Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu thăm chính thức Hoa Kỳ
Đúng 8 giờ (giờ địa phương, tức 19 giờ Việt Nam) ngày 6/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quân sự Andrews, ở thủ đô Washington D.C, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến sân bay Quân sự Andrews ở Thủ đô Washington DC. Ảnh : Trí Dũng – TTXVN
Đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại sân bay quân sự Andrews có đại diện Chính phủ Hoa Kỳ; Đại sứ Việt Nam Phạm Quang Vinh cùng các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đông đảo bà con người Việt tại Hoa Kỳ; các vị đại sứ, đại biện các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Hoa Kỳ.
Đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ. Chuyến thăm diễn ra sau 40 năm chấm dứt chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ và 2 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scot Marciel, Cục trưởng Lễ tân Peter Selfridge, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius và đại diện chính quyền đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN
Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN
Video đang HOT
Chuyến thăm nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương phát triển tích cực, ổn định trong thời gian tới, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai bên cũng sẽ trao đổi, chia sẻ quan điểm về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Theo TTXVN
Thủ tướng Na Uy: "Bản thân đã trải nghiệm, tôi hứa sẽ thêm nhiều người dân đến Việt Nam"
Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Vương quốc Na Uy Erna Solberg đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16-18/4/2015. Sau lễ đón được tổ chức trọng thể vào sáng 17/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Erna Solberg đã tiến hành hội đàm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chào đón Thủ tướng Na Uy thăm chính thức Việt Nam.
Nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Na Uy Erna Solberg sang thăm Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Na Uy; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới.
Bày tỏ vui mừng lần đầu tiên đến thăm Việt Nam, Thủ tướng Erna Solberg khẳng định Chính phủ Na Uy mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam, nước có vai trò và vị thế ngày càng quan trọng ở khu vực. Bà Thủ tướng cũng chúc mừng những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Trao đổi về quan hệ song phương, hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển tích cực trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trong hơn 40 năm qua, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, hợp tác phát triển, giáo dục, văn hóa và coi đây là nền tảng quan trọng để nâng tầm quan hệ song phương trong thời gian tới.
Hai Thủ tướng cho rằng, hai nước còn nhiều tiềm năng và thế mạnh có thể bổ sung lẫn nhau để mở rộng hợp tác hiệu quả và cùng có lợi; nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp; tiếp tục triển khai các cơ chế đối thoại về chính trị sẵn có; tăng cường hợp tác an ninh - quốc phòng và nhiều nhiều lĩnh vực khác.
" Các lĩnh vực hợp tác ưu tiên như đóng tàu và vận tải biển, quản lý và khai thác cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản bền vững, dầu khí và năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh đang mở ra nhiều triển vọng và cơ hội hợp tác cho hai nước . Chúng tôi nhất trí tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước kết nối đối tác, nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên; sớm ký Hiệp định Vận chuyển hàng không Việt Nam - Na Uy" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết.
" Tôi hứa sẽ có thêm nhiều người Na Uy đến Việt Nam kinh doanh và du lịch. Việt Nam là một quốc gia có nhiều cảnh đẹp và người dân hết sức thân thiện. Bản thân tôi cũng đã trải nghiệm điều này" - Thủ tướng Erna Solberg phát biểu.
Hai Thủ tướng đã nhất trí thúc đẩy hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với Khối Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) trong năm 2015, tạo khuôn khổ thuận lợi mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai bên trong thời gian tới.
" Chúng tôi cam kết sẽ sớm đi tới ký kết một Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Na Uy" - Thủ tướng Erna Solberg cho biết.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Chính phủ Na Uy đã cung cấp nguồn ODA thiết thực cho Việt Nam trong nhiều năm qua, tập trung vào các lĩnh vực như môi trường, giáo dục, bình đẳng giới, y tế, rà phá bom mìn; đặc biệt, Na Uy là nhà tài trợ quan trọng của Chương trình của Liên hợp quốc về giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (UN-REDD), góp phần hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.
Thủ tướng Erna Solberg đánh giá cao việc Việt Nam đã đạt được trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp Quốc; khẳng định trên cương vị Đồng Chủ tịch Nhóm tư vấn của Tổng Thư ký Liên hợp Quốc về các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, bà sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình hoàn tất thực hiện các mục tiêu phát triển còn lại và xây dựng các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp Quốc sau năm 2015.
" Tôi đặc biệt ấn tượng về những thành tựu của Việt Nam khi các bạn đạt trước thời hạn các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Tôi đã chúc mừng ngài Thủ tướng và chúng tôi đã nhất trí đẩy nhanh các nỗ lực để có thể đạt được các mục tiêu còn lại trong các mục tiêu thiên niên kỷ và tiếp tục tăng cường hợp tác trong chương trình nghị sự phát triển toàn cầu cho 2015" - Thủ tướng Erna Solberg phát biểu.
Hai bên nhất trí tăng cường liên kết đào tạo giữa các trường đại học và trung tâm nghiên cứu hai nước, nhất là trong các lĩnh vực như khoa học - công nghệ, dầu khí, năng lượng, thủy sản, quản lý nông nghiệp, quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch nhằm tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, hướng tới kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Na Uy vào năm 2016.
"Ủng hộ giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hoà bình"
Cuộc hội đàm giữa 2 Thủ tướng tại trụ sở Chính phủ.
Hai Thủ tướng đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Na Uy, cho rằng đây là cầu nối quan trọng góp phần tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
" Tôi rất tự hào về cộng đồng người Việt Nam tại Na Uy. Khi mới đến, dù gặp rất nhiều khó khăn song người Việt Nam đã thích ứng và hòa nhập rất nhanh vào xã hội Na Uy. Tỷ lệ trẻ em đi học trong cộng đồng người Việt rất cao và kết quả học tập của các em còn cao hơn kết quả học tập trung bình của trẻ em Na Uy. Cộng đồng người Việt Nam rất chăm chỉ và họ luôn gắn bó với cội nguồn và giữ gìn văn hóa truyền thống. Đây là những cây cầu thúc đẩy hợp tác giữa hai quốc gia, cầu nối giữa nhân dân hai nước" - Thủ tướng Na Uy Erna Solberg chia sẻ.
Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, đặc biệt là tại Liên Hợp Quốc, Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM). Việt Nam hoan nghênh những nỗ lực của Na Uy trong việc tăng cường hợp tác với ASEAN thời gian gần đây và mong muốn hai bên sớm triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể, nhất là trong các lĩnh vực Na Uy có thế mạnh và là ưu tiên của ASEAN như kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, an ninh hàng hải, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước...
" Tôi hy vọng chúng ta không chỉ hợp tác trong lĩnh vực song phương hay doanh nghiệp mà còn hợp tác chính sách ở cấp độ quốc tế" - Thủ tướng Na Uy Erna Solberg phát biểu và cho rằng là quốc gia ủng hộ các nỗ lực cải cách hoạt động của các cơ quan Liên hợp quốc, bà hy vọng những cải cách này tại Việt Nam và một số quốc gia khác sẽ trở thành hình mẫu cho hoạt động của các cơ quan Liên hợp quốc trong tương lai.
Về vấn đề Biển Đông, hai Thủ tướng chia sẻ quan ngại về những diễn biến gần đây, nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp Quốc và đặc biệt là Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 cũng như việc các bên liên quan cần sớm thỏa thuận Bộ Quy tắc ứng xử (COC) có tính chất ràng buộc, coi đây là phương thức hữu hiệu để đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không và giao thương tại Biển Đông.
" Về vấn đề Biển Đông, Bà Thủ tướng và Tôi cùng chia sẻ quan ngại sâu sắc về tình hình hình hiện nay ở khu vực và nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo hòa bình, ổn định, duy trì an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế; mọi tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, không đe dọa và sử dụng vũ lực, tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các thỏa thuận liên quan của khu vực. Thực hiện nghiêm túc DOC và tiến tới COC" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu với báo giới sau khi kết thúc hội đàm.
" Chúng tôi rất quan ngại đến những diễn biến gần đây ở Biển Đông. Na Uy không đứng về bên nào nhưng chúng tôi luôn luôn mong muốn giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Chúng tôi mong muốn các bên tranh chấp tìm kiếm những giải pháp mang tính hợp tác và hòa bình để giải quyết những tranh chấp này trong khuôn khổ pháp luật quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Chúng tôi tin tưởng rằng việc xây dựng và hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm những căng thẳng trong khu vực" - Thủ tướng Erna Solberg đưa ra quan điểm của Na Uy.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ trưởng Trần Đại Quang tiếp kiến nhiều quan chức cấp cao Chính phủ Hoa Kỳ Ngày 18/3, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã gặp các quan chức cấp cao của Hội Đồng An ninh Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm tăng cường hợp tác song phương trong phòng chống tội phạm cũng như các vấn đề an ninh và nhân đạo. Tại các...