Tổng Bí thư: Suy thoái, “tự chuyển hoá” trong nội bộ gây hậu quả khôn lường
“Tình trạng suy thoái, “ tự diễn biến”, “ tự chuyển hóa” vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt vấn đề, Hội nghị Trung ương Đảng lần này phải đề ra được giải pháp ngăn chặn tình trạng này.
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa XII, sáng nay, 8/10, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã khai mạc Hội nghị lần thứ Tư. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.
Theo chương trình được thông qua, tại Hội nghị lần này, Trung ương sẽ thảo luận, cho ý kiến về: Tình hình kinh tế – xã hội năm 2016, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2017; Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; và một số vấn đề quan trọng khác.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý thêm một số khía cạnh liên quan đến các nội dung và nhiệm vụ của Hội nghị, có tính chất gợi mở, nêu vấn đề, đề nghị Trung ương quan tâm trong quá trình thảo luận, xem xét, quyết định.
Hội nghị Trung ương 4 dự kiến diễn ra từ 9/10 đến hết ngày 15/10 (ảnh: TTXVN)
Về tình hình kinh tế – xã hội năm 2016, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2017, Tổng Bí thư nêu rõ, 2016 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, cũng có không ít khó khăn, thách thức. Tổng Bí thư đề nghị Trung ương bám sát các báo cáo, tờ trình của Bộ Chính trị và thực tế tình hình ở các ngành, lĩnh vực và địa phương để thảo luận, đánh giá khách quan, toàn diện sự phát triển kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm, dự báo đến hết năm 2016, chỉ rõ những kết quả, thành tích đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và phân tích làm rõ các nguyên nhân.
Tổng Bí thư lưu ý việc đối chiếu với những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng ở mức khoảng 6,7%; phát triển văn hoá – xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ vững môi trường hoà bình và ổn định để phát triển đất nước.
Tổng Bí thư yêu cầu khi đánh giá tình hình cần đi sâu phân tích thấu đáo những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, yếu kém, nhất là những nguyên nhân chủ quan, phải chăng chủ yếu là do: chưa nhận thức đúng và thống nhất về mô hình tăng trưởng mới với đầy đủ những yếu tố cấu thành động lực, nguồn lực và phương thức tạo ra sự tăng trưởng, thậm chí còn nhìn nhận giản đơn, đồng nhất mô hình tăng trưởng với mô hình phát triển?
Ngoài ra, nguyên nhân có phải do đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn chậm, chưa có bước đột phá về huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển theo tín hiệu và cơ chế thị trường. Nhận thức chưa đầy đủ, tổ chức thực hiện chưa tốt ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, trước hết là ba lĩnh vực trọng tâm ưu tiên tái cơ cấu mà nhiệm kỳ Khóa XI đã đề ra. Chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong cải cách căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học – công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ kết nối mạng. Chưa tổ chức thực hiện tốt việc phát huy những thời cơ, thuận lợi, khắc phục những khó khăn, thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế nói chung và đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế nói riêng?…
Về quan điểm, định hướng chủ trương, chính sách lớn, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương bám sát Nghị quyết và các Văn kiện Đại hội XII để thảo luận, cụ thể hóa, bổ sung phát triển nhằm thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội. Xác định rõ mô hình tăng trưởng cần phấn đấu xây dựng với những đổi mới so với mô hình tăng trưởng hiện nay; lộ trình, bước đi trong 5 – 10 năm tới, tầm nhìn đến năm 2030; các chủ trương, chính sách, biện pháp phát huy vai trò của khoa học – công nghệ, chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng lao động, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn lực của khu vực kinh tế tư nhân; chủ trương về tích tụ, tập trung quyền sử dụng đất nông nghiệp; chính sách, biện pháp xử lý căn bản hơn vấn đề nợ xấu và các ngân hàng thương mại yếu kém…
Video đang HOT
Mức độ “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” đến đâu?
Về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư khẳng định, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng, với chế độ. Đại hội XII của Đảng đã đề ra 10 nhiệm vụ cơ bản để xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh; trong đó khẳng định tiếp tục kiên trì, kiên quyết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI về xây dựng Đảng.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định, Hội nghị lần này cần thảo luận, ra Nghị quyết về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
“Đây là vấn đề hệ trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách. Tại các Đại hội VIII, IX, X và XI, Đảng ta đã nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Đại hội XII của Đảng tiếp tục cảnh báo và đặt ra yêu cầu: “Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; coi đây là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ này. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI về xây dựng Đảng, với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, nhưng tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường” – Tổng Bí thư phát biểu.
Tờ trình của Bộ Chính trị và các tài liệu liên quan gửi Trung ương đã nêu khá đầy đủ các nội dung của Đề án, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương cho ý kiến về tên gọi, chủ đề và phạm vi của Đề án, có gì cần bổ sung, điều chỉnh. Từ đó, đánh giá đúng tình hình và nguyên nhân; xác định rõ mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và những chủ trương, biện pháp phù hợp đối với từng nội dung, vấn đề. Trên cơ sở kế thừa các nghị quyết của Trung ương trước đây, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI, đề nghị nghiên cứu bổ sung, làm rõ suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống là thế nào? Những biểu hiện như đã nêu trong Tờ trình, Đề án và Dự thảo Nghị quyết đã đủ rõ chưa, cần phải nhận diện thêm vấn đề gì? “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là thế nào? Mức độ đến đâu? Nguyên nhân là gì? Tác hại ra sao?
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương đi sâu phân tích làm rõ, mổ xẻ, chỉ ra đúng căn nguyên, đề ra các biện pháp chữa trị hữu hiệu. Đề án nêu ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội. Những nhóm giải pháp nêu trên đã chính xác, đủ mạnh và khả thi để làm chuyển biến tình hình chưa? Cần bổ sung giải pháp nào, nội dung từng nhóm giải pháp cần lưu ý thêm vấn đề gì? Những giải pháp nào chúng ta có thể tổ chức thực hiện ngay; những giải pháp cần có thêm quy định, hướng dẫn thì cách thức tổ chức thực hiện thế nào?…
Những nội dung trình Hội nghị Trung ương lần này là những vấn đề rất quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, bao gồm cả việc thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế – xã hội và việc thực hiện nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tổng Bí thư đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, cho ý kiến để hoàn thiện các báo cáo, đề án, dự thảo các nghị quyết, kết luận của Trung ương và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.
Theo chương trình, Hội nghị lần thứ Tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII sẽ làm việc hết ngày 15/10 tới.
P.Thảo
Theo Dantri
Bí thư Đinh La Thăng trả lời cử tri về vụ án Trịnh Xuân Thanh
Trả lời trước cử tri TPHCM, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho biết, vụ án Trịnh Xuân Thanh đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo xử lý, cơ quan điều tra đang làm rõ các sai phạm để xử lý nghiêm theo quy định, đúng người, đúng tội.
Sáng 5/10, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Văn Thị Bạch Tuyết và quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Trần Anh Tuấn đã có buổi tiếp xúc cử tri ở 4 xã thuộc huyện Củ Chi (TPHCM).
Bí thư Thăng trả lời cử tri huyện Củ Chi
Tại buổi tiếp xúc, Bí thư Đinh La Thăng đã trả lời trước cử tri về sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang) khi còn giữ chức Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty xây lắp dầu khí.
Ông Thăng khẳng định, chống tham nhũng, lãng phí đang được Đảng, Chính phủ chỉ đạo hết sức quyết liệt.
"Tổng Bí thư là người trực tiếp đứng đầu Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng đã thể hiện quyết tâm chống tham nhũng. Tổng Bí thư cũng đã chỉ đạo đưa ra xét xử 6 vụ án tham nhũng, sai phạm kinh tế lớn trong năm nay. Kỳ họp sắp tới Quốc hội cũng dành nhiều thời gian bàn về vấn đề tham nhũng", ông Thăng nói.
Về vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh, ông Thăng cho biết: "Trung ương đã kiểm tra và khai trừ Đảng, cách chức ông Trịnh Xuân Thanh. Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo xử lý. Cơ quan chức năng khởi tố vụ án, truy nã toàn quốc và quốc tế đối với ông Thanh để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, làm sao xử lý đúng người, đúng tội".
Cử tri "xoay" Bí thư Thăng chuyện ngập nước, kẹt xe
Tại buổi tiếp xúc, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng đã mời các sở, ngành liên quan trả lời các vấn đề khác mà người dân bức xúc về giao thông, ngập úng, phòng chống ma túy, tệ nạn mại dâm, chính sách cho người có công...
Trước phản ánh của cử tri, Bí thư Đinh La Thăng thừa nhận tình trạng ô nhiễm môi trường, cướp giật, tệ nạn xã hội... tuy có giảm nhưng vẫn còn còn diễn biến phức tạp; tình trạng ngập lụt, kẹt xe làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng mong bà con hết sức chia sẻ với cố gắng của thành phố.
"Lãnh đạo thành phố đang nỗ lực và đã có một số kết quả. Xin bà con hết sức chia sẻ, có những việc cần phải có thời gian. Chẳng hạn như ùn tắc giao thông thì cần có thời gian để tổ chức lại, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường đầu tư, nâng cao ý thức người dân...", ông Thăng nói.
Bí thư Đinh La Thăng đã mời các sở, ngành liên quan trả lời các vấn đề khác mà người dân quan tâm, bức xúc liên quan đến giao thông, y tế, chính sách cho người có công.
Cử tri Huỳnh Văn Bẩm bức xúc vì tỉnh lộ 7 nhỏ hẹp trong khi mật độ giao thông lớn gây khó khăn trong việc đi lại và mất an toàn giao thông. Người dân đã kiến nghị tình trạng này hơn 10 năm nhưng chưa được giải quyết.
Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP Nguyễn Văn Tám cho biết, UBND TP đã có chủ trương cải tạo nâng cấp tuyến đường này và hiện đã bố trí vốn khoảng 450 tỷ. Sau khi chủ đầu tư lập xong dự án thì sẽ triển khai nâng cấp, sửa chữa tỉnh lộ 7 ngay.
Trong khi đó, cử tri Lê Minh Thắng cho biết cả 2 vợ chồng đều là thương binh 2/4. Mỗi người được trợ cấp 2,5 triệu đồng/tháng không đủ sống. Người con gái học điều dưỡng, đi xin việc ở bệnh viện Củ Chi qua 2 đời giám đốc mà không nhận được hồi âm.
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, các bệnh viện trên địa bàn hiện tuyển theo chế độ thi tuyển, sắp tới sẽ tuyển thêm và sẽ ưu tiên đối với trường hợp có công.
Cũng theo ông Bỉnh, Bệnh viện An Nhơn Tây sẽ được nâng từ 200 giường lên 300 giường vào năm tới. Còn bệnh viện đa khoa Củ Chi với 1.000 giường sẽ phải tuyển thêm người. Tuyển thêm người để đảm bảo được nguồn lực cũng như khả năng khám chữa bệnh tại địa phương và địa bàn lân cận.
Trong khi đó, trả lời ý kiến của cử tri phản ánh việc cán bộ hưu trí trên 80 tuổi không được nhận tiền hỗ trợ người cao tuổi, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Minh Tấn cho biết theo luật Người cao tuổi thì không thể hỗ trợ được.
"TPHCM có đến hơn 15.000 trường hợp như cử tri nêu. Chúng tôi xin chia sẻ và sẽ có kiến nghị để thay đổi", ông Tấn nói.
Quốc Anh
Theo Dantri
Bí thư Hà Nội: Xây dựng đời sống văn hóa quan trọng hơn "cơm áo gạo tiền" Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, không chỉ có vấn đề "cơm áo gạo tiền" mới quan trọng, mà vấn đề xây dựng, duy trì, phát triển đời sống văn hóa còn quan trọng hơn nhiều. Bởi vì nó quyết định sự phát triển bền vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước. Ngày 30/9,...