Tổng Bí thư: “Không được mị dân, theo đuôi quần chúng”
Yêu cầu thấm sâu lời dạy của Bác về tinh thần “làm công bộc của dân”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, muốn vận động người dân, trước hết mỗi cán bộ, Đảng viên phải gương mẫu…
Ngày 16/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo UB Trung ương MTTQ Việt Nam dự hội nghị toàn quốc triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (ảnh: Quang Vinh).
Tổng Bí thư đánh giá, việc chủ động, kịp thời xây dựng chương trình hành động của hệ thống MTTQ rất thiết thực. Với vai trò là tổ chức đại diện của nhân dân, MTTQ cần làm tốt hơn nữa vai trò nòng cốt chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đồng thuận xã hội để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị của đất nước trong giai đoạn mới.
Với những yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề của sự nghiệp đổi mới đất nước mà Đại hội XIII của Đảng đã quyết định, cả nước cần nỗ lực hơn nữa, đoàn kết thống nhất chặt chẽ hơn nữa để phấn đầu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội.
Cố gắng, đoàn kết, quyết tâm cao hơn để chống dịch
Tổng Bí thư nêu những nhiệm vụ cơ bản đối với MTTQ giai đoạn tới.
Trước hết, theo Tổng Bí thư, cần tiếp tục nhận thức và quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, và chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Video đang HOT
Mặt trận và các tổ chức thành viên phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân hiểu đầy đủ và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Mặt trận phải là hạt nhân trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong phòng, chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; kiên quyết đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái, phản động, cơ hội chính trị, tư tưởng thù địch.
Thứ hai là phát huy sức mạnh sáng tạo to lớn của các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Người lãnh đạo đứng đầu Đảng nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ rất quan trọng của Mặt trận trong việc phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
Muốn vậy, MTTQ phải thực hiện tốt hơn nữa vai trò nòng cốt trong việc chủ trì hiệp thương, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng và lợi ích thiết thực của mỗi tầng lớp nhân dân, phát huy mọi nguồn lực, khả năng sáng tạo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chung của đất nước.
Tổng Bí thư yêu cầu chú trọng phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng, xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, thúc đẩy đội ngũ doanh nhân có trình độ quản trị, kinh doanh giỏi, có tinh thần cống hiến cho dân tộc.
Đề cập tình hình chống dịch căng thẳng hiện nay, một lần nữa, Tổng Bí thư kêu gọi tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa, đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa, nhất định phải dập được dịch”.
Tổng Bí thư: “Phải tiếp xúc với dân chân thực, đừng tiếp xúc hình thức, không được mị dân, theo đuôi quần chúng”.
Thứ ba, Tổng Bí thư mong muốn Mặt trận phát huy mạnh hơn nữa vai trò tiên phong trong việc bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước ngày càng vững mạnh.
Thứ tư, về công tác xây dựng nội bộ, MTTQ Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, kiện toàn, đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Thứ năm, Tổng Bí thư nhắc nhở, tiếp tục đổi mới và nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước, các tổ chức có liên quan với hoạt động của Mặt trận. Tổng Bí thư chỉ rõ, Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là thành viên của Mặt trận. Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua việc phát huy vai trò thành viên của Mặt trận chứ không đứng ngoài, đứng trên để lãnh đạo Mặt trận.
Cán bộ thờ ơ với hoạt động đoàn thể đồng nghĩa với xa rời quần chúng
Để thực hiện cho bằng được mục tiêu xây dựng và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo Nghị quyết Đại hội XIII, theo Tổng Bí thư, các cơ quan Trung ương, mỗi cấp ủy, chính quyền, cán bộ, Đảng viên phải nâng cao ý thức trách nhiệm “vì nhân nhân phục vụ, vì lợi ích của nhân dân để làm việc”.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình tại hội nghị.
“Phải thực sự thấm sâu lời dạy của Bác Hồ “làm công bộc của dân”, đừng lên mặt làm quan nhân dân, không phải trước mặt dân cứ viết lên trán hai chữ “Cộng sản” mà người ta nể sợ. Muốn vận động nhân dân thì trước hết mỗi công chức, đảng viên phải thực sự gương mẫu. Việc đi đầu hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động chính là cơ hội để gần dân, hiểu dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Cán bộ nào thờ ơ với hoạt động của Mặt trận, đoàn thể thì cũng đồng nghĩa với xa rời quần chúng nhân dân” – Tổng Bí thư khái quát.
Người đứng đầu Đảng cũng phân tích: “Phải tiếp xúc với dân chân thực, đừng tiếp xúc hình thức, không được mị dân, theo đuôi quần chúng. Phải tôn trọng dân thật sự, lắng nghe nhân dân và làm theo mong muốn của nhân dân một cách thật lòng”.
Từ thực tế chống dịch, Tổng Bí thư yêu cầu hoàn thiện cơ sở pháp lý để phát huy vai trò tự quản của nhân dân trong cộng đồng dân cư, thôn, tổ dân phố, ghi nhận những đóng góp hiệu quả của nhân dân thông qua các mô hình tự quản, tổ liên gia tự quản”, “tổ Covid cộng đồng”, “tổ tự quản vùng xanh phòng, chống dịch”…
Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội, tạo điều kiện thật tốt để phát huy vai trò giám sát của nhân dân, giám sát trực tiếp và giám sát thông qua vai trò của Mặt trận và các đoàn thể.
Hơn 7.000 tỷ đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19
Từ ngày 1/5/2021 đến nay, số tiền ủng hộ và đăng ký ủng hộ công tác phòng chống dịch COVID-19 qua hệ thống Mặt trận từ Trung ương đến địa phương lên tới trên 7.022 tỷ đồng.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp tiếp nhận 10 tấn gạo ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)
Ngày 13/8, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu đã tiếp nhận từ Tập đoàn CEO số tiền 10 tỷ đồng ủng hộ Quỹ vaccine phòng dịch COVID-19 ; 50.000 USD từ Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam và 882 triệu đồng từ Tổng cục Thuế ủng hộ công tác phòng, chống dịch.
Như vậy, từ ngày 1/5/2021 đến nay, số tiền ủng hộ và đăng ký ủng hộ qua hệ thống Mặt trận từ Trung ương đến địa phương lên tới trên 7.022 tỷ đồng; trong đó, số tiền ủng hộ qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là 794,8 tỷ đồng; qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 63 tỉnh, thành phố là trên 6.227 tỷ đồng.
Tiếp nhận số tiền ủng hộ, thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Lê Tiến Châu trân trọng cảm ơn những tấm lòng và nghĩa cử cao đẹp đã chung tay ủng hộ mua vaccine và công tác phòng, chống dịch COVID-19; khẳng định đây là những món quà có ý nghĩa tinh thần to lớn, góp phần tăng cường nguồn lực, chung sức cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ khắc phục khó khăn do dịch bệnh gây ra.
Chia sẻ với những khó khăn của người dân, doanh nghiệp trong thời điểm này, ông Lê Tiến Châu cho rằng, mặc dù khó khăn nhưng lời kêu gọi của Tổng Bí thư , Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được đông đảo người dân, tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp... trong và ngoài nước đồng lòng ủng hộ, qua đó phát huy tinh thần tương thân tương ái, góp thêm nguồn lực sớm hiện thực hóa mục tiêu tiêm vaccine miễn phí cho người dân và hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Ông Lê Tiến Châu cho biết từ nguồn lực tiếp nhận được, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc đã phân bổ tới Quỹ vaccine phòng COVID-19 số tiền 1.036 tỷ đồng; phân bổ 84,350 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân các địa phương; hỗ trợ Bộ Quốc phòng số tiền 54,506 tỷ đồng; Bộ Ngoại giao số tiền 4,052 tỷ đồng; hỗ trợ các bệnh viện, cơ sở y tế tổng số tiền trên 31,8 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, kinh phí còn được phân bổ để hỗ trợ 1,7 triệu suất ăn tương đương số tiền 51 tỷ đồng cho 17 địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội.
Tại các địa phương, Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố đã phân bổ trên 2.000 tỷ đồng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch. Tùy theo diễn biến của tình hình dịch bệnh, thời gian tới, Mặt trận các cấp sẽ tiếp tục rà soát, hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 để phân bổ nguồn lực hỗ trợ.
Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu cam kết từ số tiền tiếp nhận được, Mặt trận sẽ phân bổ công khai, minh bạch, đúng pháp luật, góp phần để đất nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Trao số tiền ủng hộ tới đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp đều bày tỏ sự chia sẻ với những khó khăn của lực lượng chống dịch ở tuyến đầu cũng như thể hiện mong muốn được chung tay cùng Đảng, Chính phủ, nhân dân sớm đẩy lùi đại dịch COVID-19; khẳng định việc thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19 là chủ trương đúng đắn, mang đến niềm tin, hy vọng cho người dân Việt Nam, qua đó đẩy nhanh tiến độ tạo miễn dịch cộng đồng, góp phần đưa cuộc sống sớm trở lại trạng thái bình thường mới./.
Hỗ trợ lực lượng tuyến đầu và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XV vừa ban hành Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 11/8/2021 quy định một số chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Sơn La. Nhân viên y tế chốt kiểm soát dịch COVID-19 Đu Lau, xã Tân Lang, huyện Phù Yên lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN Theo...