Tổng Bí thư làm Trưởng Tiểu ban nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng
Chiều nay (6.10), phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Trung ương thống nhất quyết định thành lập 5 tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng.
Hội nghị Trung ương 8 khóa XII bế mạc sau 5 ngày làm việc (ảnh TTXVN).
5 tiểu ban được thành lập bao gôm: Tiểu ban Văn kiện; Tiểu ban Kinh tế – Xã hội; Tiểu ban Điều lệ Đảng; Tiểu ban Nhân sự và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội.
Tại buổi họp báo chiều tối nay (6.10), do Văn phòng Trung ương Đảng và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, cơ quan chức năng cho biết trong 5 Tiểu ban được thành lập thì Tiểu ban Văn kiện do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Tiểu ban; Tiểu ban Kinh tế – Xã hội do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng Tiểu ban; Tiểu ban Điều lệ Đảng do Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính làm Trưởng Tiểu ban; Tiểu ban Nhân sự do Tổng Bí thư Nguyễn phú Trọng làm Trưởng Tiểu ban và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội do Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng làm Trưởng Tiểu ban.
Video đang HOT
Trong phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, khi xem xét, quyết định thành lập các Tiểu ban, Ban chấp hành Trung ương đã thảo luận và thống nhất cao với Tờ trình của Bộ Chính trị.
Trung ương yêu cầu các Tiểu ban cần khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch để sớm đi vào hoạt động. Đặc biệt là Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế – Xã hội cần tăng cường phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, tham mưu của Đảng và Nhà nước chắt lọc, kế thừa các kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây và căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước để đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương, với Đại hội XIII của Đảng những chủ trương, chính sách tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và đồng bộ hơn, tạo xung lực mới cho phát triển đất nước nhanh và bền vững, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Về những nội dung khác tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, các đồng chí Ủy viên Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị đã nghiêm túc nghiên cứu, chuẩn bị, sôi nổi thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các báo cáo, đề án.
Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao thông qua các nghị quyết, kết luận và quy định của Trung ương.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thành công tốt đẹp. Trong năm 2018 và nửa đầu nhiệm kỳ khóa XII, sự nghiệp phát triển đất nước đã có những chuyển biến tích cực, đáng mừng, toàn diện trên các lĩnh vực, năm sau tốt hơn năm trước.”
Tuy nhiên, chúng ta tuyệt nhiên không được chủ quan, thỏa mãn, bởi vì trước mắt chúng ta vẫn đang có rất nhiều khó khăn, thách thức, vẫn còn nhiều việc lớn, việc khó phải làm và phải làm tốt hơn nữa mới có thể thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng”, Tổng Bí thư nói.
Theo Danviet
Việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước đã được đặt ra từ khi nào?
Theo TS. Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, từ khi ông còn công tác, cơ quan chức năng đã đề xuất với Trung ương việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Trung ương thống nhất giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước (ảnh TTXVN).
Vào chiều qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV (dự kiến khai mạc 22.10). Trường hợp Tổng Bí thư được giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước có phải sự đặc biệt hay không? Theo PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc, đây không phải là điều gì đặc biệt, bởi trong lịch sử Bác Hồ đã làm Chủ tịch Đảng và làm Chủ tịch nước.
Cụ thể, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 của Đảng năm 1951 (diễn ra ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang), Bác được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng (Chủ tịch là chức vụ cao nhất trong Đảng), đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 năm 1960 (diễn ra tại Hà Nội), Bác được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Giai đoạn từ năm 1956 -1960 Bác Hồ còn làm thêm chức Tổng Bí thư (lúc đó do sai lầm trong cải cách ruộng đất, ông Trường Chinh từ chức Tổng Bí thư). Còn chức vụ Chủ tịch nước, Bác Hồ làm từ năm 1945 cho đến khi Bác qua đời (năm 1969).
PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc nói thêm, hiện nay trên thế giới nhiều quốc gia người đứng đầu đảng cầm quyền cũng đứng đầu Nhà nước hoặc đứng đầu Chính phủ (tùy thuộc theo mô hình), ví dụ trường hợp ông Shinzo Abe (Nhật Bản) được bầu làm Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) và ông là Thủ tướng của Nhật Bản...
Về giám sát quyền lực đối với người giữ các chức vụ quan trọng, theo PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc, trong Đảng có kỷ luật Đảng, có nguyên tắc tập trung dân chủ nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách; việc giám sát, kiểm soát bằng Hiến pháp, pháp luật."Mô hình tổ chức thế nào thì vấn đề quan trọng cũng là để thực hiện cương lĩnh đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước một cách tốt nhất để phát triển đất nước", PGS Phúc nói.
TS. Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết: "Khi chuẩn bị cho Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7 khóa VIII (năm 1999), nghĩa là cách đây gần 20 năm, chúng tôi đã có đề xuất việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước. Tuy nhiên Ban Chấp hành Trung ương thấy thời điểm đó chưa chín muồi nên chưa triển khai thực hiện mà chỉ triển khai thí điểm ở cấp xã. Đến nay điều kiện đã chín muồi để chúng ta thực hiện việc này".
Theo TS. Thang Văn Phúc, việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước sẽ tạo ra thuận lợi trong việc quan hệ ngoại giao để thực hiện quá trình hội nhập quốc tế, đồng thời cũng đúng với tinh thần xây dựng pháp quyền.
Theo Danviet
Trung ương có thêm "liều thuốc" đẩy lùi suy thoái, tự diễn biến Theo PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc, việc nêu gương, nhất là đối với cán bộ, đảng viên cấp cao được thực hiện tốt sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong Đảng, chắc chắn sẽ đẩy lùi được tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú...