Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh – người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tối ngày 29/6, tại thành phố Hưng Yên đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915-1/7/2015) với chủ đề “Hưng Yên – khúc hát tự hào”.
Ông Doãn Thế Cường – Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên hy vọng thông qua chương trình nghệ thuật “Hưng Yên – khúc hát tự hào” sẽ giúp đồng bào, nhân dân cả nước thêm về mảnh đất giàu truyền thống văn hiến, cách mạng, về con người Hưng Yên nhân nghĩa, thủy chung và giàu lòng yêu nước đang tích cực xây dựng tỉnh ngày càng giàu đẹp.
Qua hoạt động nghệ thuật, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên mong muốn nhân dân hiểu rõ hơn thân thế, sự nghiệp và tấm gương sáng ngời đạo đức cách mạng, chí công vô tư của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh – người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Đảng viên cộng sản kiên cường, suốt đời chiến đấu vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo của Đảng, tấm gương sáng về “tận trung với nước, tận hiến với dân”, người con ưu tú của quê hương Hưng Yên.
Qua chương trình nghệ thuật, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên mong muốn nhân dân hiểu rõ hơn về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh sinh ngày 1/7/1915, tại xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên. Xuất thân trong một gia đình yêu nước, thấu hiểu cảnh đau khổ của đất nước lầm than, nô lệ do chế độ thực dân cai trị, đồng chí đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia hoạt động trong phong trào học sinh từ năm 14 tuổi. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, muốn được cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, được tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dẫn đường, Nguyễn Văn Linh đã tích cực, hăng hái hoạt động cách mạng trong học sinh, công nhân, không sợ hy sinh, gian khổ.
Trải qua 2 lần với 10 năm bị gông cùm trong ngục tù đế quốc, dù bị kẻ thù tra tấn dã man, Nguyễn Văn Linh vẫn một mực kiên trung, giữ vững khí tiết của người cộng sản, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, tin tưởng tuyệt đối vào lý tưởng của Đảng và tương lai tươi sáng của dân tộc.
Cách mạng tháng Tám thành công, được đón từ Côn Đảo trở về, Nguyễn Văn Linh tiếp tục tham gia cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ, cùng đồng bào Nam Bộ đi suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ tới thắng lợi cuối cùng mùa Xuân 1975.
Đại hội VI của Đảng mở đầu công cuộc đổi mới, với cương vị là Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhạy bén, chủ động sáng tạo, vững vàng chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam, vượt qua những bước hiểm nghèo trước những biến động lớn trên thế giới.
Video đang HOT
Trong gần 70 năm hoạt động cách mạng, trải qua nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau, được Đảng, Nhà nước giao phó nhiều trọng trách, đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn phấn đấu, giữ gìn đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, đặt lợi ích chung của cách mạng lên trên lợi ích cá nhân, quan tâm tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ và góp phần xây dựng đường lối của Đảng.
Những hình ảnh nhân dân Hưng Yên tham dự chương trình “Hưng Yên – khúc hát tự hào”:
Người dân Hưng Yên háo hức chờ đợi chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hưng Yên – khúc hát tự hào”
An ninh được thắt chặt xung quanh khu vực Quảng trường Nguyễn Văn Linh
Các em nhỏ được người thân trong gia đình đưa ra Quảng trường Nguyễn Văn Linh xem chương trình nghệ thuật
Hàng vạn người dân tập trung tại Quảng trường Nguyễn Văn Linh xem các tiết mục nghệ thuật
Thông qua hoạt động nghệ thuật, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên mong muốn nhân dân hiểu rõ hơn thân thế, sự nghiệp và tấm gương sáng ngời đạo đức cách mạng, chí công vô tư của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh.
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Tĩnh đề nghị Trung ương hỗ trợ 80 tỷ đồng chống hạn
Sau đợt nắng nóng kéo dài, gây hạn hán nghiêm trọng, tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn đề nghị Thủ tướng, các Bộ, ngành Trung ương xem xét hỗ trợ tỉnh 80 tỷ đồng.
Trong công văn do ông Lê Đình Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ký ngày 26/6 đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương xem xét, nêu rõ: Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trên địa bàn Hà Tĩnh thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiệt độ luôn dao động ngưỡng 38-40 độ C, làm cho nguồn nước ở các hồ chứa cạn, tình trạng xâm nhập mặn trên sông La lên cao, gây khó khăn cho việc tạo nguồn nước tưới vào hệ thống sông Nghèn.
Mực nước ở các hồ đập đã cạn kiệt, nhiều hệ thống công trình xuống cấp cần kinh phí để duy tu bão dưỡng để có thể hoạt động được
Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay có hơn 1.000 hécta lúa hè thu chưa đủ nước để gieo cấy, hơn 1.500 hécta diện tịch đất sản xuất lúa hè thu phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hàng chục hécta chè bị cháy sém, nhiều huyện thiếu nước sinh hoạt nghiệm trọng như Hương Sơn, Hương Khê.
Hà Tĩnh cũng đã chủ động xây dựng các phương án chống hạn hán, tuy nhiên do nắng nóng gay gắt nên nhiều hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn đã bị xuống cấp, hồ nước cạn kiệt, hư hỏng, việc tổ chức thực hiện đảm bảo nguồn nước cho sản xuất, dân sinh là hết sức khó khăn và chi phí lớn.
Công văn tỉnh Hà Tĩnh gửi đề nghị được cấp kinh phí để chống hạn hán
Hiện tại điều kiện ngân sách Hà Tĩnh còn hạn hẹp và khó khăn, nguồn kinh phí mà tỉnh đã huy động, chỉ đạo thực hiện và dự kiến tiếp tục thực hiện đến kết thúc vụ sản xuất hè thu năm nay là 130 tỷ đồng. Do vậy, tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị trung ương hỗ trợ thêm 80 tỷ đồng kinh phí để giải quyết trước mắt vấn đề hạn hán.
Huy Thái
Theo Dantri
Khen thưởng 4 cá nhân dũng cảm cứu người vụ chìm tàu Ngày 25/6, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng đã đến xã An Khánh (Châu Thành, Bến Tre) trao tặng bằng khen của UBND tỉnh kèm tiền thưởng (trên 1 triệu đồng/người) cho 4 cá nhân đã có hành động dũng cảm cứu người gặp nạn trên sông Tiền. Đó là Chị Thái Thị Thu Thảo, 37 tuổi; anh Nguyễn Hoài...