Tổng Bí thư Lê Duẩn trân trọng cách làm “xé rào” của ông Kim Ngọc
Theo PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc, những ai đã được gặp, làm việc, nghe Tổng Bí thư Lê Duân nói chuyện, thuyết trình hoặc giảng bài, đều có chung nhận thức đó là nhà lãnh đạo lỗi lạc, một trí tuệ lớn, một phương pháp tư duy khoa học, năng động, không dừng lại ở những kết luận sẵn có.
PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc – nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho biết: Trong sự nghiệp hoạt động của Tổng Bí thư Lê Duẩn, ông đã có những dấu ấn trong lĩnh vực nông nghiệp.
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn còn được người dân quý mến bởi sự thân thiện, nụ cười đôn hậu. Ảnh tư liệu
Vào năm 1962, cách quản lý cũ như trong hoạt động nông nghiệp như tính công điểm, hành chính, đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế, như năng suất lao động kém, tinh thần của người lao động trểnh mảng. Vào năm 1963, chúng ta có cải tiến quản lý hợp tác xã (gồm cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật theo Nghị quyết của Bộ Chính trị), đang tìm xem cách quản lý thế nào cho hiệu quả.
Năm 1966, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc là ông Kim Ngọc đã có sáng kiến “khoán hộ” sau này còn gọi là “khoán mười”. Tuy nhiên cách làm mới này đã bị nhiều người phản đối và TƯ cho dừng lại vào năm 1968. “Mặc dù vậy nhưng sau đó Tổng Bí thư Lê Duẩn (lúc đó gọi là Bí thư thứ nhất) đã gặp gỡ để trao đổi, động viên ông Kim Ngọc một cách cởi mở, chân tình. Ông nói “khoán hộ” là cách làm mới, cần phải suy nghĩ, làm cho rõ hơn, tổng kết thêm, không nên bi quan” – PGS Phúc cho biết.
Vẫn theo PGS Phúc, vào giai đoạn 1976 -1978, hoạt động “khoán chui” trong sản xuất nông nghiệp của Đoàn Xá, Đồ Sơn, Hải Phòng khi bị phát hiện có nhiều ý kiến phản đối, coi giao ruộng cho nông dân là đi vào con đường tư hữu hóa. Cách làm này bị phê phán như cách làm của ông Kim Ngọc trước đây. “Mặc dù trong tập thể TƯ Đảng có nhiều người phê phán nhưng Tổng Bí thư Lê Duẩn vẫn trân trọng với cách làm tìm tòi và động viên những người đã nghĩ ra hướng đi này” – PGS Phúc nói.
Video đang HOT
Theo PGS Phúc, từ những cách làm như của ông Kim Ngọc rồi đến Đoàn Xá, Đồ Sơn, có thể nói đó là tiền đề đến Hội nghị TƯ 6 khóa IV tháng 8.1979, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Lê Duẩn, Ban chấp hành TƯ Đảng đã ra Nghị quyết mở ra hướng phát triển nông nghiệp.
“Nghị quyết của TƯ khóa 6 khóa IV đã động viên người nông dân tận dụng bờ vùng, bờ thửa để sản xuất, canh tác, rồi cho phép xã viên được nuôi trâu, bò (trước đó trâu bò là lực lượng sản xuất chỉ có hợp tác xã được nuôi). Khi bắt tay vào làm mới phát hiện ra đất hoang hóa ở đồng bằng của chúng ta cũng còn rất nhiều, bởi vì do cách làm cũ người nông dân, xã viên chán nản, không muốn canh tác” – PGS Phúc cho hay.
Tiếp sau đó Ban Bí thư có Chỉ thị 100 vào tháng 1.1981: “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm người lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” để thúc đẩy nông nghiệp phát triển.Theo PGS Phúc, thời gian đó, cả triền đê tả ngạn sông Hồng, hữu ngạn sông Hồng đều được bà con nông dân rào lại để trồng cỏ nuôi trâu, bò. Các đầm, hồ, ao được cho nông dân mượn của hợp tác xã để nuôi cá rồi giao lại bao nhiêu phần trăm. “Trước đó hầu như các đầm, ao kể trên không nuôi gì, nhiều người thường nói đùa ao, hồ của hợp tác xã nước trong veo, chỉ có đỉa” – PGS Phúc cho biết.
“Đó là quyết định của tập thể TƯ Đảng, của Bộ Chính trị, với vai trò là Tổng Bí thư, đồng chí Lê Duẩn đã có những đóng góp hết sức quan trọng” – PGS Phúc nhấn mạnh.
Theo Danviet
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc triển lãm về cuộc đời Tổng Bí thư Lê Duẩn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự và cắt băng khai mạc triển lãm "Tổng Bí thư Lê Duẩn - Cuộc đời và sự nghiệp" chiều nay, 5/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Triển lãm do Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã tổ chức, mở cửa đón khách tham quan từ nay đến đầu tháng 5/2017.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cắt băng khai mạc triển lãm chiều 5/4.
Với gần 300 ảnh, tài liệu và hiện vật, triển lãm giới thiệu một cách khái quát về thân thế và sự nghiệp cách mạng cũng như những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Lê Duẩn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Triển lãm gồm 5 phần: Quê hương - gia đình - tuổi trẻ (1907-1927); Trưởng thành trong đấu tranh cách mạng (1928-1945); Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng ở Nam Bộ (1946-1957); Lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1957-1975); Lãnh đạo nhân dân cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1976-1986).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu tham quan triển lãm.
Sau khi cắt băng khai mạc và tham quan triển lãm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ghi lại những dòng cảm tưởng: "Đồng chí Lê Duẩn là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và nhân dân ta, người học trò lỗi lạc, tuyệt đối trung thành, kế tục xuất sắc lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Gần 60 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã cống hiến trọng đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cho tự do, hạnh phúc của nhân dân và cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Đảng ta, nhân dân ta mãi mãi tự hào và biết ơn sâu sắc công lao to lớn và cống hiến xuất sắc của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi cảm tưởng tại cuộc triển lãm.
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, noi gương các bậc tiền bối, phấn đấu hết sức mình để đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào cuộc sống, từng bước xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên xã hội chủ nghĩa.".
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Khánh thánh cầu vượt Kẻ Gỗ vào đền thờ cố Tổng bí thư Lê Duẩn Cây cầu dài 132m, rộng 3,4m nối từ bờ "đảo" giữa hồ Kẻ Gỗ vào đền thờ cố Tổng bí thư Lê Duẩn (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vừa được khánh thành sáng 5.4. Cây cầu uốn lượn hình chữ C nối từ đất liền qua đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn...