Tổng Bí thư giao 10 nhiệm vụ về phòng chống tham nhũng
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã có văn bản số 116-TB/BCĐTW ngày 14/5 thông báo kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tại Phiên họp thứ 7 của Ban Chỉ đạo.
Ngày 25/4/2015, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 7 để đánh giá tình hình; kết quả công tác phòng, chống tham nhũng quý I, đề ra nhiệm vụ công tác quý II năm 2015; thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Báo cáo kết quả, tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án và xác minh các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; dự thảo Báo cáo kết quả rà soát, nắm tình hình hoạt động tín dụng tại 04 Ngân hàng thương mại nhà nước.
Đánh giá kết quả công tác phòng, chống tham nhũng quý I, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ: Trong thời gian vừa qua, trong đó có quý I năm 2015, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được triển khai tích cực, nhất là: Tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng; thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là cải cách hành chính; phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng chống tham nhũng; phát hiện, xử lý tham nhũng.
Ban Chỉ đạo tiếp tục chỉ đạo triển khai khá toàn diện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống tham nhũng, rất ráo riết, quyết liệt cả phòng và chống tham nhũng, có hiệu quả cụ thể. Đã chỉ ra những trọng tâm cần tập trung, những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để chỉ đạo, như: lĩnh vực ngân hàng, đất đai; khâu điều tra, giám định tư pháp chậm; xử lý tham nhũng chưa nghiêm, cho hưởng án treo không đúng; thực hiện ráo riết quyết liệt, có hiệu quả việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng nhất là kiểm tra, giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: TTXVN
Từ năm 2013 đến nay, Ban Chỉ đạo đã trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý 4 vụ việc, 16 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, đến nay đã xét xử sơ thẩm 09 vụ/90 bị cáo, với 8 án tử hình (7 đối tượng), 9 chung thân, một đối tượng 30 năm tù, 6 đối tượng 20 năm tù… Việc xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng có tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung, được dư luận đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao. Nhìn chung, công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước trong thời gian qua được triển khai khá đồng bộ và đã có sự chuyển biến tích cực, rõ nét.
Các nội dung công tác phòng, chống tham nhũng theo Kết luận tại Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo và Cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo đang được triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ và kế hoạch đã đề ra.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn một số hạn chế: Một số khâu trong công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, giám định tư pháp còn chậm, chưa đạt yêu cầu. Công tác thông tin, tuyên truyền về kết quả phòng, chống tham nhũng thời gian qua chưa đầy đủ, nên xã hội chưa thấy hết được ý nghĩa kết quả tích cực của công tác phòng, chống tham nhũng. Nạn sách nhiễu, “tham nhũng vặt’ còn phổ biến, gây bức xúc trong xã hội. Công tác phòng chống tham nhũng ở nhiều địa phương chưa chuyển mạnh, còn hạn chế…
Về nhiệm vụ trọng tâm công tác quý II năm 2015 và trong thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Công tác phòng chống tham nhũng đã có chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách, pháp luật bài bản, tương đối đồng bộ. Vấn đề quyết định là phải tập trung thực hiện. Vì vậy, đòi hỏi quyết tâm lớn, trách nhiệm cao từ Ban Chỉ đạo đến những người trực tiếp thực hiện; sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan, đơn vị chức năng trong phòng chống tham nhũng; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc của Ban Chỉ đạo, nhất là những lĩnh vực, những khâu thực hiện còn yếu, chậm. Với yêu cầu đó, trong quý II năm 2015 và thời gian tới cần thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ được nêu trong Báo cáo số 115-BC/BCĐTW ngày 11/5/2015 của Ban Chỉ đạo, trong đó cần chú trọng một số nội dung sau:
Một là, tiếp tục chỉ đạo việc hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế – xã hội để phòng ngừa tham nhũng và các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Triển khai kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng để kiến nghị sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống tham nhũng và các luật liên quan khác cho phù hợp tình hình hiện nay.
Video đang HOT
Hai là, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tạo sức mạnh, áp lực xã hội trong đấu tranh chống tham nhũng.
Giao Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất cơ chế bảo đảm cung cấp kịp thời, đúng pháp luật những thông tin về phòng, chống tham nhũng cho các cơ quan báo chí; lãnh đạo, chỉ đạo định hướng thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống tham nhũng.
Ba là, triển khai thực hiện Kế hoạch của Ban Chỉ đạo về việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng tại 04 bộ và 10 tỉnh, thành; Kế hoạch của Ban Nội chính Trung ương kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của các Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo trong hai năm 2013 và 2014.
Bốn là, chỉ đạo triển khai việc rà soát tổng thể các cuộc thanh tra kinh tế – xã hội tại các địa phương để xem xét, chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng sang cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Năm là, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi chỉ đạo; Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; các tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo xử lý, tạo sức mạnh đủ sức răn đe tham nhũng.
Sáu là, các Thành viên Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao cần chủ động làm việc với các bộ, ngành, địa phương được phân công theo dõi phụ trách để kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng; tập trung vào vai trò trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng.
Giao Ban Nội chính Trung ương – Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch để Thường trực Ban Chỉ đạo làm việc với một số địa phương về công tác phòng, chống tham nhũng.
