Tổng Bí thư nói chuyện tại Lớp bồi dưỡng Ủy viên BCH TW Đảng
Chiều 7/3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự buổi thảo luận và giải đáp chung của Lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (lớp thứ 2).
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
Nói chuyện với các học viên của Lớp học, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao công tác chuẩn bị lớp học, tinh thần tích cực, trách nhiệm của các giảng viên và học viên trong quá trình học tập, cũng như những kết quả bước đầu đạt được qua lớp học này. Đồng thời, Tổng Bí thư đã trao đổi cởi mở, giải đáp cặn kẽ với những luận cứ khoa học, xác đáng về một số vấn đề các học viên quan tâm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ bế giảng . Ảnh : Trí Dũng – TTXVN
Tổng Bí thư nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhằm cập nhật thông tin, kiến thức mới, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực công tác cho các đồng chí Ủy viên Trung ương, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổng Bí thư nhấn mạnh: Bên cạnh lòng quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, còn phải có một phương pháp đúng, đó là phương pháp duy vật biện chứng, xem xét nhìn nhận sự vật một cách toàn diện, khách quan, lịch sử, cụ thể, phát triển, nằm trong mối quan hệ tổng thể, cái này là tiền đề cho cái kia và chuyển hóa lẫn nhau… Nếu phương pháp đúng thì nhìn nhận, đánh giá đúng và giải quyết vấn đề đúng nếu phương pháp sai thì dù động cơ mục đích tốt đẹp, nhưng giải quyết vấn đề không đạt kết quả.
Trước yêu cầu nhiệm vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới, cần xem xét giải quyết thấu đáo các mối quan hệ giữa ổn định, đổi mới và phát triển giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị giữa phát triển kinh tế thị trường và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế… Việc xem xét, nhìn nhận các mối quan hệ cần bảo đảm toàn diện, nhưng phải có trọng tâm trọng điểm, chọn khâu đột phá.
Trên cơ sở phân tích bối cảnh tình hình đang đặt ra những thuận lợi và khó khăn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Tổng Bí thư chỉ rõ những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, đó là phải khắc phục cho được những yếu kém khuyết điểm, hạn chế, đồng lòng nhất trí cao, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ nhiệm kỳ Đại hội XI, đồng thời chuẩn bị thật tốt cho nhiệm kỳ Đại hội XII.
Trước hết, phải g iữ cho được ổn định chính trị, ổn định kinh tế, t hực hiện thật tốt các nhiệm vụ kinh tế – xã hội theo các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, của Quốc hội , Chính phủ .. . Kinh tế là trung tâm, là nền tảng, đồng thời phải bảo đảm công bằng xã hội, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Trong giai đoạn tới, cần đẩy mạnh thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung vào ba đột phá chiến lược. Bên cạnh đó, cần hết sức chăm lo công tác xây dựng Đảng, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, gắn với việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh k iên quyết bảo vệ cho được độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Tổng Bí thư mong muốn các học viên phát huy những kết quả bước đầu đạt được sau lớp học, đồng thời tiếp tục tự học tập, tự nghiên cứu tổ chức các lớp học ở cấp tỉnh, cấp huyện đồng bộ, hàng năm. Tổng Bí thư đề nghị các học viên bằng tri thức, kinh nghiệm sẵn có và kiến thức được bổ sung tại lớp học này, tiếp tục đào sâu suy nghĩ, chủ động vận dụng sáng tạo để giải quyết những vấn đề thực tiễn của địa phương, của ngành mình, đồng thời nghiên cứu để chuẩn bị đóng góp vào dự thảo văn kiện Đại hội XII sắp tới. Tổng Bí thư cũng yêu cầu Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lớp học lắng nghe, tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của các học viên, tổng kết rút kinh nghiệm, thực sự cầu thị để tổ chức các lớp học tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.
Video đang HOT
Phát biểu bế mạc Lớp học, đồng chí Lê Hồng Anh nhấn mạnh: Trong bối cảnh toàn cầu và hội nhập quốc tế hiện nay, với nhiều cơ hội và thách thức đan xen nhau, để thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoàn thành tốt trọng trách của mình đối với Đảng, với nhân dân, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cao cấp, phải không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, nhằm đáp ứng có hiệu quả yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Tham gia Lớp học, các học viên nghiên cứu và thảo luận 8 chuyên đề, bao quát những nội dung quan trọng, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, sát hợp với đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao, cấp chiến lược. Những nội dung này vừa mang tính cơ bản, lại vừa được cập nhật, bổ sung những tri thức mới, là kết quả nghiên cứu dày công và đúc kết kinh nghiệm quý báu cả trong nước và quốc tế của các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà hoạt động thực tiễn của Việt Nam.
Đồng chí Lê Hồng Anh mong muốn các học viên sẽ vận dụng có hiệu quả các kiến thức đã được trang bị vào lĩnh vực hoạt động của mình, góp phần nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo thực tiễn ở tầm chiến lược. Bên cạnh đó, thông qua trải nghiệm thực tiễn, các học viên sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng ta. Trước hết là sự đóng góp thiết thực, hiệu quả vào thành công hai Hội nghị Trung ương trong năm 2014: Hội nghị trung ương 9 (dự kiến đầu tháng 5/2014 với các nội dung cơ bản: Tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thảo luận đề cương các văn kiện trình Đại hội XII. Hội nghị Trung ương 10 (dự kiến đầu Quý IV/2014: Định hướng chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XII của Đảng thông qua Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII, gửi đại hội Đảng bộ các cấp đóng góp ý kiến).
Theo Nguyễn Sự – Hương Thủy
Báo Tin tức
Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng
Những thành tựu của Đà Nẵng, của nhiều địa phương khác và cả nước đã chứng minh đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn.
Sáng 17/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì buổi làm việc của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị ( khóa IX) về " Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
Báo cáo với Bộ Chính trị về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ cho biết: Kinh tế của Đà Nẵng tăng trưởng với tốc độ khá, GDP tăng bình quân 11,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng theo hướng "dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp". Đặc biệt, công tác quy hoạch được thực hiện, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị tạo được dấu ấn rõ nét, quy mô đô thị mở rộng hơn 3 lần so với năm 2003.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ báo cáo Bộ Chính trị về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33
Chính sách an sinh xã hội đạt kết quả tốt, thực hiện có hiệu quả chương trình thành phố "5 không, 3 có". Nhiều công trình trọng điểm hoàn thành đưa vào sử dụng, nhất là giao thông, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác, vừa làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị thành phố theo hướng văn minh, hiện đại; tăng cường kết nối, thông thương, phát triển kinh tế của miền Trung.
Thành phố đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế biển như: cảng biển, khu công nghiệp dịch vụ chế biến thủy sản, cảng cá, âu thuyền trú bão, các khu du lịch cao cấp và các tuyến đường ven biển. Thành phố đã ưu tiên phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, từng bước khẳng định Đà Nẵng là trung tâm giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực lớn của Vùng và cả nước....
Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị có nhiều cố gắng và đạt nhiều kết quả tích cực. Thành phố có nhiều cách làm mới, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, trong công tác cán bộ, xây dựng nguồn nhân lực, quan tâm cải cách hành chính, huy động được sức mạnh tổng hợp, phát huy được vai trò của người đứng đầu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm....
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng báo cáo nhanh với Bộ Chính trị về hậu quả và tình hình khắc phục hậu quả bão số 11. Quyết tâm của thành phố là nhanh chóng ổn định cuộc sống của nhân dân và khôi phục sản xuất.
Tại buổi làm việc, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, đại diện lãnh đạo các ban, Bộ, ngành Trung ương đã thảo luận cho ý kiến về những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại, vướng mắc; những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, các kiến nghị, đề xuất của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về cơ chế, chính sách để có thêm nguồn lực xây dựng, phát triển thành phố từ nay tới năm 2020 và những năm tiếp theo.
Thay mặt Bộ Chính trị, kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Bộ Chính trị đánh giá Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng trong 10 năm qua đã chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong vùng tổ chức thực hiện, đưa Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị vào hiện thực cuộc sống, chọn khâu đột phá để chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến khá toàn diện, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Những thành tựu của Đà Nẵng, của nhiều địa phương khác và cả nước đã chứng minh đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc
Bộ Chính trị lưu ý, tiềm năng lợi thế của Đà Nẵng còn nhiều. Thành phố có thuận lợi về địa kinh tế, địa chính trị, vùng đất, con người, lịch sử nhưng còn có những mặt chưa được khai thác phát huy tốt. Quy mô kinh tế còn nhỏ, sức cạnh tranh thấp. Đầu tư cho phát triển sản xuất chậm so với phát triển hạ tầng. Cần tiếp tục làm cho Đà Nẵng có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong vùng...
Về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sắp tới, Bộ Chính trị yêu cầu thành phố Đà Nẵng cần tiếp tục phát huy thành tích, kinh nghiệm tốt đã có để thực hiện Nghị quyết 33 Bộ Chính trị một cách tích cực, quyết liệt, hiệu quả cao hơn nữa; cần tiếp tục nhận thức rõ, sâu sắc, đầy đủ hơn nữa vị trí, vai trò trung tâm, động lực của Đà Nẵng trong vùng miền Trung và Tây Nguyên, phân tích kỹ tiềm năng, thế mạnh, những khó khăn, hạn chế, dự báo tình hình sắp tới để có chủ trương và quyết tâm cao hơn.
Là một đô thị trẻ, Đà Nẵng đang có đà phát triển nhưng trước mắt còn nhiều khó khăn, thách thức. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng cần tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, phát huy cao độ mọi nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững.
Bộ Chính trị lưu ý là tiếp tục tập trung xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội lớn của miền Trung, phát huy vai trò là trung tâm dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng; trung tâm bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tài chính - ngân hàng; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh; một động lực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm.
Trên cơ sở mục tiêu này, thành phố tiếp tục rà soát, xây dựng và thực hiện quan quản tốt các quy hoạch, kế hoạch phát triển thành phố gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của vùng. Phát triển kinh tế đi đôi với tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tập trung nâng cao quy mô và chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Xây dựng thành phố Đà Nẵng đẹp, văn minh, hiện đại, có bản sắc riêng, có quản lý một cách nền nếp, chặt chẽ, xây dựng con người văn minh, thực hiện tiếp phong trào "5 không, 3 có".
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đề nghị Đà Nẵng cần quan tâm làm tốt công tác an sinh xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường; là trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế, trung tâm dịch vụ của cả miền Trung; tiếp tục tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị- xã hội trong mọi tình huống.
Đề cập công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu thành phố Đà Nẵng tiếp tục củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ gắn với tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết Trung ương 4 ( khóa XI) về xây dựng Đảng, chống quan liêu tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền đô thị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Đà Nẵng phát huy tính chủ động, tăng cường phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương trong vùng để cùng Đà Nẵng kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, huy động các nguồn lực để thành phố ngày càng phát triển.
Về các đề xuất, kiến nghị của Đà Nẵng, Bộ Chính trị cơ bản đồng ý về chủ trương, giao Ban cán sự Đảng Chính phủ, các bộ, ban ngành phối hợp xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện để Đà Nẵng có thêm nguồn lực, động lực trong quá trình xây dựng và phát triển.
Theo Vũ Duy
Vov.vn
Đồng chí Đỗ Mười nhận huy hiệu 75 năm tuổi Đảng Sáng 25/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Lễ trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Tham dự buổi lễ có đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; các đồng chí nguyên Tổng...