Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước: Điều gì được nhân dân mong đợi nhất?
Ngay sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước với đa số phiếu tán thành, chia sẻ với PV Dân Việt, nhiều đại biểu, cử tri kỳ vọng công cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa.
Chiều 23.10, Trưởng ban Kiểm phiếu Bùi Văn Cường công bố biên bản kiểm phiếu kết quả bầu Chủ tịch nước. Ban Kiểm phiếu gồm 15 thành viên đã tiến hành kiểm phiếu, lập biên bản ghi nhận Tổng số đại biểu Quốc hội là 485 đại biểu, số có mặt 477 đại biểu, số phát ra 477, số thu về 477 phiếu, đều hợp lệ.
Số phiếu đồng ý là 476, bằng 99,79% tổng số đại biểu có mặt. Số phiếu không đồng ý là 1 bằng 0,29% tổng số đại biểu Quốc hội.
Nghị quyết xác nhận kết quả cũng được thông qua ngay sau đó.
Như vậy, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được bầu giữ cương vị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.
Trao đổi với Dân Việt, Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh Quân khu 1 chia sẻ, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước là hợp lòng dân
Trung tướng Phạm Xuân Thệ chia sẻ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu làm Chủ tịch nước được nhân dân ủng hộ.
Theo Trung tướng Phạm Xuân Thệ, Quốc hội và Ban Chấp hành trung ương Đảng đã nhìn nhận rất thấu đáo về khả năng, vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong thời gian qua. Những bước phát triển rõ rệt của đất nước, đặc biệt là công cuộc chống tham nhũng đã được tiến hành một cách hiệu quả, được nhân dân ủng hộ và thêm tin yêu vào Đảng, Nhà nước.
Theo ông Phạm Xuân Thệ, nhân dân chắc chắn sẽ tin tưởng hơn, ủng hộ, đồng tình cao với việc Quốc hội thống nhất bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước.
“Tổng Bí thư tiếp tục trúng cử làm Chủ tịch nước, chắc chắn công cuộc xử lý nạn tham nhũng sẽ ngày càng được làm mạnh mẽ, hiệu quả hơn” – Tướng Thệ nhìn nhận.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội)
Chia sẻ với phóng viên bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nói: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có đạo đức hết sức trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có lý luận mạch lạc, kiên định. Đặc biệt Tổng Bí thư có quá trình hoạt động hết sức phong phú trên các cương vị lãnh đạo đất nước. Ông từng là Bí thư Thành ủy TP. Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Người như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất xứng đáng giữ thêm cương vị Chủ tịch nước.
Với những kinh nghiệm từng trải Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong nhiều lĩnh vực, như trong đối ngoại mềm dẻo, khôn khéo, kiên định; công tác xây dựng Đảng được thực hiện bài bản, quy củ; công tác phòng chống tham nhũng đã đạt được những kết quả làm nức lòng người dân. Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước nữa có thể nói rất thuận lợi để làm được nhiều việc hiệu quả hơn, có ích hơn để đưa đất nước phát triển.
Video đang HOT
Ông Trần Nhật Giáp ủng hộ và kỳ vọng vào Tân Chủ tịch nước sẽ tạo ra những sự phát triển mới cho đất nước.
Cũng chia sẻ với Dân Việt liên quan đến sự kiện này, ông Trần Nhật Giáp (thôn Quyết Tiến, Vân Côn, Hoài Đức, TP.Hà Nội) chia sẻ, ông rất mừng khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước, tại Kỳ họp thứ 6 với số phiếu rất cao.
Theo ông Giáp, trước đây Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo cao nhất trong Đảng cũng đã giữ cương vị Chủ tịch nước cho đến ngày Người mất. Sau này, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh cũng được bầu giữ chức Tổng Bí thư trong phiên họp đặc biệt của BCH Trung ương Đảng (khi Tổng Bí thư Lê Duẩn từ trần).
“Tôi cho rằng bây giờ là thời điểm phù hợp nhất để thực hiện lại việc người giữ chức vụ cao nhất trong Đảng đồng thời đảm nhận chức danh đứng đầu Nhà nước. Việc này giúp quá trình lãnh đạo, điều hành công việc xuyên suốt hơn, phát huy hiệu quả hơn trong công tác ngoại giao với nước ngoài khi mà các nước trên thế giới thấy được việc Đảng và Nhà nước ta đang có sự đoàn kết, thống nhất cao trong công việc” – ông Trần Nhật Giáp bày tỏ.
Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)
Nhận định công cuộc chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luât sư TP. Hà Nội) cho rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có uy tín, được nhân dân tin yêu, đặt nhiều kỳ vọng trong việc chống tham nhũng, làm trong sạch nội bộ Đảng.
Khi Tổng Bí thư giữ chức Chủ tịch nước, sẽ có tính thống nhất trong thực hiện quyền lực và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, thuận lợi cho công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng giai đoạn hiện nay.
Những gì Tổng Bí thư đã làm được trong thời gian qua đã được nhân dân ghi nhận và rất hoan nghênh, ủng hộ. Tuy nhiên,để cải cách, đổi mới mạnh mẽ, ổn định và phát triển là trách nhiệm, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị chứ không riêng cá nhân một ai.
Theo Danviet
Quốc hội bắt đầu kiểm phiếu bầu Tổng Bí thư giữ chức Chủ tịch nước
10 giờ 30 phút, đại biểu Bùi Văn Cường (Gia Lai), Trưởng Ban kiểm phiếu cho biết việc bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước đã tiến hành xong, đồng thời ông mời những người trong Ban kiểm phiếu vào làm việc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu Quốc hội (ảnh T.T).
Theo chương trình làm việc, sáng nay (23.10), Quốc hội dành khoảng 30 phút để thảo luận tại Đoàn về nhân sự bầu Chủ tịch nước. Sau giờ giải lao buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước.
Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử; Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu; Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng bỏ phiếu kín. Đến 10 giờ 30 phút, đại biểu Bùi Văn Cường, Trưởng Ban kiểm phiếu cho biết, việc bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước đã được các đại biểu Quốc hội tiến hành xong, đồng thời ông mời những người trong Ban kiểm phiếu vào làm việc.
Theo Tờ trình, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944, quê xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp; trình độ học vấn: Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành xây dựng Đảng); Ngữ văn.
Tóm tắt quá trình công tác:
Từ năm 1957 - 1963: Học sinh trường phổ thông cấp II, cấp III Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.
Từ năm 1963 - 1967: Sinh viên khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Từ tháng 12.1967 - 7.1968: Cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản).
Từ tháng 7.1968 - 8.1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản; Đi thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (1971), Bí thư Chi đoàn cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969-1973).
Từ tháng 8.1973 - 4.1976: Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế - Chính trị Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh), Chi ủy viên.
Từ tháng 5.1976 - 8.1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư Chi bộ.
Từ tháng 9.1980 - 8.1981: Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
Từ tháng 9.1981 - 7.1983: Thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.
Từ tháng 8.1983 - 2.1989: Phó Trưởng ban Xây dựng Đảng (10.1983), Trưởng ban Xây dựng Đảng Tạp chí Cộng sản (9.1987); Phó Bí thư Đảng ủy (7.1985-12.1988), Bí thư Đảng ủy cơ quan Tạp chí Cộng sản (12.1988-12.1991).
Từ tháng 3.1989 - 4.1990: Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tin liên quanĐại biểu QH nói gì trước ngày bầu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước?Từ tháng 5.1990 - 7.1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Từ tháng 8.1991 - 8.1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Từ tháng 1.1994 đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII.
Từ tháng 8.1996 - 2.1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng ban Cán sự đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Từ tháng 12.1997 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VIII, IX, X, XI, XII.
Từ tháng 2.1998 - 1.2000: Phụ trách công tác tư tưởng-văn hóa và khoa giáo của Đảng.
Từ tháng 8.1999 - 4.2001: Thường trực Bộ Chính trị.
Từ tháng 3.1998 - 8.2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (11.2001-8.2006).
Từ tháng 1.2000 - 6.2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa XII, XIII, XIV.
Từ tháng 5.2002 đến nay: Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV.
Từ tháng 6.2006 -7.2011: Chủ tịch Quốc hội khóa XI, XII, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh.
Từ tháng 1.2011 - 1.2016: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Bí thư Quân ủy Trung ương.
Từ 2013 đến nay: Tổng Bí thư là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Tháng 1.2016 đến nay: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, Bí thư Quân ủy Trung ương.
Theo Danviet
15h chiều nay công bố kết quả bầu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước Theo chương trình làm việc của Quốc hội, 15 giờ chiều nay (23.10), Trưởng Ban kiểm phiếu sẽ công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (ảnh TTXVN). Sau đó, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị...