Tổng Bí thư: Quan hệ Việt-Mỹ có bước tiến dài mà 20 năm trước ít ai hình dung được

Theo dõi VGT trên

“40 năm sau chiến tranh, 20 năm bình thường hóa quan hệ, từ chỗ là “cựu thù”, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành “bạn” và từ năm 2013 đến nay là “đối tác toàn diện”. Đây thực sự là một bước tiến dài mà 20 năm trước, ít ai hình dung được”.

Ngày 3/7/2015, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp và trả lời phỏng vấn của một số hãng thông tấn, báo chí Hoa Kỳ trước thềm chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư.

Tổng Bí thư: Quan hệ Việt-Mỹ có bước tiến dài mà 20 năm trước ít ai hình dung được - Hình 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp và trả lời phỏng vấn các Hãng thông tấn, báo chí Hoa Kỳ (Ảnh: Trí Dũng – TTXVN)

Việt Nam và Hoa Kỳ vừa kỷ niệm 40 năm ngày kết thúc chiến tranh và sắp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Xin Ngài đ.ánh giá về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ? Những thách thức còn tồn tại trong mối quan hệ hai nước là gì? Hoa Kỳ có thể làm gì để cải thiện quan hệ hai nước?

Tổng Bí thư: Tôi tin rằng, nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng như toàn thể nhân loại tiến bộ trên thế giới đều yêu chuộng và khao khát được sống trong hòa bình. Chiến tranh chắc chắn là điều ít người mong muốn. Tuy nhiên, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã phải chứng kiến một chương buồn trong lịch sử, để lại di chứng nặng nề trong lòng hai dân tộc. Nhưng thời gian đã cho thấy, vượt lên trên hết là khát vọng hòa bình và mong muốn xây đắp quan hệ hữu nghị, hợp tác của nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ, hai nước đã cố gắng “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.

40 năm sau chiến tranh, 20 năm bình thường hóa quan hệ, từ chỗ là “cựu thù”, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành “bạn” và từ năm 2013 đến nay là “đối tác toàn diện”. Đây thực sự là một bước tiến dài mà 20 năm trước, ít ai hình dung được.

Nếu vào thời điểm năm 1995, quan hệ hai nước mới chủ yếu trong lĩnh vực tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh (MIA) thì nay đã được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế – thương mại, văn hóa – giáo dục, khoa học – công nghệ, quốc phòng – an ninh, quan hệ giao lưu nhân dân… Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có số lượng sinh viên, học sinh đang theo học tại Hoa Kỳ đông nhất. Kim ngạch thương mại hai chiều trong 20 năm qua tăng gấp 130 lần. Hai nước hiện cùng các đối tác khác tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định có ý nghĩa rất quan trọng đối với hợp tác kinh tế khu vực. Bên cạnh các lĩnh vực hợp tác song phương, hai bên tăng cường hợp tác trong các vấn đề khu vực cũng như trong các vấn đề toàn cầu như chống phổ biến vũ khí hạt nhân, chống k.hủng b.ố, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại châu Á – Thái Bình Dương và thế giới.

Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thăm lẫn nhau và tiếp xúc bên lề các diễn đàn quốc tế và khu vực, qua đó góp phần xây dựng lòng tin giữa hai nước và tạo cơ hội để thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ song phương. Chuyến thăm Hoa Kỳ lần này của tôi cũng nhằm mục đích trên và hy vọng chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống B.Obama cũng có thể diễn ra vào cuối năm 2015.

Cũng giống như bất kỳ mối quan hệ nào giữa hai quốc gia trên thế giới, Việt Nam và Hoa Kỳ còn có những tồn tại khác biệt trên một số lĩnh vực như nhận thức về dân chủ, nhân quyền, thương mại… Đối với những khác biệt, tôi cho rằng cách tốt nhất và hiệu quả nhất là hai bên tiếp tục đối thoại thẳng thắn, xây dựng để hiểu nhau hơn, không để những khác biệt đó gây trở ngại cho việc tăng cường quan hệ chung.

Tổng Bí thư: Quan hệ Việt-Mỹ có bước tiến dài mà 20 năm trước ít ai hình dung được - Hình 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn một số hãng thông tấn, báo chí Hoa Kỳ trước thềm chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 6/7 đến 10/7/2015.

Chuyến thăm chính thức của Ngài tới Hoa Kỳ là chuyến thăm lịch sử, Ngài mong muốn chuyến thăm này đạt những mục tiêu cụ thể gì?

Tổng Bí thư: Đây là chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam theo lời mời của chính phủ Hoa Kỳ đúng vào dịp hai nước đang kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là thời điểm tốt để chúng ta đ.ánh giá lại chặng đường đã qua và chia sẻ tầm nhìn “hướng tới tương lai”, cùng chung tay xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác ổn định lâu dài, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng thể chế chính trị của nhau, vì lợi ích nhân dân mỗi nước và góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, phồn vinh ở khu vực và trên thế giới.

Tôi cũng muốn khẳng định với Chính quyền, Quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ về đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam, đó là độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, là bạn và đối tác tin cậy của các nước trên thế giới, vì hòa bình, độc lập và phát triển; trong đó chúng tôi luôn coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ, coi Hoa Kỳ và một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Chuyến thăm này sẽ là cơ hội làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh hợp tác song phương, chúng tôi cũng muốn trao đổi với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ với tầm nhìn dài hạn các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, như tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, vấn đề biến đổi khí hậu, các cơ chế hợp tác chính trị, kinh tế và an ninh khu vực, an ninh và an toàn hàng hải, nhằm cùng nhau góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới.

Tôi hy vọng, đây cũng là một dịp để hai bên có thể trao đổi thẳng thắn về các vấn đề mà hai bên còn có những khác biệt, nhằm góp phần vào việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, giảm bớt khác biệt, từng bước xây dựng lòng tin giữa hai bên nhằm đưa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định và thực chất, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

Video đang HOT

Việt Nam có thuyết phục Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương hay không?

Tổng Bí thư: Trên nền tảng quan hệ Đối tác toàn diện đang tiến triển năng động và tích cực, Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hơn nữa hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, trong đó có hợp tác về an ninh – quốc phòng. Việc Hoa Kỳ đã gỡ bỏ một phần, tiến tới gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, thể hiện sự tin cậy giữa hai nước, tạo điều kiện làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện và thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ 2011 cũng như Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ về Quan hệ Quốc phòng 2015.

Xin Ngài cho biết Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng như thế nào và có thể làm gì nhằm xây dựng sự ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung, khu vực Biển Đông nói riêng?

Tổng Bí thư: Chúng tôi cho rằng, là cường quốc hàng đầu thế giới và là ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Hoa Kỳ có lợi ích, đồng thời có trách nhiệm lớn trong việc giữ gìn hòa bình, ổn định trên thế giới, trong đó có khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác, coi trọng việc phát triển quan hệ nhiều mặt với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tôi cho rằng trên cơ sở sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, Hoa Kỳ có thể đẩy mạnh hơn nữa quan hệ song phương nhiều mặt với từng nước trong khu vực, nhất là về kinh tế-thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, ứng phó biến đổi khí hậu… Các lĩnh vực này mang đến những lợi ích cụ thể, thiết thực cho người dân, qua đó tạo ra nền tảng vững chắc, lâu dài cho hòa bình, ổn định ở khu vực.

Về vấn đề Biển Đông, tôi đ.ánh giá cao việc Chính phủ Hoa Kỳ có những phát biểu tích cực, ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và ủng hộ việc tiến tới đạt được một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Chúng ta đều biết khu vực Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng. Khoảng 50% lượng hàng hóa được vận chuyển đường biển của thế giới đi qua các tuyến hàng hải quan trọng trên Biển Đông. Do đó, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không, không làm thay đổi hiện trạng, quân sự hóa hoặc áp đặt kiểm soát trên biển và trên không ở Biển Đông, không phải là lợi ích của riêng ai, mà là nguyện vọng chung của các nước khu vực và cả thế giới. Tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục có tiếng nói và hành động phù hợp, đóng góp vào việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên thế giới.

Trung Quốc và Hoa Kỳ là những đối tác kinh tế lớn của Việt Nam, đồng thời cả hai nước đều đang tăng cường mạnh mẽ ảnh hưởng của mình tại khu vực. Vậy Việt Nam sẽ làm gì trong bối cảnh này?

Tổng Bí thư: Trung Quốc và Hoa Kỳ đều là hai cường quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới. Việc Trung Quốc và Hoa Kỳ có vai trò và ảnh hưởng quan trọng ở khu vực cũng là dễ hiểu. Thực tiễn cho thấy, nếu các nước lớn hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế, không ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của nước khác, đồng thời đóng góp tích cực và xây dựng vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của cả khu vực, thì luôn được cộng đồng các nước hoan nghênh.

Hiện nay, Trung Quốc và Hoa Kỳ đều là hai đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Do đó, việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ là một trong những ưu tiên đối ngoại hàng đầu của chúng tôi. Bên cạnh đó, cũng như các nước khác trong khu vực, chúng tôi mong muốn quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ phát triển ổn định, đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.

Ngài mong đợi gì từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ được tổ chức vào năm sau? Đảng cần làm gì hơn nữa để giải quyết vấn đề tham nhũng vốn đang làm xói mòn lòng tin của người dân đối với Đảng?

Tổng Bí thư: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với đất nước chúng tôi. Đại hội sẽ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng (2011 – 2015) và nhìn lại chặng đường 30 năm đổi mới, đề ra những chủ trương và quyết sách lớn trên tất cả các lĩnh vực trong 5 năm tới nhằm tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; nâng cao vị thế của đất nước, chủ động và tích cực, hội nhập quốc tế; phấn đấu đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Để củng cố uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước Việt Nam, chúng tôi chủ trương tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Trong những năm qua, nỗ lực phòng, chống tham nhũng của chúng tôi đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, chúng tôi không tự hài lòng với kết quả đó, mà càng nỗ lực, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Một trong những trở ngại trong quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ là vấn đề nhân quyền. Mong Ngài cho biết ý kiến về những chỉ trích cho rằng Việt Nam không có tự do báo chí và các quyền tự do cơ bản, thành tích nhân quyền của Việt Nam đang kém đi trong những năm gần đây?

Tổng Bí thư: Trong Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc cách đây tròn 70 năm, ngay những dòng đầu tiên, Người đã trích Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp. Việc tôn trọng quyền con người, đấu tranh vì quyền con người chính là khát vọng của dân tộc chúng tôi, là mục tiêu phấn đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi cho rằng, đó cũng là khát vọng chung của nhân loại, là mục tiêu phấn đấu của mọi chế độ tiến bộ trên thế giới.

Thực tiễn cho thấy, qua 30 năm Đổi mới, quyền của người dân Việt Nam ngày càng được phát triển, ngày càng được Nhà nước Việt Nam bảo đảm. Điều này đã được thể chế hóa trong Hiến pháp, pháp luật, được quy định cụ thể bằng các chính sách, giải pháp thực hiện từ Trung ương đến địa phương. Qua những nỗ lực đó, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Nỗ lực đó được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đ.ánh giá cao, thể hiện qua việc Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu rất cao. Các quốc gia cũng đ.ánh giá cao thực tế tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam ở trong nước cũng như những đóng góp tích cực của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, chúng tôi cũng còn nhiều việc phải làm, nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền của người dân Việt Nam.

Đúng là hiện nay trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam còn có những cách hiểu khác nhau về quyền con người. Chúng ta cần tiếp tục duy trì các kênh đối thoại trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn và xây dựng để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp những khác biệt và khai thác những tiềm năng hợp tác; cố gắng không để những khác biệt đó trở thành lực cản đối với quan hệ song phương. Một số ý kiến chỉ trích về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thời gian qua là thiếu khách quan và không có cơ sở. Tôi rất mong các bạn đến thăm Việt Nam thường xuyên hơn để có cái nhìn khách quan và toàn diện về Việt Nam. Các bạn sẽ tận mắt thấy những nỗ lực và thành quả trên thực tế trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam.

Những thử thách lớn đối với kinh tế Việt Nam hiện nay là gì và Việt Nam sẽ tập trung chủ yếu vào những chính sách gì để thúc đẩy nền kinh tế? Nền kinh tế Việt Nam sẽ như thế nào trong thời gian tới? Việt Nam đã sẵn sàng gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương chưa?

Tổng Bí thư: Sau 30 năm tiến hành Đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế – xã hội to lớn. Từ một nước chậm phát triển với nền kinh tế khép kín, nay Việt Nam đã bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình với nền kinh tế phát triển năng động và ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường phát triển vừa qua, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam còn chưa bền vững và sức cạnh tranh còn hạn chế. Việc bước vào nhóm nước thu nhập trung bình đang đặt ra những thách thức lớn, trong đó nổi lên là thách thức làm sao không để rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” và tạo dựng được một nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội và thân thiện với môi trường. Đồng thời, Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức đến từ bên ngoài, như tác động của khủng hoảng tài chính – t.iền tệ toàn cầu, sức cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới, quá trình liên kết với yêu cầu ngày càng cao ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương… Tuy nhiên, có nội lực mạnh mới có thể xử lý được thách thức bên ngoài, thậm chí còn hóa giải được thách thức, tận dụng được thời cơ để vươn lên. Nhằm mục đích đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020, Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới với ba đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nhằm khơi dậy và giải phóng các tiềm năng của đất nước.

Về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tôi cho rằng đây là một Hiệp định có quy mô rất lớn, với sự tham gia của nhiều nền kinh tế chủ chốt ở khu vực và thế giới, đồng thời bao hàm nhiều vấn đề thương mại thế hệ mới và mức độ cam kết cao hơn nhiều so với các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị nghiêm túc, chúng tôi có đủ tự tin và tham gia thành công vào tiến trình quan trọng này. Và trên thực tế, chúng tôi đang cùng đoàn Hoa Kỳ và các thành viên khác nỗ lực để có thể kết thúc đàm phán trong thời gian sớm nhất.

Chúng tôi cũng nhận thức rằng, là quốc gia đang phát triển ở trình độ thấp hơn so với các nước đối tác trong TPP, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa, nhất là về hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và thủ tục đầu tư,… nhằm tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế.

Theo TTXVN

“Quan hệ với nước lớn, phải nói được thẳng thắn điểm bất đồng”

"Trong quan hệ quốc phòng, bên cạnh việc phát huy những điểm đồng, phải nói được những điểm còn bất đồng và đấu tranh thẳng thắn; kiểm soát hành vi để không tạo ra những đứt gãy giữa 2 bên", Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao đổi với PV Dân trí.

Sau một loạt các sự kiện của Bộ Quốc phòng Việt Nam nhằm nâng tầm hợp tác quốc phòng với các nước, trong đó có các nước lớn, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã dành cho phóng viên Dân trí một cuộc phỏng vấn, đề cập thẳng thắn những vấn đề "nóng" trong hợp tác ở lĩnh vực này.

Quan hệ với nước lớn, phải nói được thẳng thắn điểm bất đồng - Hình 1

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trao đổi với PV Dân trí về vấn đề đối ngoại quốc phòng.

Vừa qua, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có một loạt những hoạt động đối ngoại song phương ở cấp cao nhất, với những đối tác lớn, đối tác quan trọng hàng đầu. Ông đ.ánh giá thế nào về những hoạt động này?

Ta có thể thấy rất rõ trong vòng chưa đầy một tháng, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức đối thoại quốc phòng biên giới với Trung Quốc rất thành công, đồng thời đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đến thăm. Giữa những sự kiện ấy, Bộ trưởng Quốc phòng ta lại có chuyến thăm Ấn Độ, dù rất ngắn, chỉ hơn một ngày nhưng đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp giữa hai nước. Rõ ràng chúng ta đã quan hệ cùng lúc với nhiều nước một cách công khai, minh bạch; tất cả các nước đều bày tỏ sự tôn trọng, mong muốn xây dựng quan hệ với chúng ta và việc hợp tác với Việt Nam vừa đem lại lợi ích cho người ta vừa mang lại lợi ích cho mình.

"Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Caster vừa qua rất quan trọng vì rơi vào thời điểm sắp tiến tới kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và cũng là kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nói là chuyến thăm này có thể mang đến sự thay đổi trong quan hệ quốc phòng giữa 2 nước thì không chính xác vì quan hệ này đã được xúc tiến hơn 10 năm qua, đã có những bước tiến một cách vững chắc, từng bước với nhịp độ vừa phải mà hai bên đều hài lòng".

Như vậy, nội dung hợp tác của ta với mỗi nước khác nhau nhưng nó có điểm chung là phát huy điểm tương đồng giữa ta với nước ấy và không phương hại đến bất cứ quốc gia nào khác. Điều đó cho thấy chúng ta luôn giữ được độc lập tự chủ trong khi thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Đây là chủ trương của Đảng, Nhà nước mà lĩnh vực quốc phòng thể hiện rất cụ thể. Có thể nói trong một thời gian ngắn như thế thôi mà vừa là Trung Quốc, vừa là Mỹ, vừa là Ấn Độ; những mối quan hệ đa dạng đó mang tính biểu tượng rất cao về việc Việt Nam không đứng về bên nào và ta được trọng thị ở tất cả các hướng rất quan trọng đó. Nước láng giềng Trung Quốc bày tỏ sự đồng tình, Mỹ cũng đ.ánh giá cao, cũng hài lòng; Ấn Độ càng hồ hởi... Như vậy là vừa giữ được độc lập tự chủ vừa đảm bảo đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Chỉ nội trong những sự kiện ấy thôi đã nói lên tính chất, phương châm, đường lối quan hệ quốc phòng của chúng ta một cách rất đầy đủ rồi.

Việc Bộ trưởng Quốc phòng của ta liên tiếp có những hoạt động đối ngoại với người đồng cấp ở các nước như thế cũng có ý kiến phân tích cho rằng, đó cũng mới chỉ là hình thức để truyền tải thông điệp, quan điểm. Còn về hàm lượng, chất lượng thực chất những hoạt động đó mới là điều đáng bàn?

