Tổng Bí thư phát biểu khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XIV
UB Thường vụ Quốc hội khoá XIII vừa gửi giấy triệu tập kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIV từ ngày 20/7/2016. Ngay trong phiên khai mạc, Quốc hội sẽ nghe phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Quốc hội khoá XIV sẽ có ít đại biểu hơn Quốc hội khoá XIII.
Căn cứ quyết định triệu tập của UB Thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã gửi giấy mời tới các ông/bà trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV về Hà Nội dự kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XIV từ ngày 20 đến ngày 29/7/2016.
Giấy mời được gửi đến 496 người trúng cử cùng với dự kiến nội dung và chương trình làm việc của kỳ họp thứ nhất mà UB Thường vụ Quốc hội đã lên lịch với lưu ý những người trúng cử dành thời gian cho ý kiến về các nội dung đề xuất, phản hồi trước ngày 5/7 để kịp tiếp thu, chỉnh lý và trình UB Thường vụ Quốc hội quyết định trước khi kỳ họp thứ nhất bắt đầu.
Theo nội dung dự kiến, ngay trong phiên khai mạc, Quốc hội sẽ nghe phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sau đó, Hội đồng bầu cử quốc gia báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội được bầu.
Phần lớn thời gian của kỳ họp thứ nhất được dành để xem xét, quyết định về tổ chức, nhân sự cấp cao của nhà nước. Cụ thể, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội và Tổng thư ký Quốc hội.
Video đang HOT
Quốc hội cũng bầu Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Quốc hội sẽ quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ và tiến hành phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Đồng thời, trong chương trình nhân sự, Quốc hội xem xét phê chuẩn danh sách các thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.
Ngay tại kỳ họp đầu tiên, các tân đại biểu Quốc hội cũng bắt tay ngay vào chương trình nghị sự rất căng với việc xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2016, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2016; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014.
Quốc hội cũng xem xét, thông qua các Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017 và việc thành lập đoàn giám sát chuyên đề, nghị quyết về một số vấn đề quan trọng (nếu có).
Tại kỳ họp, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân báo cáo về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngoài ra, các vị đại biểu Quốc hội sẽ tự nghiên cứu nhiều báo cáo như báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2015; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; việc sử dụng vốn vay, quản lý nợ công.
Một báo cáo rất được chú ý, sẽ được Chính phủ bổ sung theo yêu cầu của UB Thường vụ Quốc hội tại phiên họp vừa qua là báo cáo về tình hình, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục tình trạng cá chết ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa-Thiên Huế.
P.Thảo
Theo Dantri
Khu lưu niệm gần 500 tỷ thành nơi trồng rau, đổ phế liệu
Công viên, quảng trường bị người dân chiếm dụng trồng rau, dựng hàng quán bán hàng la liệt trong khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ.
Đó là thực trạng đang tồn tại ở khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ(thôn Phù Khê Thượng, xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Được biết, quần thể khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ bao gồm nhà trưng bày, nhà khách, tượng đài, hồ nước, công viên, quảng trường... Năm 2012 nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng bí Thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2012), dự án được nâng cấp mở rộng có tổng mức đầu tư đã phê duyệt hơn 466 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau ngày khánh thành và lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh của cố Tổng bí thư diễn ra đến nay một số hạng mục tại quần thể khu lưu niệm này ngày càng trở lên nhếch nhác, mất mỹ quan, ô nhiễm. Ghi nhận của PV Người Đưa Tin, con đường Nguyễn Văn Cừ rộng rãi dẫn vào khu lưu niệm nay cỏ dại mọc hoang hóa, um tùm. Phía công viên, quảng trường khu lưu niệm, hàng quán la liệt, rác thải vương vãi khắp nơi rất phản cảm.
Đáng nói, công viên, quảng trường được đầu tư nhiều tỷ đồng trước đây gồm các bồn trồng hoa tươi đẹp mắt, nay bị người dân chiếm dụng làm nơi trồng rau. Cả công viên, quảng trường rộng lớn trở thành nơi trồng rau, các dịch vụ từ ăn uống đến các trò chơi dịch vụ cho trẻ em.
Dịch vụ các trò chơi trẻ em thi nhau mọc lên tại khu lưu niệm (ảnh: Thành Long).
Nhiều người dân nơi đây cũng phải ánh, nằm gần ngay khu lưu niệm "mọc" lên một ngôi nhà cao tầng gấp nhiều lần nhà trưng bày, tượng đài cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ. Trao đổi với PV Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Phù Khê cho biết: "UBND xã Phù Khê chưa nhận bất cứ văn bản bàn giao nào từ thị xã Từ Sơn hay sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh (VHTT&DL) về việc quản lý khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ.
Công trình cao "chọc trời" sát khu lưu niệm. (ảnh: Thành Long)
Theo_Kiến Thức
Không ngừng vun đắp, củng cố tình hữu nghị Việt Nam - Lào Sáng 25-4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Bounnhang Volachith cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung...