Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 37
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ dự khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 37.
Trả lời họp báo chiều 9/11 thông tin về Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị liên quan, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự khai mạc Hội nghị này.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, quá trình đàm phán liên quan đến hiệp định RCEP (Hiệp định đối tác toàn diện khu vực) đã hoàn tất và các nước tham gia đàm phán đang trong giai đoạn hoàn thành các thủ tục.
“Nếu thủ tục được hoàn tất kịp thời thì lễ ký sẽ diễn ra vào ngày 15/11″, Thứ trưởng Dũng nói.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng. (Ảnh: Ngọc Anh)
Nói về ý nghĩa nếu hiệp định đi đến kí kết, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết, đây là một hiệp định đã mất rất nhiều năm để đàm phán, thương lượng, qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của nó đối với khu vực.
Đặc biệt trong bối cảnh thế giới bị ảnh hưởng rất mạnh bởi COVID-19, gây đứt quãng và đứt gãy các chuỗi cung ứng, RCEP sẽ là cú hích mới cho sự phát triển thương mại của các nước trong khu vực. Việc kí kết là mong đợi rất lớn của các nước và Việt Nam, và nếu được hoàn thành trong năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam thì đây sẽ là ý nghĩa rất lớn.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 sẽ được tổ chức từ 12-15/11. Trước tình hình COVID-19, Việt Nam sau khi tham khảo ý kiến các nước đối tác quyết định tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Video đang HOT
Hội nghị nhận được sự quan tâm rộng rãi trong và ngoài khu vực. Đây là Hội nghị cấp cao cuối cùng trong của năm ASEAN do Việt Nam chủ trì tổ chức trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020.
Hội nghị là dịp để ASEAN đánh giá một cách tổng thể những kết quả hợp tác trong cả năm, cả về công tác hoạt động nội khối và các hoạt động với các đối tác và đề ra những định hướng ưu tiên cho giai đoạn tiếp theo.
Đây cũng là dịp duy nhất trong năm mà Lãnh đạo ASEAN họp với lãnh đạo hầu hết các đối tác quan trọng của ASEAN.
Họp báo về Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị liên quan. (Ảnh: Ngọc Anh)
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh làn sóng mới của đại dịch COVID-19 tiếp tục tác động nghiêm trọng đến đời sống kinh tế – xã hội trong khi các nỗ lực mở cửa trở lại và từng bước phục hồi của các quốc gia còn gặp rất nhiều thách thức, bên cạnh đó là diễn biến phức tạp của môi trường chiến lược khu vực và toàn cầu, các vấn an ninh truyền thống và phi truyền thống đe dọa an ninh và ổn định ở khu vực.
Do đó, Hội nghị là dịp quan trọng để lãnh đạo các nước ASEAN khẳng định cam kết và quyết tâm mạnh mẽ nhằm duy trì đà hợp tác và liên kết, tiếp tục ứng phó hiệu quả với COVID-19, củng cố vai trò trung tâm và vị thế của ASEAN cũng như định hướng phát triển phù hợp cho ASEAN trong một thế giới chuyển động nhanh chóng, phức tạp và khó đoán định.
Hội nghị dự kiến sẽ có 20 hoạt động ở cấp cao, trong đó có HNCC ASEAN lần thứ 37, các HNCC ASEAN 1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Liên Hiệp Quốc, Úc và HNCC kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác ASEAN – New Zealand. HNCC ASEAN 3 lần thứ 23, HNCC Đông Á lần thứ 15, HNCC các nước tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)…
Thứ trưởng ngoại giao: Hội nghị ASEAN có lúc tưởng khó diễn ra như dự kiến
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết chuỗi các hội nghị ngoại trưởng ASEAN đã diễn ra suôn sẻ, bất chấp nhiều trở ngại.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, trao đổi với VnExpress về kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) và các hội nghị liên quan, diễn ra từ 9/9 đến 12/9.
- Thành công lớn nhất của AMM 53 và các hội nghị liên quan là gì, thưa ông?
- Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến hết sức phức tạp, tác động sâu rộng của dịch bệnh Covid-19, cạnh tranh chiến lược căng thẳng giữa các nước lớn, chuỗi hội nghị trong khuôn khổ AMM 53 lần đầu tiên được tổ chức bằng hình thức trực tuyến đã diễn ra suôn sẻ, nội dung phong phú, đạt nhiều kết quả. Hội nghị đã ra được nhiều văn kiện, với số lượng 42, đặc biệt Thông cáo chung đạt chất lượng tốt. Điều này cho thấy sức sống, sức hút mãnh liệt của ASEAN, cho thấy tinh thần đoàn kết, gắn kết, chủ động thích ứng của ASEAN rất mạnh mẽ. Đó chính là thành công bao trùm của AMM 53 và các hội nghị liên quan.
- Hội nghị gặp những vấn đề khó khăn gì?
- Thông thường, hội nghị nào cũng có những khó khăn lúc ban đầu. Dù tất cả các vấn đề về tổ chức, nội dung, Việt Nam đều có dự kiến, tính toán trước các phương án, nhưng chúng ta không thể hoàn toàn chắc chắn mọi chuyện được. Nguyên nhân là nhiều kết quả của hội nghị phụ thuộc vào thương lượng, đồng thuận của các nước, nhất là trong hoàn cảnh có những tác động, ảnh hưởng của cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn.
Ngay cả việc có tổ chức được hội nghị hay không cũng là một thách thức. Đây là hội nghị trực tuyến, liên quan đến nhiều múi giờ khác nhau, thời gian không thuận lợi cho một số nước, chẳng hạn có đại biểu phải bắt đầu dự họp vào lúc 2-3h sáng, có người thì vào 9-10h tối. Nước nào cũng muốn có thời gian họp thuận lợi nhất, thậm chí trong từng cuộc họp, có nước đề nghị thứ tự phát biểu của bộ trưởng của họ. Bên cạnh đó, thời điểm từ ngày 9/9 đến 12/9 cũng trùng với lịch họp của bộ trưởng ngoại giao các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và khối Các nền kinh tế mới nổi (BRICS), trong đó có Nga, Trung Quốc, Ấn Độ. Tuy nhiên, với nỗ lực điều phối, thiện chí của nước chủ nhà Việt Nam, các nước đã có được đồng thuận về chương trình, nội dung. Chúng ta đã tổ chức thành công các hội nghị.
Khá nhiều điểm trong Tuyên bố chung phải tốn nhiều thời gian thương lượng, có điểm phải đến phút cuối cùng mới đạt đồng thuận.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng trong trao đổi với VnExpress ngày 15/9 tại Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.
- ASEAN và Trung Quốc chưa nối lại đàm phán trực tiếp COC, ông đánh giá thế nào về lo ngại COC bị cản trở hay bị bỏ qua trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN?
- COC là một trọng tâm ưu tiên trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc. Trong tình hình phức tạp như hiện nay, các nước đều muốn có thêm cơ sở pháp lý cho việc tạo dựng hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Ban đầu, Trung Quốc đề nghị không xác định thời gian cho đàm phán COC, nhưng sau đó lại đề nghị kết thúc đàm phán trong vòng ba năm. Các nước ASEAN cũng muốn đẩy nhanh tiến trình, đặt ưu tiên vào chất lượng của văn bản hơn là định ra thời gian cụ thể. Điều này cho thấy các nước đều muốn nối lại đàm phán COC nhưng do Covid-19 nên quá trình này đang bị đình trệ. Không ai có ý định bỏ qua hay cản trở tiến trình đàm phán COC.
- Ông đánh giá thế nào về vai trò của Mỹ, một đối tác của ASEAN, trong hợp tác ở Biển Đông?
- ASEAN hoan nghênh nỗ lực của tất cả các nước trong nỗ lực bảo đảm hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hiệp hội mong rằng Mỹ, là nước lớn và đóng vai trò quan trọng trên thế giới, có tiếng nói khách quan, trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, vì lợi ích chung, không tạo thêm phức tạp và không buộc ASEAN chọn bên.
- Một số chuyên gia cho rằng nội dung Biển Đông trong Thông cáo chung yếu hơn so với nội dung trong Tuyên bố Chủ tịch sau Hội nghị cấp cao ASEAN 36, ông bình luận gì?
- Nội dung yếu hay mạnh tùy vào các góc nhìn, đánh giá của mỗi cá nhân khác nhau và phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Thông cáo chung của AMM 53 không phải là Tuyên bố Chủ tịch, đây là hai văn kiện khác nhau. Nếu muốn so sánh thì nên so sánh với Tuyên bố chung của AMM 52 năm ngoái, không nên so sánh với các loại văn kiện khác.
Nhìn chung chúng tôi hài lòng với nội dung Thông cáo chung của AMM 53.
- ASEAN đã đề ra Kế hoạch khung phục hồi tổng thể ASEAN do ảnh hưởng của Covid-19. Nội dung và tiến độ của kế hoạch này là gì?
- Đây là nhiệm vụ các nhà lãnh đạo ASEAN giao cho các bộ trưởng ngoại giao thảo luận từ Hội nghị cấp cao lần thứ 36. Đến nay Hiệp hội đã lên được đề cương của khung phục hồi tổng thể. ASEAN xác định 4 phương châm: tiếp cận tổng thể toàn cộng đồng; đồng bộ và bổ trợ, trong đó cân đối nhiệm vụ bảo đảm sức khỏe cộng đồng và nhiệm vụ phát triển kinh tế; nhanh chóng nhưng linh hoạt; tiếp cận theo giai đoạn gồm ngắn hạn - tái mở cửa, trung hạn - phục hồi và dài hạn - tự cường.
Kế hoạch sẽ được xây dựng trên cơ sở 5 nội dung chính: tăng cường hệ thống y tế vững mạnh; đảm bảo an ninh con người; tận dụng tối đa thị trường nội địa của ASEAN, tăng cường liên kết kinh tế với các thị trường bên ngoài; đẩy mạnh chuyển đối số toàn diện; hướng tới phát triển bền vững, tổng thể, tự cường của ASEAN kết hợp với các tầm nhìn và kế hoạch của ASEAN đến 2025 và giai đoạn tiếp theo.
Việt Nam đang phối hợp với các nước thúc đẩy hoàn thiện xây dựng Kế hoạch, với định hướng thống nhất bản thảo vào tháng 10 để các trưởng nhóm các quan chức cấp cao (SOM) thảo luận. Văn bản dự kiến được trình lãnh đạo ASEAN thông qua vào Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 vào tháng 11 tới.
Chia sẻ thông tin đập trên sông Mekong 'chưa đầy đủ' Các nước hạ lưu sông Mekong và Trung Quốc chưa có cơ chế chia sẻ thông tin đầy đủ về đập thuỷ điện và nguồn nước, theo cựu quan chức Việt Nam về ASEAN. Phát biểu được ông Phạm Quang Vinh, cựu trưởng nhóm các quan chức cấp cao của Việt Nam trong ASEAN (SOM), đưa ra khi trả lời câu hỏi của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chính sách thuế của Mỹ: Indonesia quyết định can thiệp mạnh mẽ để bảo vệ đồng nội tệ

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm chứng tích của Chiến tranh thế giới thứ hai

Đức: Một số trường học phải đóng cửa vì bị đe dọa tấn công

Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm

Israel không kích Hezbollah ở miền Nam Liban

Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN

Tổng thống Pháp ra cáo buộc nhằm vào Nga

Chứng khoán châu Âu giảm mạnh ngay giờ mở cửa, ở Hồng Kông chốt ngày 'rớt' kỷ lục

Iran cảnh báo có thể tấn công láng giềng nếu họ hỗ trợ Mỹ?

Sa mạc Sahara từng được phủ xanh, có dấu tích dòng dõi con người bí ẩn

Láng giềng gần lại thân ái

Chứng khoán châu Á tiếp tục lao dốc
Có thể bạn quan tâm

Soobin Hoàng Sơn: Tôi không muốn đứng im trên sân khấu, bó buộc 1 danh xưng
Nhạc việt
22:00:37 07/04/2025
CSGT TP.HCM xử phạt nhiều người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định
Tin nổi bật
22:00:23 07/04/2025
Hôn nhân viên mãn của Hồng Kim Bảo và 'hoa hậu lai đẹp nhất Hồng Kông'
Sao châu á
21:50:18 07/04/2025
Tiền Giang: Bắt giữ nghi phạm hiếp dâm con riêng của vợ
Pháp luật
21:49:32 07/04/2025
'A Minecraft Movie' có Jason Momoa thắng lớn tại phòng vé
Hậu trường phim
21:46:37 07/04/2025
'Trùm vai phụ' Hứa Thiệu Hùng: Tôi là 'kẻ ăn xin'
Tv show
21:41:51 07/04/2025
Sư Tử Ăn Chay bất ngờ xin lỗi
Netizen
21:36:35 07/04/2025
Nhan sắc của Hồng Diễm ở tuổi 42 gây chú ý
Phong cách sao
21:30:40 07/04/2025
3 nước phản ứng mạnh sau khi Algeria bắn hạ UAV của Mali

Biểu hiện gây chú ý của vợ chồng Justin Bieber giữa ồn ào hôn nhân rạn nứt
Sao âu mỹ
20:37:46 07/04/2025