Trước hết phải nói trong quan hệ đối ngoại, tính chất biểu tượng rất quan trọng. Tính biểu tượng ấy đã nói một cách tương đối đầy đủ về mức độ quan hệ giữa các nước với nhau. Tuy nhiên, bên cạnh biểu tượng, nội dung cũng rất cần thiết mà nếu không có điều đó thì không duy trì được quan hệ lâu dài. Tôi ví dụ, trong tất cả các cuộc gặp ấy ta đều đạt được những nội dung như tuyên bố nêu là đã làm hài lòng cho cả 2 bên. Xem lại kết quả sau các cuộc gặp vừa qua có thể khẳng định những hoạt động đối thoại đó rất thực chất, không hề hình thức, nhưng cũng hết sức mức độ, có chọn lọc giữa mỗi nước trên cơ sở quan hệ của ta với nước ấy. Trên cơ sở đặc điểm tình hình, chúng ta đã chọn lọc những nội dung hết sức quan trọng, thực chất, phù hợp với tính chất, mức độ trong quan hệ hai nước, đảm bảo những quan hệ đó đem lại lợi ích một cách chắc chắn cho đất nước mình, làm hài lòng đối tác của mình và cũng không làm phương hại đến bất cứ đối tác nào trong mối quan hệ ấy.

Quan hệ với nước lớn, phải nói được thẳng thắn điểm bất đồng - Hình 2

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: "Không được phép bỏ vấn đề Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự giữa Việt Nam - Trung Quốc và phải đấu tranh thẳng thắn".

Tranh luận về hình thức hay thực chất, nhiều người sẽ đặt vấn đề, ngay trong cuộc đối thoại quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc vừa qua, nội dung trao đổi ghi nhận tinh thần hợp tác rất tốt giữa 2 bên nhưng trên thực tế lại đang có những hành động, diễn biến căng thẳng xảy ra khi Trung Quốc vẫn đi ngược những cam kết chung, vẫn tiến hành việc tôn tạo đảo, đầu tư quốc phòng, trang bị vũ khí quân sự trên khu vực biển đảo mà chúng ta phản đối. Trong trường hợp này, có thể nói thế nào là thực chất, thế nào là hình thức trong những cam kết hợp tác, giao hảo như vậy?

Trong mối quan hệ giữa chúng ta với một nước nào đó bao giờ cũng tồn tại những điểm đồng và bất đồng, bao giờ cũng có những nội dung thuận và nghịch, những cái khác biệt. Đấy là một quy luật không thể khác được. Với các nước lớn, những điểm đồng hoặc khác biệt ấy sẽ càng trở nên phức tạp hơn nếu điểm đồng ít đi và điểm bất đồng cứ lớn lên. Trong quan hệ với mỗi nước, tỷ lệ những điểm tương đồng và bất đồng cũng khác nhau, có những quốc gia rất ít điểm bất đồng, nhiều điểm tương đồng và ngược lại.

Với Trung Quốc cũng vậy, chúng ta có những điểm đồng rất cơ bản và cũng còn tồn tại những điểm bất đồng. Tôi chia sẻ với cách đặt vấn đề là trong khi 2 nước quan hệ như thế mà vẫn có những vấn đề trên Biển Đông nhưng cũng phải nhìn tồn tại thực tế để tăng cường những điểm đồng thuận.

Vấn đề thực chất trong quan hệ, nhất là quan hệ quốc phòng, bên cạnh việc phát huy những điểm đồng, phải nói được những điểm còn bất đồng và đấu tranh thẳng thắn; xác định hành vi sao cho những điểm bất đồng ấy không phát triển phức tạp hơn lên và đặc biệt là không tạo ra những đứt gãy giữa 2 bên.

Ví dụ, một vấn đề đặt ra với quân đội 2 bên là làm sao kiềm chế các hành động, kiểm soát tình hình để không để xảy ra xung đột mặc dù chúng ta còn những mâu thuẫn, bất đồng với Trung Quốc trên Biển Đông. Bên cạnh đó, quân đội 2 nước phải tham mưu cho lãnh đạo 2 nước để giải quyết các xung đột bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Còn việc giải quyết những mâu thuẫn, những bất đồng ấy là việc chung của Đảng, Nhà nước và rất nhiều ngành khác của cả 2 bên chứ không chỉ là quân đội.

Chúng ta đã bày tỏ thẳng thắn quan điểm và Trung Quốc đã thừa nhận quan điểm chân thành đó, cũng không thể mong đợi gì hơn được. Còn việc trên Biển Đông, làm sao có một cây gậy thần để nhấc nó ra khỏi bản đồ giữa 2 nước được? Ta buộc lòng phải chấp nhận sự thật và đấu tranh một cách rất kiên trì, bền bỉ và bình tĩnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chính đáng của đất nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Trong lịch sử chúng ta đã có những bài học đắt giá về việc các nước lớn thỏa hiệp trên lưng mình... Hiện chúng ta vừa cần tranh thủ sự ủng hộ, vị thế của các nước lớn trong hoạt động bảo vệ chủ quyền vừa không được ngả về bên nào để tránh bị các nước lớn thỏa hiệp trên lưng. Giải quyết mâu thuẫn này như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Cần phân biệt rất rõ ràng giữa việc ta sẽ "ngả" về một bên nào đó với "tình đoàn kết quốc tế, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế" trong bảo vệ và xây dựng đất nước, cụ thể là bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ lợi ích của quốc gia dân tộc, bảo vệ nền chính trị của chúng ta và phát triển đất nước. Sự ủng hộ này không phải từ một phía nào mà của tất cả các nước, như phương châm, đường lối chúng ta đã đưa ra "Việt Nam là bạn của tất cả các quốc gia". Về phía nước ngoài, khi họ quan hệ với mình, phải xác định trước hết vì lợi ích của họ. Vậy thì chúng ta cần tìm kiếm những điểm mà lợi ích của họ và của mình trùng nhau để tận dụng sức mạnh, sự ủng hộ của họ với những nhu cầu của mình nhưng cũng đồng thời mang lại lợi ích cho họ. Khi đó, sự ủng hộ đó mang lại lợi ích cho cả 2 phía thì đó mới là lợi ích thực sự và bền vững.

Quan hệ với nước lớn, phải nói được thẳng thắn điểm bất đồng - Hình 3

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh nguyên tắc, nước lớn khi quan hệ với Việt Nam trước hết cũng vì lợi ích của họ.

Nhưng kêu gọi những sự ủng hộ như vậy thì có dễ đứng về một phía nào hay không?

Rõ ràng là trong bối cảnh chung của khu vực, nếu chúng ta không vững vàng hoặc vì lợi ích cục bộ, chúng ta có thể dựa vào một nước nào đó, đứng hẳn về một bên nào đó để có những lợi ích, để giải quyết những vấn đề trước mắt của chúng ta. Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng, không thể có sự ổn thỏa, hòa bình bền vững nếu chúng ta cứ lựa chọn đứng hẳn về một bên mà chúng ta phải giữ một cách hài hòa trong môi trường quốc tế vốn dĩ đã rất phức tạp. Giả sử, sự ổn định có là tương đối đi thì đến một lúc nào đó việc này cũng lại trở nên phức tạp. Lúc phức tạp đấy là lúc chúng ta bị phương hại đến lợi ích nếu chúng ta nghiêng hẳn về một bên nào. Vậy nên chúng ta đã có chủ trương kiên định về độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa trong đường lối đối ngoại. Bên cạnh đó, chúng ta quan hệ một cách rộng rãi với tất cả các nước. Độc lập tự chủ, theo đó, vừa là phương châm, vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để chúng ta không bị ảnh hưởng bởi quan hệ của các quốc gia khác làm phương hại đến lợi ích của đất nước mình.

Như ông nói thì ta có thể kiểm soát hành động được bằng cách nào, giải quyết vấn đề bằng cách nào khi họ vẫn tiếp tục tăng cường vũ trang trên đảo mà một mặt vẫn biện minh là chỉ đầu tư những hạng mục phi quân sự trên biển?

Như tôi đã nói, đấu tranh là một chuyện khác còn quan hệ mang tính chất đại cục giữa hai quốc gia lại là một chuyện khác. Tất nhiên chuyện trên biển Đông và vấn đề quan hệ 2 nước không thể tách rời nhau, ta không được phép lẩn tránh, không được phép bỏ vấn đề này ra khỏi chương trình nghị sự giữa 2 bên và phải đấu tranh thẳng thắn. Trong mặt trận đấu tranh chung thì quân đội khi quan hệ với nước bạn cũng phải thực hiện nhiệm vụ này.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Phương Thảo - Cấn Cường (thực hiện)

Ảnh: Việt Hưng

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cháy chung cư ở Bắc Ninh, khói cuồn cuộn bốc cao hàng trăm mét
18:16:11 22/06/2024
Hà Nội: Dùng xe bồn tưới cây giữa trời mưa tầm tã
11:07:27 24/06/2024
Đề nghị cách chức nữ Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch sau vụ bị lừa hơn 170 tỉ đồng
13:16:03 23/06/2024
Cháy nhà ở Đà Lạt, 3 cháu bé t.ử v.ong
13:44:05 24/06/2024
Vụ 2 máy bay suýt lao vào nhau: kiểm soát viên không lưu bị khởi tố điều tra
14:10:23 23/06/2024
Cơ quan chức năng ngăn chặn việc lợi dụng hình ảnh Thích Minh Tuệ
14:51:44 23/06/2024
5 em nhỏ Điện Biên đi bộ hơn 20km để bắt xe về quê
09:13:37 23/06/2024
Vì sao nữ Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch bị cách chức?
19:54:37 23/06/2024

Tin đang nóng

Kinh hãi lời khai nghi phạm ra tay với cả nhà, từng lập lời thề 20 năm trước
13:34:02 24/06/2024
Vừa dắt tay Midu bước vào biệt thự hào môn, mẹ thiếu gia Minh Đạt loay hoay làm 1 hành động gây bất ngờ
13:51:23 24/06/2024
Midu ngày thường makeup xinh như 'ngọc nữ', đúng ngày trọng đại lại 'bất ổn'
12:35:23 24/06/2024
Thái Trinh tổ chức lễ ăn hỏi, diện mạo chú rể "ăn đứt" tình cũ Quang Đăng?
13:30:36 24/06/2024
Hằng Du Mục bị chồng làm khó dễ, buôn bán khó khăn, sống chật vật ở Trung Quốc?
15:08:55 24/06/2024
Choi Ji Woo thừa nhận xảy ra mâu thuẫn với chồng trẻ kém 9 t.uổi sau 6 năm kết hôn
12:41:47 24/06/2024
Taylor Swift là "ngoại lệ" của Hoàng tử William, vứt bỏ hình tượng để làm 1 điều
12:29:14 24/06/2024
Thùy Lâm: Nàng hậu không sử dụng tên thật lúc đăng quang, "ở ẩn" suốt 15 năm
15:39:13 24/06/2024

Tin mới nhất

Liên tiếp xuất hiện 'hố tử thần' ở thành phố Cẩm Phả

17:12:28 24/06/2024
Địa phương đã nhanh chóng xử lý các hố sụt và lập hồ sơ, ra thông báo đến các hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng di dời đến nơi khác để đảm bảo an toàn.

Xác định nguyên nhân ban đầu vụ cháy khiến 3 trẻ nhỏ t.ử v.ong tại Đà Lạt

17:10:03 24/06/2024
Đến khoảng 8 giờ 50 phút, người dân xung quanh phát hiện vụ hỏa hoạn tại căn nhà nên hô hoán mọi người đến ứng cứu nhưng do lửa cháy lớn nên không dập được.

Thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

16:55:40 24/06/2024
Hội thi nhằm tuyên truyền, nhân rộng mô hình Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy , điểm chữa cháy công cộng, thúc đẩy phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn trên địa bàn.

Hà Nội: Khẩn trương tiêu thoát nước các điểm ngập, úng sau trận mưa lớn

16:52:04 24/06/2024
Đặc biệt, theo ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm 8 giờ 15 phút, do vẫn có mưa lớn kéo dài, đã xuất hiện một số điểm ngập úng sâu trên các phố Tân Xuân, Đội Cấn... gây khó khăn cho các phương tiện di chuyển qua khu vực này.

Sạt lở đất dự án cao tốc Bắc - Nam khiến 2 người thương vong

16:49:17 24/06/2024
Lãnh đạo xã Xuân Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh cho biết: 2 công nhân thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn xã bị đất đá sạt lở vùi lấp, 1 người đã t.ử v.ong.

Cháy xưởng giấy tại làng nghề Phong Khê, Bắc Ninh

16:44:53 24/06/2024
Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ tỉnh Bắc Ninh đã huy động lực lượng cùng 5 xe chữa cháy và một số máy cẩu tới dập lửa, sơ tán hàng hóa, máy móc ra khỏi khu vực cháy và khu vực có nguy cơ cháy lan.

Huế: Chùa Thuyền Lâm cháy dữ dội, nhiều đồ đạc khu vực chánh điện bị thiêu rụi

16:11:06 24/06/2024
Tối ngày 23/6, chùa Thuyền Lâm (TP Huế) bất ngờ bốc cháy dữ dội. Nhanh chóng sau đó, lực lượng chức năng đã có mặt và khống chế thành công ngọn lửa và đang tiếp tục làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hà Nội: Đứt cáp vận thang, 10 người thương vong

16:00:20 24/06/2024
Cùng ngày, trao đổi với PV Báo CAND, ông Đỗ Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Đông Yên thông tin, vụ việc xảy ra vào khoảng 19h10 ngày 18/6 tại địa bàn xã Đông Yên (huyện Quốc Oai, Hà Nội).

Cháy chùa Thuyền Lâm ở Huế, 200m2 chính điện bị thiêu rụi

11:41:16 24/06/2024
Vụ cháy chùa Thuyền Lâm (TP Huế) xảy ra trong đêm. Hậu quả, khu vực chính điện của chùa rộng gần 200m2 với nhiều đồ đạc bị lửa thiêu rụi.

Sạt lở khi thi công cao tốc, 1 nữ công nhân t.ử v.ong

11:31:51 24/06/2024
Khi đang trải bạt để đổ cát thi công cầu Ba Nái trên cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi, đất đá trên đường sạt xuống khiến 1 nữ công nhân t.ử v.ong.

Mẫu thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước sẽ được cấp từ ngày 1/7

11:21:45 24/06/2024
Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Thông tư 16/2024/TT-BCA quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước mới áp dụng từ ngày 1/7.

Tạm giữ tài xế lùi xe không đúng quy định khiến n.ữ s.inh t.ử v.ong

18:18:19 23/06/2024
Chiều 23/6, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gò Dầu (Tây Ninh) đã bắt giữ Trần Quang (SN 1975, ngụ TP Tây Ninh) để điều tra, làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm

Ông Trump xác định bang quyết định thành bại trong bầu cử Tổng thống Mỹ

Thế giới

18:21:27 24/06/2024
Cuối tuần qua, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới thuyết phục cử tri ở nơi là thành trì của đảng Dân chủ, cho rằng nếu giành chiến thắng ở đây thì sẽ thắng cử, trở lại Nhà Trắng.

Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tung teaser hoành tráng và đầy chiêu trò, BB Trần liền vào "đòi công lý"

Tv show

18:02:33 24/06/2024
Qua đoạn teaser, netizen dễ dàng nhận thấy các anh tài không chỉ hát hay nhảy trên sân khấu mà còn kèm thêm nhiều tài lẻ khác như chơi nhạc cụ, đấu võ, thậm chí có thể còn làm cả... ảo thuật.

Những điều tâm linh ngành tiếp viên hàng không, loạt quy tắc ngầm khó ai dám cãi

Netizen

17:58:45 24/06/2024
Không chỉ bác sĩ pháp y mới cần hòa tan với những vấn đề tâm linh, mà hội trai xinh gái đẹp của ngành hàng không cũng phải đối mặt với nhiều hiện tượng và câu chuyện ma mị không kém, cùng những quy tắc ngầm chỉ người trong cuộc mới hiểu...

Kiều nữ trùm sòng bạc Macau lần đầu lộ diện bên Đậu Kiêu, tình trạng hôn nhân hậu ồn ào đổ vỡ gây chú ý

Sao châu á

17:58:39 24/06/2024
Ngày 25/6, tờ On đăng tải ảnh chụp ái nữ trùm sòng bạc Macau Hà Siêu Liên và tài tử Đậu Kiêu hẹn hò giản dị ở 1 quán vỉa hè tại Hong Kong (Trung Quốc).

VCS 2024 mùa Hè: Hủy diệt Team Secret, Vikings Esports thắng trận thứ hai

Mọt game

17:48:15 24/06/2024
Đối đầu đội tuyển mạnh Team Secret, Vikings Esports không gặp nhiều khó khăn để giành chiến thắng 2-0, theo đó giữ chuỗi bất bại tại VCS 2024 mùa Hè.

Ốc Thanh Vân ngày nào cũng khóc kể từ khi sang Úc định cư, CĐM xót xa

Sao việt

17:46:30 24/06/2024
Dõi theo cuộc sống trong khoảng nửa năm qua của Ốc Thanh Vân tại Úc, nhiều khán giả bày tỏ sự ngưỡng mộ trước độ chịu thương chịu khó, chăm chỉ, nỗ lực thích nghi môi trường mới của nữ diễn viên.

Tinh tinh hoang dã biết tìm cây thuốc để trị bệnh, trị thương

Lạ vui

17:09:36 24/06/2024
Tinh tinh ăn rất nhiều loại thực vật nên việc hiểu là liệu chúng ăn loại cây nào đó do đói hay do tốt cho sức khỏe thật không đơn giản. Các nghiên cứu trong 2 thập kỷ qua đã cho thấy động vật có khả năng tự chữa bệnh.

Chồng "lằng nhằng" với đồng nghiệp nhưng vợ cũ của anh lại nhảy dựng lên rủ vợ mới đi đ.ánh g.hen

Góc tâm tình

17:06:20 24/06/2024
Tình huống bất ngờ, tôi tự nhiên bị treo máy không biết nên phản ứng ra sao. Đời ấy mà, chuyện gì cũng có thể xảy ra được.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon miệng với 3 món dễ nấu

Ẩm thực

16:59:49 24/06/2024
Bữa tối ngon miệng với 3 món ngon miệng mà dễ nấu. Mỗi món ăn đem lại sức hấp dẫn riêng, ai thưởng thức cũng sẽ thích.

Những lợi ích sức khỏe ít được biết đến của nước dưa chuột

Sức khỏe

16:39:18 24/06/2024
Kali, một khoáng chất có trong dưa chuột, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mức huyết áp. Ngoài ra, sự hiện diện của một số hợp chất trong dưa chuột, chẳng hạn như cucurbitacin, có thể có tác dụng hạ huyết áp.

Pax Thiên hận Brad Pitt suốt đời vì 1 câu nói của mẹ nuôi Angelina Jolie?

Sao âu mỹ

15:49:53 24/06/2024
Mối quan hệ giữa Brad Pitt và các con căng thẳng sau khi Angelina Jolie đệ đơn ly hôn, tuyên bố trước tòa rằng cô bị chồng cũ tác động. Trong đó, Pax Thiên là người con phản ứng mạnh mẽ nhất đối với Brad Pitt.