Bảy là, chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng trong tình hình hiện nay”; Đề án “Sơ kết 03 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo”.
Tám là, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các Quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống tham nhũng giữa Ban Nội chính Trung ương với các cơ quan chức năng; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng.
Chín là, để nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng, yêu cầu các cơ quan chức năng cần chú trọng áp dụng kịp thời các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng ngay trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo quy định của pháp luật.
Ban Cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội nghiên cứu sửa đổi toàn diện Luật phòng, chống tham nhũng 2005, trong đó chú ý hoàn thiện chế định về thu hồi tài sản tham nhũng; cụ thể hóa, bổ sung đồng bộ những quy định về thu hồi tài sản tham nhũng trong quá trình sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tương trợ tư pháp và một số luật liên quan khác.
Mười là, kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm.
Giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo tổ chức biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu cơ chế trích thưởng cho những tổ chức thu hồi được nhiều tài sản tham nhũng; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng sách nhiễu, “tham nhũng vặt” trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo TTXVN
Chỉ thu hồi tài sản tham nhũng thì hối lộ tình dục xử thế nào?
Đó là băn khoăn mà GS. Lê Hồng Hạnh - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) đặt ra tại hội thảo "Thu hồi tài sản tham nhũng - Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế" do Ban Nội chính Trung ương tổ chức sáng 13/3.
Trình bày tóm tắt dự thảo báo cáo kết quả nghiên cứu "Thu hồi tài sản tham nhũng - Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế", TS. Vũ Thu Hạnh - Phó vụ trưởng Vụ Nghiên cứu tổng hợp (Ban Nội chính Trung ương) - đưa ra khái niệm: "Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng, tài sản phát sinh từ hành vi tham nhũng và tài sản có được do áp dụng các chế tài đối với người có hành vi tham nhũng. Chúng tôi liệt kê các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng phổ biến, gồm: Bồi thường thiệt hại về tài sản; áp dụng hình phạt tiền; áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp tư pháp nhằm thu hồi tài sản tham nhũng; tịch thu tài sản có được từ tham nhũng; tịch thu tài sản không chứng minh được nguồn gốc...".
GS. Lê Hồng Hạnh - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý - phát biểu tại hội thảo.
Tuy nhiên, GS. Lê Hồng Hạnh - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) - phản biện: Một quan chức đang muốn tiến thân, đã hối lộ cấp trên của mình bằng cách giúp con cái của người này có chức tước, được "ngồi" vào một vị trí lãnh đạo nào đó trong cơ quan A, B, C không đúng theo trình tự, quy định thì xử lý thế nào?
"Một ông hoặc bà quan chức cỡ thứ trưởng, bộ trưởng không cần tới tiền bạc, tài sản nữa mà lại cần được ăn chơi trác táng, đòi hỏi tình dục chẳng hạn thì nếu chỉ quy định "thu hồi tài sản" thì sẽ thu hồi cái gì ở đây? Quy định chuyện này cần phải phù hợp với công ước quốc tế về chống tham nhũng, cũng như hiến chương cộng đồng ASEAN. Tôi muốn gửi thông điệp rằng, chính sách sau này phải tính tới việc không chỉ thu hồi tài sản mà phải thu hồi hoặc hủy tất cả lợi ích khác mà người tham nhũng có được"- ông Hạnh bày tỏ.
Theo ông Hạnh, việc thu hồi tài sản tham nhũng phải đặt trong tương quan với các luật về quan hệ quốc tế, đầu tư, đấu thầu - những lĩnh vực cội nguồn của tham nhũng.
"Chúng ta có Luật phòng chống tham nhũng, Bộ luật Hình sự nhưng sửa đổi đi, sửa đổi lại bao nhiêu lần rồi nhưng chúng ta có xác định được vấn đề đâu; tài sản tham nhũng vẫn nằm trong gia tộc của người tham nhũng, ở nhà thờ, nhà ở, con cái họ. Chính vì thế phải có đột phá. Đột phá ở đây là không cần chờ tới khi có bản án thì mới xử lý được các quyền lợi của kẻ tham nhũng, bởi thực tế cho thấy có những vụ án tham nhũng quay đi quay lại đã mất 10 năm rồi, cứ xử sơ thẩm - phúc thẩm - giám đốc thẩm rồi lại quay trở lại sơ thẩm - phúc thẩm- giám đốc thẩm... Đối với tham nhũng mà chúng ta làm như thế thì đất nước này bị tàn phá mất rồi. Đột phá ở đây là phải có nguyên tắc pháp luật, không cần bản án, chưa cần bản án đã xử được rồi"- ông Hạnh thẳng thắn.
Để dẫn chứng cho đề xuất mạnh mẽ của mình, GS. Lê Hồng Hạnh lấy ví dụ về trường hợp một tướng công an ở tỉnh Quảng Nam xây dựng biệt phủ trong khu rừng cấm, gây bức xúc dư luận thời gian qua.
"Rõ ràng chưa cần tới bản án nhưng hành vi vi phạm pháp luật quá rõ ràng rồi thì buộc phải xử lý. Cơ quan chính quyền phải làm, đốc thúc việc phá dỡ như thế. Trong những trường hợp như thế chúng ta đâu cần bản án của tòa án đâu ạ. Chúng ta hoàn toàn có thể chứng minh được rằng thu nhập của anh như thế này, tài sản của anh như thế kia mà anh không chứng minh được thì rõ ràng đấy là khối tài sản bất hợp pháp. Đất nước ta hoàn toàn có thể kiểm tra được việc đó trong mối liên kết với thuế, chứng khoán, đầu tư,... để chứng minh khối tài sản đó hoàn toàn bất hợp pháp, do đó có thể thu hồi được. Tôi nghĩ cần phải có đột phá như vậy. Trong quá trình thu hồi đó, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ tiếp tục xử lý. Nếu chúng ta không làm được điều đó, không có đột phá như thế thì sẽ rất đáng tiếc"- ông Hạnh nhấn mạnh.
Hội thảo do Ban Nội chính Trung ương tổ chức sáng 13/3.
"Không có ai khởi kiện đòi lại tài sản tham nhũng"
Theo TS. Pham Quy Ty - nguyên Thư trương Bô Tư phap - dư thao nghiên cứu đã đưa ra một thông tin đáng chú ý: Thơi gian qua không co ai khơi kiên dân sư đoi lai tai san cua ngươi tham nhung chiêm đoat.
"Vê vân đê nay bao cao nghiên cứu cân phân tich ro hơn nguyên nhân dân đên cac cơ quan, tô chưc vi sao lai không khơi kiên dân sư?"- ông Tỵ đặt vấn đề rồi tự phân tích: Theo quy đinh cua phap luât hiên hanh thi hanh vi tham nhung găn liên vơi tôi pham, vi thê khi đa phat hiên co hanh vi tham nhung tư 2 triêu đông trơ lên la phai xư ly hinh sư.
Điêu 13 Bô luât Tô tung hinh sư quy đinh trach nhiêm khơi tô va xư ly vu an hinh sư như sau: "Khi phat hiên co dâu hiêu tôi pham thi cơ quan điêu tra, viên kiêm sat, toa an trong pham vi nhiêm vu, quyên han cua minh co trach nhiêm khơi tô vu an va ap dung cac biên phap do bô luât nay quy đinh đê xac đinh tôi pham va xư ly ngươi pham tôi".
"Như vây khi phat hiên co dâu hiêu tôi pham thi phai đươc xem xet xư ly băng hinh sư, trong đo co ca viêc xư ly tai san tham nhung, vi thê không thê khơi kiên kiên dân sư đê đoi tai san tham nhung. Đây la nguyên nhân vi sao trong thơi gian qua không co ai khơi kiên dân sư đôi vơi tai san tham nhung"- ông Ty ly giai.
Tuy nhiên, ông Phạm Quý Ty cho răng trương hơp đa khơi tô vu an hinh sư sau đo bi can hoăc bi cao chêt, cơ quan tô tung đa đinh chi vu an hinh sư thi cơ quan, tô chưc co quyên khơi kiên dân sư đê đoi lai tai san ma ngươi pham tôi tham nhung đa chiêm đoat.
"Vê vân đê nay chung tôi đông tinh vơi nhân đinh cua dư thao nghiên cứu nêu vê xư ly tai san cua ngươi tham nhung đa chêt. Theo đo trương hơp phat hiên hanh vi tham nhung, đa khơi tô vu an hinh sư sau đo bi can hoăc bi cao chêt thi cơ quan tô tung đinh chi trach nhiêm hinh sư đôi vơi ngươi pham tôi, con tai san tham nhung vân phai tiêp tuc chưng minh xư ly. Trương hơp chưng minh đươc tai san cua ngươi pham tôi do tham nhung ma co thi phai thu hôi, nêu ngươi ngươi pham tôi co trach nhiêm bôi thương thi ngươi thưa kê tai san cua ngươi đa chêt phai co trach nhiêm bôi thương trong giơi han di san cua ngươi chêt đê lai. Do phap luât chưa quy đinh cu thê trinh tư thu tuc điêu tra, xac minh tai san cua ngươi pham tôi tham nhung đa chêt nên thưc tê khi qua cơ quan tô tung đinh chi vu an, đinh chi điêu tra bi can thi cung châm dưt điêu tra tai san tham nhung cua ngươi pham tôi, gây nhiêu kho khăn cho viêc xư ly tai san tham nhung. Trong dư thao bao cao co kiên nghi cân cu thê hoa quy đinh nay trong Bô luât Hinh sư va Bô luât Tô tung hinh sư, chung tôi đông tinh"- ông Tỵ bày tỏ quan điểm.
Thế Kha
Theo dantri
Con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn: "Tôi lo lắng cho những điều tử tế" (P3) "Bây giờ người ta nghĩ tử tế là người có tiền giúp đỡ người không tiền. Còn ngày xưa chúng tôi sơ tán đi học tại nông thôn, nông dân ở đó nghèo hơn chúng tôi nhưng lại giúp đỡ ngược lại". Trong bất cứ lần trò chuyện nào với T.S Lê Kiên Thành, con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, tôi...