anh Vũ.
Video đang HOT
Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty Cổ phần hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí Ethanol Phú Thọ và Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam.
Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 – Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Vụ án “Vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội.
Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, liên quan đến các quân nhân thuộc Bộ Quốc phòng.
Vụ án “Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), Công ty Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO) và các đơn vị liên quan.
Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Tham ô tài sản; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn.
Công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án chuyển biến tích cực, các cơ quan chức năng đã thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản có giá trị trên 15 nghìn tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị lớn. Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ năm 2013 đến nay đã thu hồi được hơn 31 nghìn tỷ đồng (đạt 33,33%); trong đó, năm 2021 đã thu hồi được trên 9 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 7.100 tỷ đồng so với năm 2020). Nhất là, đã thu hồi được số tiền gần 2,7 triệu USD và 127 nghìn đô la Singapore của Phan Sào Nam ở nước ngoài.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, công tác phối hợp, chấn chỉnh, xử lý sai phạm, tiêu cực trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được tăng cường. Các cơ quan chức năng trong Công an, Quân đội đã chủ động phát hiện, xử lý kỷ luật 98 cán bộ, chiến sỹ; Tòa án, Viện Kiểm sát, Thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm toán đã xử lý kỷ luật 50 cán bộ, công chức có sai phạm, tiêu cực; Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã khởi tố, điều tra 26 vụ án/32 bị can về tội tham nhũng, chức vụ, tiêu cực xảy ra trong hoạt động tư pháp. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương có nhiều chuyển biến tích cực. Trong năm 2021, tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã khởi tố mới án tham nhũng. Trong đó, nhiều địa phương đã điều tra, xử lý nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm (như: Đồng Nai, An Giang, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Yên, Hà Nội, Sơn La…).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, báo chí và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Về nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2022, Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng không được chủ quan, thỏa mãn, bằng lòng với những kết quả đạt được; phải kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm, đồng bộ giữa kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý hình sự đối với những trường hợp vi phạm, bất kể người đó là ai; kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên các tổ chức, cá nhân có thành tích trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế để “không thể tham nhũng”. Trọng tâm là hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập, đảm bảo thực chất, hiệu quả; rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài chính, tài sản công,…; sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra, Luật Đất đai, Luật Thực hành dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các dự án luật liên quan trực tiếp đến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng; thực hiện nghiêm chỉ đạo về cơ chế phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên có sai phạm liên quan các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 16 vụ án, kết thúc xác minh, xử lý 40 vụ việc; truy tố 20 vụ án; xét xử sơ thẩm 22 vụ án, xét xử phúc thẩm 1 vụ án theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
Nhất là, tập trung chỉ đạo xử lý vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các vụ việc, vụ án liên quan đến lĩnh vực y tế; các vụ việc, vụ án xảy ra tại Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang…
Xét xử sơ thẩm đối với 10 vụ án trọng điểm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xử lý nghiêm các sai phạm, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, đột phá hơn nữa trong công tác giám định, định giá và thu hồi tài sản tham nhũng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo, đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục liêm chính, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo khẩn trương hoàn thành tổng kết Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC); đề án thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh và các đề án, chuyên đề khác theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Ban Chỉ đạo đã thảo luận, thống nhất Kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống tiêu cực theo Quy định số 32-QĐ/TW, ngày 16/9/2021 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 01/12/2021 của Bộ Chính trị thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, với 19 nhóm nhiệm vụ; phân công cụ thể cho các cấp ủy, tổ chức đảng và các thành viên Ban Chỉ đạo; xác định rõ lộ trình, thời gian thực hiện, trong đó nhấn mạnh công tác hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Cũng tại Phiên họp, Ban Chỉ đạo đã thảo luận, cho ý kiến để hoàn thiện dự thảo Chương trình công tác năm 2022; kết thúc chỉ đạo xử lý đối với 9 vụ án, 4 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo do đã kết thúc việc giải quyết theo quy định của pháp luật.
Vụ "thổi giá" kit xét nghiệm Việt Á: Những ai đã "nhúng chàm"?
Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, vì thế Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng thống nhất đưa vụ án vào diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Ngày 31-12-2021, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 - Bộ Công an) ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án về các tội "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á).
Đây là diễn biến mới nhất trong vụ án động trời này, có sự tiếp tay của lãnh đạo cấp vụ, cán bộ của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN).
Kết quả điều tra đến nay, C03 cho biết có căn cứ xác định dấu hiệu sai phạm trong việc quản lý, nghiên cứu, chuyển giao đề tài khoa học về sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19 tại Bộ KH-CN và trong việc cấp phép đăng ký lưu hành tạm thời, cấp phép đăng ký lưu hành chính thức sản phẩm kit xét nghiệm Covid- 19; việc hiệp thương giá sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19 với Công ty Việt Á tại Bộ Y tế.
Trong quá trình mở rộng điều tra, C03 đã khởi tố bị can Nguyễn Minh Tuấn, nguyên Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế; Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (thuộc Bộ Y tế); Trịnh Thanh Hùng, Phó vụ trưởng Vụ KH-CN các ngành kinh tế kỹ thuật (thuộc Bộ KH-CN, cùng về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ".
Các bị can Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Nam Liên và Trịnh Thanh Hùng (từ trái qua). Ảnh Bộ Công an cung cấp
Cùng với 3 bị can nêu trên, C03 khởi tố 8 bị can, gồm: Nguyễn Văn Định - Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nghệ An; Nguyễn Thị Hồng Thắm - Kế toán trưởng CDC Nghệ An; Nguyễn Thành Danh - Giám đốc CDC Bình Dương; Trần Thanh Phong và Lê Thị Hồng Xuyên - cán bộ CDC Bình Dương; Tiêu Quốc Cường - Kế toán trưởng, Phó phòng thuộc Sở Y tế Bình Dương; Nguyễn Trường Giang - Giám đốc Công ty VNDat; Nguyễn Thị Thúy - nhân viên Công ty VNDat; Lê Trung Nguyên - Giám đốc vùng Công ty Việt Á cùng về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
C03 cũng khởi tố bổ sung Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Công ty Việt Á) và Vũ Đình Hiệp (Phó tổng giám đốc Công ty Việt Á) về tội "Đưa hối lộ".
Còn Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương) bị khởi tố bổ sung tội "Nhận hối lộ".
Tổng Giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt (bìa trái, ảnh trên) và các bị can thuộc Công ty Việt Á.
Trước đó, ngày 17-12-2021, C03 đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Công ty Việt Á, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương (CDC Hải Dương) và các đơn vị, địa phương có liên quan; khởi tố bị can đối với Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt và Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương Phạm Duy Tuyến; Vũ Đình Hiệp và Phan Tôn Noel Thảo cùng 3 người khác về hành vi vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Để điều tra vụ án này, C03 đã khám xét khẩn cấp 16 địa điểm tại 8 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, TP HCM, Hải Dương, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An; đồng thời triệu tập ghi lời khai hơn 30 đối tượng liên quan.
Trong quá trình điều tra, C03 đã phong tỏa, ngăn chặn, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm của Phan Quốc Việt và các bị can thuộc Công ty Việt Á trị giá trên 320 tỉ đồng, 100.000 USD, 20 bất động sản; 8 bất động sản của Phạm Duy Tuyến...
Hiện C03 đang tiếp tục điều tra mở rộng đối với các cá nhân, đơn vị liên quan cũng như rà soát, kê biên tài sản của các đối tượng để bảo đảm thu hồi cho Nhà nước.
Công ty Việt Á do Phan Quốc Việt thành lập, giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc, người đại diện pháp luật.
Bị can Phạm Duy Tuyến (trái) và Nguyễn Mạnh Cường - cựu Kế toán trưởng CDC Hải Dương - Ảnh: Bộ Công an cung cấp
Từ đầu năm 2020, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên cả nước, Bộ Y tế, Bộ KH-CN đã xác định nhiệm vụ quốc gia bằng đề tài nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng vi-rút Corona mới 2019 (2019-nCoV)".
Đề tài này được giao cho Học viện Quân y phối hợp với Công ty Việt Á thực hiện.
Tháng 4-2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19.
Điều đáng nói là từ một nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia, được ngân sách nhà nước cấp 19 tỉ đồng nhưng nhiệm vụ này lại được chuyển giao cho Công ty Việt Á để phát triển sản phẩm thương mại trái quy định gây thất thoát ngân sách, thiệt hại kinh tế rất lớn.
Đến nay, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỉ đồng.
Trang web Bộ khoa học và Công nghệ đăng tãi thông tin về "Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng vi rút Corona mới 2019 (2019-nCoV)". Ảnh chụp màn hình.
Bước đầu, Phan Quốc Việt và các lãnh đạo chủ chốt Công ty Việt Á đã khai nhận quá trình kinh doanh, tiêu thụ kit xét nghiệm Covid-19 của công ty này. Theo đó, lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test Covid-19, sản phẩm kit xét nghiệm thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn nên Phan Quốc Việt đã chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các bệnh viện (BV), CDC các tỉnh, thành sử dụng.
Công ty Việt Á do Phan Quốc Việt thành lập, giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc, người đại diện pháp luật
Phan Quốc Việt thỏa thuận, thống nhất, chi cho cán bộ, lãnh đạo các đơn vị mua hàng với số tiền rất lớn. Nhằm thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và các đối tượng của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành trong quá trình cung cấp sản phẩm.
Đến nay, C03 xác định Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỉ đồng. Phan Quốc Việt đã chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng cho ông Phạm Duy Tuyến gần 30 tỉ đồng.
Hành vi của Phạm Duy Tuyến, Phan Quốc Việt và các đối tượng liên quan là vi phạm nguyên tắc công bằng, minh bạch trong đấu thầu.
Các bị can: Nguyễn Văn Định; Nguyễn Thị Hồng Thắm; Nguyễn Thành Danh; Trần Thanh Phong; Lê Thị Hồng Xuyên; Tiêu Quốc Cường; Nguyễn Trường Giang; Nguyễn Thị Thuý: Lê Trung Thúy; Nguyên (lần lượt từ trái sang phải, từ trên xuống dưới)
Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Để xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân sai phạm, cảnh báo, răn đe mạnh mẽ hơn nữa để ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của nhân dân, ngày 30-12-2021, Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng thống nhất đưa vụ án vào diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Theo chỉ đạo, Đảng ủy Công an Trung ương, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung lực lượng, khẩn trương, quyết liệt, mở rộng điều tra làm rõ bản chất của vụ án, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật; không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không chịu bất kỳ sự can thiệp trái pháp luật của bất kì tổ chức, cá nhân nào.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên có liên quan để kịp thời xử lý nghiêm theo quy định của Đảng.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, thanh tra, điều tra xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng công tác phòng, chống dịch bệnh để tham nhũng, tiêu cực.
Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo, được giao chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng đôn đốc, kiểm tra, tham mưu Thường trực Ban chỉ đạo để chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Tổng Bí thư yêu cầu khẩn trương xử lý nghiêm các vụ trọng án Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến các vụ án xảy ra tại một số đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng... Phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực, Tổng Bí...