Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự hội nghị Chính phủ với các địa phương
Năm thứ 4 liên tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự hội nghị Chính phủ với các địa phương và sẽ phát biểu chỉ đạo.
Ngày 28-12, hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới dự và sẽ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Trong 3 hội nghị gần nhất vào các năm 2017, 2018 và 2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đều tới dự hội nghị Chính phủ với các địa phương.
Cùng dự hội nghị có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng.
Được tổ chức thường niên vào dịp cuối năm, hội nghị sẽ bàn về những cơ hội, thách thức và sẽ đưa ra những quyết sách quan trọng để đưa đất nước vững bước vào thời kỳ phát triển mới.
Video đang HOT
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự hội nghị Chính phủ với các địa phương – Ảnh: VGP
Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương lần này có ý nghĩa đặc biệt hơn khi diễn ra vào cuối nhiệm kỳ và chuẩn bị bước vào năm đầu của giai đoạn mới. Đặc biệt, hội nghị diễn ra trong bối cảnh kinh tế đất nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Dự kiến diễn ra trong 1,5 ngày, hội nghị sẽ xem xét, thảo luận các Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020; dự kiến phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới; kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm 2020 và 5 năm 2016-2020.
Đồng thời, xem xét các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và đề xuất, kiến nghị giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn 2030… Tại hội nghị, Chính phủ và các bộ ngành sẽ lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của các địa phương, từ đó đưa ra các phương án giải quyết, khắc phục để phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2021 và giai đoạn tới.
Trong năm 2020, Việt Nam đã thực hiện thành công “mục tiêu kép”, là một điển hình khống chế dịch Covid-19 của thế giới và đạt mức tăng trưởng dương (2,91%), thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Quan trọng hơn, chúng ta đã duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát dưới ngưỡng 4%. Trong bối cảnh khó khăn toàn cầu, chuỗi cung ứng quốc tế đứt gãy, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta vẫn đạt mức kỷ lục 543,9 tỉ USD, xuất siêu hơn 19 tỉ USD.
Việt Nam đã đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 với số lượng văn kiện được thông qua lớn nhất từ trước đến nay; ký kết được Hiệp định RCEP có quy mô lớn nhất thế giới.
Trung ương giới thiệu nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.
Các đại biểu tham dự Hội nghị Trung ương 14. Ảnh: VGP.
Ngày 17/12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp về công tác cán bộ.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thay mặt Bộ Chính trị chủ trì, điều hành chương trình Hội nghị.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thay mặt Bộ Chính trị đọc Tờ trình của Bộ Chính trị về Phương hướng công tác nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII và bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.
Đây là nội dung được Tổng bí thư, Chủ tịch nước dành nhiều thời gian phát biểu tại hôm khai mạc Hội nghị Trung ương 14.
Theo người đứng đầu Đảng, Nhà nước, ngay sau Hội nghị Trung ương 13, căn cứ vào Kế hoạch xây dựng phương án nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến phát hiện, giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương, kết quả thẩm định của các cơ quan chức năng và đề xuất của Tiểu ban Nhân sự, ngày 2/11/2020, Bộ Chính trị đã xem xét, thảo luận và bỏ phiếu quyết định phê duyệt Quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.
Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu, tổng kết công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số khóa gần đây (về tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi, số lượng, cơ cấu, cách làm) và rút ra các bài học kinh nghiệm, làm cơ sở để xây dựng Đề án về phương hướng công tác nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.
Căn cứ vào tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới và thực tế đội ngũ cán bộ hiện có, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã họp nhiều lần, xem xét một cách dân chủ, khách quan, toàn diện; rà soát chặt chẽ, kỹ lưỡng, bổ sung, hoàn chỉnh các phương án nhân sự theo đúng phương hướng, quy trình công tác nhân sự đã đề ra.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII là công việc kế thừa, tiếp nối của công tác quy hoạch cán bộ, rất hệ trọng và liên quan đến thành công của Đại hội XIII của Đảng và sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Ông cũng đề nghị từng đồng chí Trung ương nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu kỹ Tờ trình của Bộ Chính trị và các tài liệu nhân sự có liên quan, suy nghĩ, cân nhắc thận trọng, đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc lên trên hết, trước hết, thảo luận thật kỹ, cho ý kiến một cách thẳng thắn, xây dựng, tạo sự đoàn kết và thống nhất cao trong việc bỏ phiếu quyết định giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.
Phó ban Nội chính Trung ương: 'Tiếp tục tinh thần đốt lò' Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian tới "vẫn mạnh mẽ, quyết liệt" và "không ai có thể cưỡng lại được". Ông Nguyễn Thái Học, Phó Ban Nội chính Trung ương, nói như trên khi trả lời câu hỏi của VnExpress tại cuộc họp báo thông tin về Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng...