Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp lãnh đạo tỉnh Vân Nam
Chiều 9/4, sau khi tới thành phố Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, chính quyền tỉnh Vân Nam.
Theo đặc phái viên TTXVN, thay mặt Tỉnh ủy, chính quyền, nhân dân tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Lý Kỷ Hằng vui mừng chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm tỉnh Vân Nam. Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công tốt đẹp, hai bên đã ký kết nhiều văn bản hợp tác và hình thành nhiều nhận thức chung quan trọng, tạo đà phát triển mới cho quan hệ hai nước. Tỉnh Vân Nam sẽ nỗ lực triển khai thực hiện theo tinh thần nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; tiếp tục phát huy những kết quả hợp tác đã đạt được, góp phần vun đắp, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam nói chung, giữa Vân Nam và các tỉnh, thành phố của Việt Nam nói riêng.
Đồng chí Lý Kỳ Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Sân bay Quốc tế Trường Thuỷ. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN
Bí thư Tỉnh ủy Lý Kỷ Hằng cho biết những năm gần đây, kinh tế Vân Nam duy trì mức tăng trưởng khoảng 8%/năm. Năm 2014, GDP của tỉnh đạt hơn 200 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt hơn 4.400 USD. Bí thư Tỉnh ủy Lý Kỷ Hằng khẳng định Vân Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ với Việt Nam và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ giao lưu, kết nối, hợp tác giữa Vân Nam với các tỉnh, thành phố của Việt Nam, mang lại lợi ích thiết thực và vì hạnh phúc của nhân dân hai nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng đến thăm tỉnh Vân Nam tươi đẹp và giàu lòng mến khách. Sau khi tham quan thành phố, Tổng Bí thư và các thành viên trong Đoàn rất ấn tượng trước vẻ đẹp tự nhiên và quá trình phát triển đi lên của Côn Minh, vùng đất được mệnh danh là “Thành phố mùa Xuân”, một địa danh giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng. Tổng Bí thư tin tưởng chắc chắn rằng nhân dân thành phố Côn Minh sẽ sớm xây dựng thành công một thành phố hiện đại, văn minh và ngày càng giàu đẹp. Tổng Bí thư chúc mừng những thành tựu to lớn của nhân dân Trung Quốc, trong đó có tỉnh Vân Nam, trong phát triển kinh tế – xã hội, đi lên công nghiệp hóa, đô thị hóa; tin tưởng Vân Nam với nhiều tiềm năng thế mạnh, nhiều điều kiện thuận lợi, sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa.
Video đang HOT
Tổng Bí thư nhấn mạnh Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng kề cận, do hai Đảng Cộng sản lãnh đạo, có quá trình gắn bó lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều đồng chí lãnh đạo tiền bối của Việt Nam đã từng hoạt động trên vùng đất Vân Nam. Đường sắt từ Vân Nam sang Việt Nam được xây dựng từ rất sớm. Trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ hiệu quả, to lớn của nhân dân Trung Quốc, trong đó có nhân dân tỉnh Vân Nam. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, Việt Nam mong muốn quan hệ hợp tác gắn bó giữa hai bên sẽ ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn, vì lợi ích và sự phát triển của hai nước. Cùng với sự phát triển chung của quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, Tổng Bí thư mong rằng Vân Nam sẽ tăng cường hợp tác, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố của Việt Nam, nhất là các tỉnh có chung biên giới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện với cán bộ Tổng lãnh sự quán và đại diện Việt kiều. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN
Cùng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp mặt thân mật cán bộ Tổng lãnh sự quán và đại diện bà con Việt kiều tại Côn Minh.
Tổng Bí thư vui mừng nhận thấy bà con người Việt tại Vân Nam có cuộc sống ổn định, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau và luôn hướng về quê hương đất nước. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng kề cận, có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, dù có lúc thăng trầm nhưng hợp tác, hữu nghị vẫn là chính. Qua chuyến thăm lần này, hai bên nhất trí thúc đẩy quan hệ Việt – Trung phát triển ổn định, lành mạnh, vì lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới. Vân Nam là cửa ngõ phía Nam và Tây Nam của Trung Quốc, tiếp giáp với các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên của Việt Nam, lại có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, du lịch. Tổng Bí thư mong muốn Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh làm tốt hơn nữa vai trò cầu nối hữu nghị và hợp tác giữa Vân Nam với các địa phương của Việt Nam, mong bà con người Việt tại Vân Nam luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau và hướng về quê hương đất nước, đóng góp tích cực vào việc vun đắp, phát triển tình hữu nghị Việt – Trung.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện với cán bộ Tổng lãnh sự quán và đại diện Việt kiều. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN
Bên cạnh đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm Nhà Triển lãm Quy hoạch thành phố Côn Minh. Mở cửa từ năm 2003, với diện tích hơn 4.000 m2, Nhà Triển lãm là nơi tuyên truyền về quy hoạch, giúp người dân cảm nhận được bức tranh tổng thể, hiểu rõ hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của Côn Minh trong quá trình xây dựng “Thành phố du lịch nổi tiếng thế giới”.
Theo Baotintuc.vn
Trung Quốc đang chuyển từ "phản ứng quyết liệt" sang "đối đầu chủ động"
Trong bối cảnh căng thẳng lãnh thổ trên Biển Đông leo thang bởi một loạt các hành động khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc, chuyên gia nhận định, Bắc Kinh đang thay đổi phương pháp tiếp cận tranh chấp trên biển từ "phản ứng quyết đoán" sang "đối đầu chủ động, tích cực".
Trong một bài phân tích đăng trên tạp chí The Diplomat của Nhật Bản ngày 17/6, chuyên gia Jin Kai ở Trung tâm nghiên cứu Quốc tế (CIS) thuộc Đại học Yonsei (Hàn Quốc) đưa ra nhận định rằng, kể từ khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư/Senkaku năm 2012, Trung Quốc bắt đầu thực thi chiến lược "phản ứng quyết đoán" trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, không chỉ trên biển Hoa Đông mà còn Biển Đông với các nước láng giềng. Những hành động quyết đoán của Trung Quốc bị nhiều nước láng giềng lên án, phản đối và cáo buộc là nhằm mục đích đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển.
Khi căng thẳng trên biển leo thang mạnh mẽ gần đây, Trung Quốc tỏ ra đối đầu quyết liệt hơn. Bắc Kinh tin rằng, chiến thuật và chiến lược phản ứng thụ động phải được thay đổi bằng cách tiếp cận tích cực, toàn diện và chủ động hơn. Dấu hiệu mới nhất, rõ ràng nhất chứng minh Bắc Kinh đã thay đổi chiến lược, áp dụng phương pháp tiếp cận chủ động, tích cực hơn trong các tranh chấp trên biển với nhiều nước láng giềng chính là việc phái đoàn Trung Quốc trình "Tuyên cáo lập trường" về hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của nước này trong vùng biển Việt Nam lên Liên Hợp Quốc (LHQ). Phía đoàn Trung Quốc còn yêu cầu Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon công bố "Tuyên cáo lập trường" với tiêu đề "Các hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 - Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc" tới tất cả các thành viên trong Đại Hội đồng LHQ.
Ngoài ra, khi Trung, Nhật "khẩu chiến" gay gắt, tố cáo lẫn nhau về việc các máy bay chiến đấu của cả hai bên cố tình bay sát nhau "ở khoảng cách nguy hiểm" trên Biển Hoa Đông, Bắc Kinh ngay lập tức tung video trong đó ghi lại cảnh chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản áp sát máy bay quân sự Tu-154 Trung Quốc, làm bằng chứng cho những cáo buộc của họ.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Jin Kai, chủ động và tích cực hơn trong việc "công khai" các tranh chấp trên biển trước cộng đồng quốc tế nhằm tranh thủ sự ủng hộ quốc tế lớn hơn, Trung Quốc cũng phải đối mặt với nguy cơ lớn với phương pháp tiếp cận mới. Ông nhận định, một động thái như vậy của Trung Quốc sẽ gián tiếp tăng cường "đa phương hóa, quốc tế hóa" tranh chấp - điều mà trước đây Bắc Kinh luôn né tránh. Bắc Kinh vốn theo đuổi giải quyết tranh chấp song phương nhằm "tối đa hóa" lợi ích của họ trên bàn đàm phán với các bên liên quan. Thậm chí, Bắc Kinh còn nhiều lần lên án, chỉ trích mạnh mẽ các bên liên quan nỗ lực "quốc tế hóa" tranh chấp. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng sẽ phải đối mặt với sự nghi ngờ lớn hơn của cộng đồng quốc tế về việc Trung Quốc dường như đang lợi dụng tranh chấp với các nước láng giềng nhỏ hơn để bành trướng quyền lực ra toàn cầu.
Trước đó, trong số ra ngày 16/6, The Diplomat đã cho đăng bài "Chiến dịch chiến tranh thông tin của Trung Quốc và Biển Đông - Xuất đầu lộ diện" của Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á thuộc Học viện Quốc phòng Australia. Nội dung bài viết có một số điểm đáng chú ý sau:
Khi mà những tranh chấp lãnh thổ còn tiếp diễn sau vụ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc đã có bước đi kiểu "nước đôi" ở LHQ. Hôm 9/6, Trung Quốc bất ngờ mở một mặt trận mới, khi Phó Đại sứ nước này tại LHQ, ông Vương Minh, đệ trình Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon tài liệu nêu quan điểm chính thức của Bắc Kinh về tranh chấp ở Biển Đông, cùng lời đề nghị chuyển văn bản này đến 193 nước thành viên.
Hành động quốc tế hóa trên đây không phải cho thấy sự thay đổi trong chính sách bất biến lâu nay của Trung Quốc - chỉ xử lý các mâu thuẫn, bất đồng tranh chấp lãnh thổ thông qua tham vấn và đàm phán song phương giữa các bên liên quan. Đơn giản là ngay sau khi đệ trình lên LHQ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lên tiếng khẳng định: Bắc Kinh không chấp nhận cơ chế trọng tài phân xử tại LHQ.
Theo Nguyễn Chiến
Chinhphu.vn
GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 ASEAN Tính đến năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 tại ASEAN, đạt 1.908 USD/người/năm, chỉ cao hơn Campuchia, Lào và Myanmar, nhưng khoảng cách với các nước khác trong khu vực đã thu hẹp đáng kể. Tổng cục Thống kê vừa công bố thông cáo của bộ phận thống kê ASEAN (ASEAN Stats) về tăng trưởng kinh...