Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị để cho ý kiến về công tác chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 10 khoá XII; Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính trị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Ngày 15.5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị để cho ý kiến về công tác chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 10 khoá XII; Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV và một số vấn đề quan trọng khác.
Sau khi nghe Đảng đoàn Quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng báo cáo, các Ủy viên Bộ Chính trị thảo luận, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã kết luận: Bộ Chính trị hoan nghênh, đánh giá cao các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, các ban đảng và các cơ quan chức năng có liên quan trong một thời gian ngắn đã nghiêm túc, tích cực chỉ đạo xây dựng các tờ trình, báo cáo, đề án, các dự án luật để chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương 10 khóa XII và Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.
Bộ Chính trị yêu cầu các cơ quan chức năng cần tiếp tục chuẩn bị, xem xét, rà soát lần cuối các công việc, bảo đảm để các kỳ họp thành công tốt đẹp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh Kỳ họp Quốc hội sắp tới rất quan trọng, dự kiến Quốc hội sẽ thông qua và cho ý kiến về nhiều dự án luật và một số nghị quyết. Quan trọng là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan bàn bạc thật kỹ, chuẩn bị chu đáo các nội dung trình Quốc hội; tiếp tục đổi mới cách thức tổ chức và điều hành tại kỳ họp, phát huy cao độ trí tuệ và trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, bảo đảm hiệu quả cao, tiết kiệm được thời gian và công sức.
Tất cả những công việc đã có trong chương trình, kế hoạch, hằng tháng lãnh đạo chủ chốt đã họp và có văn bản chỉ đạo, từng Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phụ trách lĩnh vực phải chỉ đạo làm thật tốt, khẩn trương, dứt điểm, không để kéo dài, còn vướng mắc gì thì phải kịp thời đưa ra bàn, tìm giải pháp giải quyết ngay.
Video đang HOT
“Năm 2019, 2020, chúng ta đã và sẽ tiếp tục chỉ đạo Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, lần này phải quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn Đại hội đảng bộ các cấp từ nội dung cho đến công tác nhân sự của Đại hội, tránh tình trạng cứ sắp đến Đại hội là chỉ lo cho công tác nhân sự mà sao nhãng các công việc thường xuyên; kiên quyết chống chạy chức, chạy quyền, đã chạy là không dùng. Đề nghị các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất cao tinh thần này và chỉ đạo các cấp, các ngành. Công việc sắp tới rất nhiều, phức tạp, thời gian còn lại rất ít, các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận, đoàn thể cần phải phối hợp chặt chẽ hơn, kịp thời hơn, bảo đảm để các hoạt động của Đảng, Nhà nước, của hệ thống chính trị thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả cao,” Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu.
Cũng tại hội nghị này, trên cơ sở xem xét Tờ trình của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Chính trị đã quyết định một số trường hợp nhân sự thuộc diện Bộ Chính trị quản lý.
Theo PV (TTXVN/Vietnam )
Không khoan nhượng với tham nhũng, nhân văn với người khắc phục hậu quả
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, không khoan nhượng với tham nhũng, nhưng cũng rất nhân văn với những người tự giác nhận tội, ăn năn hối lỗi, chủ động khắc phục hậu quả.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận phiên họp. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Chống tham nhũng "không có vùng cấm".
Sáng 21/1, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp thứ 15 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2018 và đề ra nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2019.
Phát biểu kết luận Phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh: từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nhất là năm 2018, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) tiếp tục được triển khai mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả toàn diện.
Trong đó, công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc về tham nhũng, kinh tế đồng bộ, hiệu quả, tạo bước đột phá trong phát hiện, xử lý sai phạm có sức cảnh báo, răn đe mạnh mẽ, khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai".
Năm 2018 cấp ủy, ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 650 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái; Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UBKT Trung ương đã thi hành kỷ luật 38 cán bộ, đảng viên diện Trung ương quản lý. Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã thi hành kỷ luật hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.
Ngành Thanh tra, Kiểm toán có nhiều cố gắng, quyết liệt. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 319 ngàn tỷ đồng, hơn 7.200 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 5.932 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 311 vụ, 481 đối tượng. Tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" bước đầu được khắc phục; nhiều địa phương, bộ ngành đã tích cực phát hiện, xử lý tệ "tham nhũng vặt".
"Công tác phòng, chống tham nhũng trở thành xu thế, phong trào; tham nhũng được ngăn chặn, từng bước được đẩy lùi, để lại dấu ấn tốt đẹp, củng cố thêm niềm tin, góp phần quan trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tạo khí thế mới, niềm tin mới và cho chúng ta thêm nhiều bài học kinh nghiệm", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận phiên họp. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Nhân văn với những người tự giác, ăn năn hối lỗi
Nguyên nhân đạt được kết quả trên, các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng, những kết quả đã đạt được, trước hết là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ban Chỉ đạo quyết tâm rất cao, chỉ đạo quyết liệt, với cách làm khoa học, chặt chẽ, bài bản, phối hợp nhịp nhàng, từng bước chắc chắn, rõ đến đâu xử lý đến đó, công khai, minh bạch; không khoan nhượng với tham nhũng, nhưng cũng rất nhân văn với những người tự giác nhận tội, ăn năn hối lỗi, chủ động khắc phục hậu quả...
Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo có nhiều nỗ lực, cố gắng, quyết liệt, làm tốt nhiệm vụ tham mưu chỉ đạo, đôn đốc, điều phối hoạt động của các cơ quan chức năng trong phòng chống tham nhũng.
Sự phối hợp nhịp nhàng, quyết tâm vượt bậc của các cơ quan: Nội chính, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhất là sự đồng tình, ủng hộ, khích lệ của nhân dân; sự chủ động vào cuộc rất tích cực của báo chí, đã tạo sức mạnh tổng hợp trong phòng chống tham nhũng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng lưu ý: Năm 2019 và những năm tới cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn nhiều khó khăn, phức tạp; nhân dân đòi hỏi công tác phòng chống tham nhũng phải tiếp tục quyết liệt. Vì vậy, không được chủ quan, thỏa mãn, không được bằng lòng với những kết quả đạt được, mà vẫn phải kiên trì, tiếp tục làm với một quyết tâm cao hơn, đẩy mạnh hơn và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Năm 2019 phải đạt kết quả tốt hơn năm 2018, ở các cơ quan, các ngành, lĩnh vực; vừa xây dựng, hoàn thiện thể chế, luật pháp, chính sách, vừa cụ thể hóa để triển khai thực hiện; vừa xem xét, xử lý nghiêm những vụ việc đang làm, vừa kịp thời phát hiện những vụ việc mới, chú ý các khâu như thu hồi tài sản, khắc phục thiệt hại, bảo đảm thi hành án, xử lý nghiêm hành vi tư lợi, chiếm đoạt, chống "tham nhũng vặt"...
Về nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Năm 2019, Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 21 vụ án, truy tố 22 vụ án, xét xử sơ thẩm 27 vụ án, xét xử phúc thẩm 10 vụ án và kết thúc xử lý đối với 43 vụ việc theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo; khắc phục các khâu, lĩnh vực còn yếu, các khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản, thu hồi tài sản, khắc phục thiệt hại trong các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế; đẩy mạnh hơn nữa phòng chống tham nhũng ở địa phương, cơ sở; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng "tham nhũng vặt"; tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân, báo chí trong phòng chống tham nhũng...
THANH AN
Theo Dansinh
Không đủ chuẩn, phải ra khỏi quy hoạch Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh phải thường xuyên giám sát cán bộ đã quy hoạch, nếu phát hiện không đủ tiêu chuẩn thì phải kịp thời đưa ra Sau 2 ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Ban Chấp hành) khóa XII (Hội nghị Trung ương 9) đã hoàn...