Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Không có vùng cấm trong đấu tranh phòng chống tham nhũng
Không có “ vùng cấm” trong đấu tranh chống tham nhũng. Đây là khẳng định của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội và báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 13 diễn ra sáng nay (6.12).
Tổng bí thư cho biết, tham nhũng gắn với quyền lợi, gắn với người có chức, có quyền, có điều kiện. Tham nhũng cũng gắn với nhau thành dây, thành nhóm phức tạp.
“Quan điểm của Đảng ta kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí ở tất cả các cấp, không có vùng cấm. Chống tham nhũng nhưng vẫn phải đảm bảo giữ gìn ổn định chính trị xã hội để phát triển đất nước”, Tổng bí thư nhấn mạnh.
Cung cấp thêm thông tin cho cử tri về vụ việc sai phạm của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, Tổng bí thư cho biết, vừa qua Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã có kết luận công khai, cơ quan chức năng cũng đang tiến hành xử lý, thu hồi tài sản theo đúng quy định của nhà nước.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi với các cử tri Hà Nội – Ảnh: Ngọc Thắng
Theo Tổng bí thư, nhiều ý kiến cử tri đề nghị phải xử lý vụ việc của ông Trần Văn Truyền nhanh hơn, quyết liệt hơn, tuy nhiên việc này đòi hỏi phải có thời gian, qua các khâu xác minh, điều tra, kết luận để người bị xử lý tâm phục, khẩu phục. Tổng bí thư khẳng định sai phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó.
“Đương nhiên còn nhiều điều chưa như mong muốn, nhiều việc muốn làm nhưng chưa làm được. Có những cái khó, cái phức tạp nên chúng ta cần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo chứ không vội vã”, Tổng bí thư chia sẻ.
Video đang HOT
Liên quan đến ý kiến của cử tri về việc công khai kê khai tài sản trên các phương tiện thông tin đại chúng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết hiện đã có quy định kê khai tại nơi công tác, còn công khai trên phương tiện thông tin liên quan đến quyền công dân đã được quy định tại Hiến pháp. Theo Tổng bí thư việc kê khai trước mắt sẽ thực hiện theo các quy định của pháp luật. Còn sau này tổng kết nếu pháp luật không phù hợp với thực tế thì sẽ có chỉnh sửa.
Trường Sơn
Theo Thanhnien
Biển Đông và mặt trận thứ hai
Ngoại giao công chúng là "mặt trận thứ hai", là công cụ bổ trợ cho ngoại giao chính trị và ngoại giao pháp lý trong công cuộc đấu tranh trên biển Đông.
Bảo vệ chủ quyền biển đảo là một cuộc chiến lâu dài, và đấu tranh Biển Đông là một trong những thách thức lớn nhất về mặt an ninh cũng như đối ngoại của VN. Do đó, đưa ra được một chiến lược Ngoại giao công chúng (NGCC) hoàn chỉnh cho Biển Đông cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn dường như là đòi hỏi bắt buộc.
Mặt trận thứ hai
NGCC là thuật ngữ được bắt đầu được nhắc đến vào thập niên 1960, với cách hiểu "những hành động của chính phủ nhằm thông tin và gây ảnh hưởng đối với công chúng nước ngoài". Tác dụng của nó là cung cấp trung thực nội dung chính sách, khuyến khích sự thấu hiểu từ người tiếp nhận thông tin, từ đó phổ biến cho cộng đồng cùng hiểu.
NGCC đóng vai trò là "mặt trận thứ hai" trong đấu tranh trên biển Đông, bên cạnh ngoại giao kênh I. Đó là công cụ bổ trợ cho ngoại giao chính trị và ngoại giao pháp lý trong công cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo với Trung Quốc. Không chỉ đơn thuần là tạo hình ảnh cho quốc gia, NGCC còn góp phần giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, tăng cường tính chính đáng cho chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Chủ thể xúc tiến NGCC bao gồm không chỉ các nhà lãnh đạo, giới học giả mà còn là mỗi người dân.
Một là, nó đòi hỏi các kênh chính thức, với vai trò của các nhà lãnh đạo cấp cao, cần cởi mở trong việc nêu quan điểm, lập trường của đất nước trên các phương tiện truyền thông cả trong nước lẫn quốc tế. Chẳng hạn, trong cuộc đấu tranh phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào EEZ và thềm lục địa của Việt Nam, các bài viết của Đại sứ Việt Nam trên các báo nước ngoài đều đã tạo sức vang lớn trong truyền thông và cộng đồng quốc tế. Tiêu biểu có bài viết của Đại sứ Việt Nam tại Bỉ, Phạm Sanh Châu đăng trên tờ The Europe phản bác lại lập luận của Đại sứ Trung Quốc. Hay bài viết Đại sứ VN tại Úc Lương Thanh Nghị đăng trên tờ The Australia, lên án hành động của phía Trung Quốc.
Hai là, mặt trận đấu tranh học thuật của các học giả. Học giả không đơn thuần chỉ là người mang những lý lẽ thuyết phục về lập trường của Việt Nam trình bày ở các hội thảo quốc tế, mà còn trở thành mạng lưới kết nối với nhiều học giả quốc tế khác, và qua đó có thể tranh thủ vận động quan điểm khách quan có lợi cho Việt Nam. Đó là các bước đi mang lại hiệu quả trong dài hạn và trung hạn.
Còn đối với những hành động hung hăng bất ngờ của Trung Quốc, các học giả cũng có thể tham gia vào công tác NGCC mang tính ngắn hạn và xử lý tình huống tức thời. Như trong khủng hoảng giàn khoan, cùng với đấu tranh trên thực địa, mặt trận đấu tranh giữa các học giả cũng rất nóng. Khi trên truyền thông xuất hiện những bài viết, lập luận thiếu khách quan, bất lợi cho VN, thì việc phản biện kịp thời, sắc bén của học giả VN sẽ rất hiệu quả, giúp công chúng nhận thức chính xác vấn đề.
Ba là, mỗi người dân đều có thể tham gia vào NGCC thông qua các công cụ hữu ích của Internet. Khả năng khuếch tán thông tin của Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng là không thể phủ nhận và đó là cách tiếp cận hiện đại. Ngoài ra, một biện pháp truyền thống hơn là thực hiện ngoại giao nhân dân thông qua hoạt động trao đổi công dân, các học bổng hỗ trợ, văn hóa, du lịch...
NGCC là một mặt trận quan trọng trong đấu tranh biển Đông. Ảnh: Hoàng Sang
Về đối tượng của NGCC trong tranh chấp biển Đông, đối tượng chính chắc chắn là truyền thông quốc tế và cộng đồng quốc tế nói chung. Bên cạnh đó là cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập, làm việc tại nước ngoài và kiều bào. Ở đây, NGCC sẽ kết hợp với các ban công tác người Việt Nam ở nước ngoài, truyền đạt những thông tin đầy đủ và chính xác đến các cộng đồng này. Và thông qua họ, truyền tải những thông điệp quan trọng của Việt Nam trong đấu tranh biển đảo đến người dân nước sở tại.
Một đối tượng quan trọng mà NGCC cần nhắm đến là người dân Trung Quốc. Không phải người dân Trung Quốc nào cũng có đồng quan điểm với nhà nước. Hoặc giả, nhiều người dân Trung Quốc cũng bị bưng bít thông tin và nhiệm vụ của NGCC Việt Nam là phải thực hiện "cuộc tấn công hấp dẫn" nhắm đến đối tượng này.
Một khả năng ba thời điểm
Điểm đặc biệt nhất của NGCC là vừa có tác động nhất thời, vừa có tác động trong tương lai gần, lại vừa tạo được ảnh hưởng về lâu về dài. Do đó, áp dụng NGCC thành nhóm các biện pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn là một tham khảo rất đáng lưu tâm.
Một là, về các biện pháp ngắn hạn, cách ứng phó của NGCC đòi hỏi sự nhạy bén và linh hoạt. Vì thế, đối với một Trung Quốc khó đoán và lời nói thường không đi đôi với việc làm, cần xây dựng khung các bước đi cụ thể để triển khai NGCC trong ngắn hạn. Ví dụ, khi có sự cố giữa Việt Nam và Trung Quốc, Bộ Ngoại giao tổ chức ngay họp báo quốc tế nêu rõ quan điểm và nếu cần trình chiếu những video clip như trong vụ giàn khoan vừa qua.
Hai là, nhóm các biện pháp trung hạn cũng góp phần giải quyết xung động như trong ngắn hạn, nhưng mang tính chất chủ động hơn là phản ứng lại một động thái nào đó. Các biện pháp trung hạn bao gồm việc chú trọng truyền bá quan điểm của VN cho công chúng các nước khác, bao gồm cả các nước lớn có lợi ích tự do hàng hải và thông thương ở Biển Đông.
Trong nhóm biện pháp này, có thể kể đến việc thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông, các cuộc triển lãm quốc tế về chứng cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại VN và tại các sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, nhằm để thúc đẩy sự hiểu biết của cộng đồng quốc tế.
Ba là, trên căn bản, nhóm các biện pháp dài hạn không nhất thiết phải liên quan trực tiếp đến tranh chấp biển đảo mà hướng đến xây dựng mối quan hệ lâu dài với công chúng một quốc gia hoặc công chúng quốc tế. Chẳng hạn, VN có thể xúc tiến các biện pháp NGCC trong dài hạn kết hợp với các hoạt động ngoại giao văn hóa, cụ thể đó sẽ là các hoạt động trao đổi văn hóa và giáo dục, trao đổi công dân và các hoạt động khác nhằm truyền bá tên tuổi quốc gia.
Sự nhạy bén của NGCC góp phần giúp truyền thông quốc tế hiểu đúng về bản chất sự việc. Về lâu dài, NGCC góp phần giải quyết những khúc mắc trong đàm phán ở kênh chính thức và có thể tạo thế đứng có lợi hơn cho đất nước.
Theo Minh Trường - An Nhiên
Vietnamnet
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Vừa hợp tác, vừa đấu tranh' với Trung Quốc "Vừa hợp tác, vừa đấu tranh", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quan điểm của Chính phủ trước Quốc hội (QH) về mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc sau sự việc Trung Quốc kéo và rút giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn - Ảnh: Ngọc Thắng Trong...