Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Thượng viện Pháp
Chiều 8/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đoàn đại biểu Thượng viện Pháp do Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam.
Hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher trong bối cảnh hai nước chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá chuyến thăm là biểu hiện sinh động của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Pháp, là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Vì đây là chuyến thăm đầu tiên của một Chủ tịch Thượng viện Pháp đến Việt Nam sau 14 năm và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ngài Gérard Larcher kể từ khi nhậm chức Chủ tịch Thượng viện Pháp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher.
Nhắc lại những kỷ niệm tốt đẹp về chuyến thăm chính thức Pháp năm 2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Pháp. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ Việt – Pháp trên nhiều lĩnh vực như hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như giao lưu giữa các địa phương và nhân dân hai nước, trong đó có vai trò của cộng đồng 350 nghìn người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Pháp. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi với ngài Chủ tịch Thượng viện và Đoàn về những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của Việt Nam trong hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher.
Video đang HOT
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Chủ tịch Thượng viện Pháp và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, trao đổi về vai trò quan trọng của Quốc hội Việt Nam trong đời sống của đất nước và trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, nhấn mạnh vai trò của cơ quan lập pháp hai nước trong quan hệ song phương, đề nghị hai bên phát huy tiềm năng hợp tác to lớn và những thành tựu hợp tác đã đạt được trong thời gian qua, đẩy mạnh trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân, tăng cường phối hợp, chia sẻ quan điểm giữa cơ quan lập pháp hai nước trên các diễn đàn đa phương. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đề nghị hai bên tiếp tục thúc đẩy để đưa quan hệ đối tác và hợp tác chiến lược sang giai đoạn phát triển mới, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước trong tất cả các lĩnh vực và đóng góp cho hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Ngài Gérard Larcher bày tỏ vui mừng lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Thượng viện Pháp, gặp lại Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cảm ơn Tổng Bí thư đã dành thời gian tiếp Đoàn, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Tổng Bí thư đối với nước Pháp và quan hệ hai nước, chúc mừng những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher.
Trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về những kết quả tốt đẹp của cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher nhấn mạnh lãnh đạo hai Quốc hội đã nhất trí tăng cường trao đổi, tiếp xúc giữa các nghị sĩ của Quốc hội hai nước, đẩy mạnh hợp tác giữa các Ủy ban chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động của Thượng viện Pháp và Quốc hội Việt Nam. Đồng thời, Chủ tịch Thượng viện Pháp đánh giá quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước đang phát triển mạnh mẽ và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, khẳng định Pháp coi trọng vị trí, vai trò của Việt Nam và quan hệ Pháp – Việt, bày tỏ mong muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ này thông qua thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác trong giai đoạn mới như công nghệ số, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo, ứng phó với biển đổi khí hậu, phát triển bền vững, quốc phòng, song song với việc củng cố các lĩnh vực hợp tác truyền thống như hợp tác giữa các địa phương và giao lưu giữa nhân dân hai nước.
Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lời chào và thăm hỏi thân tình đến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các nhà Lãnh đạo Pháp.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Cơ hội cho sản xuất và xuất khẩu chuối Việt Nam
Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa diễn ra từ ngày 30/10 đến 1/11/2022, 13 văn kiện đã được các ban, bộ, ngành, Trung ương và địa phương ký kết.
Công ty TNHH MTV Kizuna (huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu) đóng gói, xuất khẩu chuối. Ảnh minh họa: Hoàng Nhị/TTXVN
Trong số đó, có Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chuối tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Chia sẻ về Nghị định thư này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá, Nghị định thư sẽ mang lại cơ hội, lợi ích cho người trồng chuối và xuất khẩu chuối của Việt Nam.
"Trước đây, chuối chưa được xem là một ngành hàng. Với Nghị định thư này cần coi chuối là một ngành hàng để phát triển, đáp ứng tốt các chuẩn mực trong sản xuất để xuất khẩu sang thị trường lớn, có chứng nhận, bền vững", Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay.
Nghị định thư sẽ đảm bảo việc xuất khẩu chuối chính thức, ổn định bền vững; đảm bảo đầu ra và giá cả ổn định; góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lợi ích cho người trồng chuối.
Thực hiện tốt nội dung của Nghị định thư sẽ giảm tỷ lệ kiểm tra, kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu, giúp thông quan nhanh chóng tạo thuận lợi cho nhà xuất khẩu. Từ đó, góp phần giảm ùn ứ nông sản ở cửa khẩu nói chung cũng như sản phẩm chuối nói riêng.
Ngoài ra, việc xuất khẩu chuối chính ngạch sẽ đảm bảo uy tín cho sản phẩm chuối của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Về lâu dài sẽ tạo sự liên kết chặt chẽ hơn giữa người trồng chuối với nhau, giữa người trồng chuối và nhà đóng gói, doanh nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy chuẩn, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. Rủi ro thị trường sẽ được giảm thiểu khi sản xuất đáp ứng tốt các chuẩn mực thị trường, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ rõ.
Trước đây khi chưa có Nghị định thư thì chuối xuất khẩu sang Trung Quốc từ vườn trồng và cơ sở đóng gói đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật; đảm bảo không nhiễm các loài đối tượng kiểm dịch thực vật của Trung Quốc và mỗi lô hàng xuất khẩu được kiểm tra, kiểm dịch thực vật và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Nghị định thư được ký kết đã có một số điểm mới như tất cả vùng trồng và cơ sở đóng gói chuối xuất khẩu sang Trung Quốc phải được cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt; vườn trồng phải áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP); phải đảm bảo giám sát vườn trồng và quy trình tại cơ sở đóng gói.
Cơ sở đóng gói phải xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo quả tươi xuất khẩu sang Trung Quốc có thể truy xuất ngược đến vùng trồng đã được cấp mã số; phải tiến hành kiểm dịch thực vật lấy mẫu 2% và phải phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia của Trung Quốc khi nhập khẩu vào Trung Quốc.
Chuối tươi của Việt Nam sẽ được nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho phép nhập khẩu trái cây.
Để đảm bảo yêu cầu xuất khẩu mặt hàng này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, nông dân cần thực hiện cải thiện quy mô tạo liên kết giữa các hộ trồng chuối; áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo quản lý sinh vật gây hại mà Trung Quốc quan tâm không nhiễm trên chuối xuất khẩu.
Các địa phương cần hướng dẫn người trồng chuối thực hiện theo quy định tại Nghị định thư đảm bảo xuất khẩu chuối ổn định, hướng dẫn người nông dân trồng chuối áp dụng GAP.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tăng cường truyền thông tới nông dân, nhà vườn, cơ sở đóng gói... hiểu được quy định của Nghị định thư. Các đơn vị của Bộ sẽ cùng vào cuộc để hỗ trợ trong chuỗi ngành hàng này. Từ đó, giúp bà con nâng dần chất lượng sản phẩm, thực hành sản xuất tốt.
Diện tích trồng chuối cả nước năm 2019 là gần 129.550 ha; trong đó Đồng bằng sông Cửu Long gần 35.300 ha với sản lượng 478.877 tấn. Khối lượng xuất khẩu chuối sang Trung Quốc thực hiện kiểm dịch thực vật trên 430.000 tấn (năm 2020), 574.000 tấn (năm 2021) và 591.000 tấn (9 tháng năm 2022).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tối qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30.10 - 1.11, theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao...