Tổng Bí thư: Đổi tên nước có thể bị lợi dụng
“Chúng ta phòng xa khả năng bên ngoài, thế lực xấu lợi dụng đổi tên nước để làm việc khác, chứ không phải muốn trở lại với Bác Hồ”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Đại đa số ý kiến muốn giữ nguyên tên nước
Ngày 28/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội.
Tại buổi tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư cho biết, có ý kiến đề nghị nên lấy lại tên nước là “Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Nhưng tuyệt đại đa số ý kiến nhân dân vẫn chọn tên nước là “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Tổng Bí thư cho rằng, đây là một bước tiến vì chúng ta đang đi lên Chủ nghĩa xã hội, chứ không phải dừng lại ở cách mạng dân tộc dân chủ. Bác Hồ cũng nói muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài cách mạng vô sản, chỉ có con đường Chủ nghĩa xã hội mới giải phóng dân ta khỏi ách nô lệ.
Tuy nhiên, theo Tổng Bí thư, vẫn có ý kiến trở lại tên nước “Việt Nam dân chủ cộng hòa”, việc này để Quốc hội bàn, thảo luận và quyết định.
“Nhưng phòng xa khả năng bên ngoài, thế lực xấu lợi dụng đổi tên nước để làm việc khác, chứ không phải muốn trở lại với Bác Hồ”, Tổng Bí thư nói.
“Phiếu như thế, làm việc cẩn thận”
Video đang HOT
Tại cuộc tiếp xúc, nhiều cử tri phản ánh không nên đưa ra 3 tiêu chí tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp như vừa qua. Cử tri Bùi Liên (quận Tây Hồ) cho rằng vô hình trung tất cả những người được đưa vào danh sách lấy phiếu mặc nhiên đã được tín nhiệm.
Theo ông Liên, chỉ cần đưa ra hai tiêu chí để bỏ phiếu đó là tín nhiệm và không tín nhiệm. Người nào có nhiều phiếu không tín nhiệm cần bãi nhiệm chức vụ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội trước kỳ họp Quốc hội
Trả lời cử tri, Tổng Bí thư nói rằng, đây là lần đầu tiên nước ta lấy phiếu tín nhiệm. Trên thế giới chắc chưa có ai một lúc lấy phiếu tín nhiệm đến tất cả các chức danh lãnh đạo từ cao nhất Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, các bộ trưởng…
Các nước là bỏ phiếu tín nhiệm, tức là khi thấy có vấn đề, đưa bỏ phiếu bất tín nhiệm để bãi miễn. Hoặc là bỏ phiếu tín nhiệm đối với cả một tập thể chính phủ, bãi bỏ luôn chính phủ ấy.
Vừa rồi, nước ta lấy phiếu tín nhiệm để thăm dò, có tác dụng nhắc nhở cảnh bảo, răn đe: “Đấy, phiếu ông đang như thế, làm việc phải cẩn thận”.
Tổng Bí thư nhận xét, vừa rồi lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội và HĐND các cấp có tác dụng tốt. Nhưng trong dư luận xã hội vẫn còn một số vấn đề băn khoăn.
Ví dụ, có ý kiến nói, nếu năm nào cũng lấy phiếu tính nhiệm thì còn làm ăn gì, chỉ lo giữ mình cho tốt. Có ý kiến nói, cứ anh nào xung trận nhiều, phiếu tín nhiệm thấp như lĩnh vực ngân hàng, giáo dục… Còn phía lãnh đạo bên Quốc hội phiếu rất cao vì không cọ xát nhiều. Nếu không cẩn thận sẽ làm thui chột người hăng hái trong công việc.
“Do vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo cho tổng kết, rút kinh nghiệm rồi tìm ra phương án tốt nhất. Nhưng khẳng định đây là chủ trương đúng cần phải làm”, Tổng Bí thư nói.
Hiến pháp còn 4 vấn đề tranh cãi Tổng Bí thư cho biết, trong kỳ họp sắp tới, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận, xem xét thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Dự thảo Hiến pháp hiện nay còn 4 vấn đề nữa có ý kiến khác nhau, cần tiếp tục chờ Quốc hội cho ý kiến. Vấn đền thứ nhất, các phương án khác nhau xung quanh thành phần kinh tế. Cụ thể là nên có ” kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo” hay không nên. Vấn đề thứ hai liên quan đến đất đai, chuyện thu hồi đất, giá cả thu hồi đền bù, giải phóng mặt bằng… Hiện ý kiến khác nhau ở chỗ có ghi là “phát triển kinh tế xã hội” hay không. Thứ ba, xung quanh vấn đề chính quyền địa phương, có HĐND hay không? Nếu không có ai kiểm tra giám sát? Ngoài ra còn vấn đề chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, chính quyền hải đảo, đặc khu kinh tế hành chính… Vấn đề thứ 4 có nên lập Hội đồng Hiến pháp để bảo vệ Hiến pháp hay không.
Dương Tùng
Theo Khampha
Người dân được đánh giá tín nhiệm lãnh đạo trước khi lấy phiếu
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết 35 của Quốc hội (QH) về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệmđối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Theo Tờ trình do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày tại phiên họp TVQH chiều nay 12.12, các huyện, quận, phường đang thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND thì chưa thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định của Nghị quyết số 35 của QH.
Về thời điểm lấy phiếu, tại QH, sẽ bắt đầu tiến hành trong kỳ họp thứ 5 vào năm tới, còn tại HĐND các địa phương sẽ thực hiện lấy phiếu, bỏ phiếu tại kỳ họp đầu của năm sau, dự kiến vào khoảng tháng 6.2013 hoặc tháng 7.2013.
Đáng chú ý, dự thảo quy định khá cụ thể quy trình Ủy ban MTTQ các cấp thực hiện tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân liên quan đến đối tượng được lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm. Trong Nghị quyết 35 của QH quy định rõ "Ủy ban T.Ư MTTQ VN, Ủy ban MTTQ các cấp tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (nếu có) gửi đến QH, HĐND tại kỳ họp".
Theo dự thảo, ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan trực tiếp đến người được lấy phiếu tín nhiệm tại QH, HĐND (nếu có) được Ủy ban T.Ư MTTQ VN các cấp tổng hợp gửi đến người được lấy phiếu tín nhiệm và Ủy ban TVQH hoặc Thường trực HĐND để gửi tới ĐBQH, ĐB HĐND theo quy định của Nghị quyết 35.
Nhằm bảo đảm thống nhất trong nội dung tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cần quy định rõ trong Nghị quyết hướng dẫn này: Báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm không nhắc lại các nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan nơi người được lấy phiếu tín nhiệm phụ trách hoặc là thành viên đã được nêu trong các báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri do Ủy ban T.Ư MTTQ VN hoặc Ủy ban MTTQ từng cấp trình QH, HĐND tại các kỳ họp trước đó.
Liên quan đến việc chuẩn bị báo cáo và trách nhiệm giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, dự thảo hướng dẫn quy định người được lấy phiếu giải trình về các nội dung được nêu trong các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và theo yêu cầu của ĐBQH, ĐB HĐND được gửi đến người được lấy phiếu tín nhiệm trong năm công tác đó.
Trường hợp nhận được yêu cầu bằng văn bản do ĐBQH, ĐB HĐND chuyển đến đề nghị làm rõ thêm các nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm, người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản yêu cầu mà ĐB đã nêu trước ngày lấy phiếu tín nhiệm và gửi trực tiếp đến ĐB đã có yêu cầu.
Theo TNO
Cử tri lo ngại lấy phiếu tín nhiệm chỉ là hình thức Ủng hộ việc Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ phiếu tín nhiệm và luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, tuy nhiên nhiều cử tri Hà Nội lo ngại việc triển khai sẽ không hiệu quả. Trong cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội tại quận Hai Bà Trưng ngày 28/11, cử tri Phan Văn Bằng...