Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: ĐBQH phải thấu hiểu dân, không được hứa suông với dân
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh ĐBQH cần phải xử lý tốt mối quan hệ với dân, thấu hiểu lòng dân, từ đó xây dựng pháp luật cho phù hợp, trong tiếp xúc cử tri phải thiết thực, không được hứa suông với dân.
Chiều 16/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã dự hội nghị tổng kết công tác năm 2018, triển khai kế hoạch năm 2019 của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hà Nội.
Đánh giá các hoạt động năm 2018 của Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, mỗi ĐBQH cần thường xuyên tự hỏi vì sao có được thành tựu, vì sao có hạn chế? Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, khó nhất là xử lý thật tốt mối quan hệ “ý Đảng lòng dân”, nếu không dễ phiến diện, mắc sai lầm.
“Lòng dân là quyết định vì dân tin mới làm được nên cần phù hợp với lòng dân. Đây không phải là lý thuyết suông mà thực sự cần thiết. Vì vậy, ĐBQH cần phải xử lý tốt mối quan hệ với dân, thấu hiểu lòng dân, từ đó xây dựng pháp luật cho phù hợp. Trong tiếp xúc cử tri phải thiết thực, giải quyết được việc gì thì mới hứa với dân, không được hứa suông để tránh tình trạng dân khiếu kiện, mất lòng tin”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. (Nguồn: VGP)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng, năm 2019, Đoàn ĐBQH Thành phố cần tiếp tục làm tốt kế hoạch đã đưa ra, và ngóp phần tích cực hơn nữa cho các hoạt động của Quốc hội.
Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH TP. Hà Nội Hoàng Trung Hải tiếp thu ý kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và khẳng định các ĐBQH TP. Hà Nội đã có nhiều đóng góp trong những hoạt động chung của Nhà nước và Thành phố; giữ thường xuyên mối quan hệ với cử tri, truyền tải thông điệp của cử tri đến các cấp chính quyền để có hướng giải quyết. ĐBQH TP. Hà Nội rất gương mẫu trong hoạt động tiếp dân, được người dân đánh giá cao.
Trước hết, các ĐBQH Thành phố cần tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, gương mẫu, tập trung học hỏi nhiều hơn nữa
“Tham gia Đoàn ĐBQH như tham gia 1 trường đại học lớn, do đó chúng ta cần học tập lẫn nhau và làm gương, để người dân giám sát và tin tưởng”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.
Năm 2018, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào 7 dự án luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ năm và 8 dự án luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ sáu.
Video đang HOT
Công tác giám sát, khảo sát được Đoàn lựa chọn đúng, trúng vấn đề, triển khai thực hiện đảm bảo thời gian, chất lượng. Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội đã phối hợp, tham gia 8 đoàn giám sát, khảo sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội.
Hoạt động tiếp xúc cử tri của Đoàn ngày càng phong phú, đa dạng. Các hội nghị tiếp xúc cử tri thu hút đông cử tri tham gia với nhiều thành phần (trung bình khoảng 150-200 cử tri / hội nghị).
Sau các đợt tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ năm, thứ sáu đoàn ĐBQH đã tổng hợp và chuyển kịp thời 368 ý kiến, kiến nghị của cử tri đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành ở Trung ương, UBND Thành phố.
XUÂN TRƯỜNG
Theo VTC
Duy trì định mức xe công phục vụ lãnh đạo
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng được trang bị ô tô riêng không giới hạn mức giá trị, kể cả khi đã nghỉ công tác. Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư có xe phục vụ trong thời gian công tác. Uỷ viên TƯ, Bộ trưởng và các chức danh tương đương được trang bị xe giá trị tối đa 1,1 tỷ...
Chính phủ ban hành Nghị định 04/2019/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, duy trì như quy định đã áp dụng nhiều năm qua. Nghị định mới có thêm phần quy định về khoán kinh phí sử dụng xe với các chức danh.
Cụ thể, Nghị định 04 quy định rõ, chức danh được sư dung thường xuyên một xe ô tô, kê ca khi đã nghỉ công tác, không quy đinh mưc gia là: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội.
Cán bộ có chức danh là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 10,4 trở lên được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác. Căn cứ tình hình thực tế tại thời điểm trang bị xe ô tô, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại, gia mua xe ô tô trang bị cho các chức danh này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
(Ảnh minh hoạ)
Chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô với giá mua tối đa 1.100 triệu đồng/xe trong thời gian công tác gồm:
1- Trưởng ban của Đảng ở trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng các đoàn thể ở trung ương, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 9,7 trở lên.
2- Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ thanh phô Ha Nôi va Thanh phô Hô Chi Minh.
3- Các chức danh sau đây của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh: Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Chức danh được sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến cơ quan và đi công tác với giá mua tối đa 920 triệu đồng/xe gồm chức danh co tiêu chuân:
- Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Thứ trưởng, Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó các đoàn thể ở trung ương, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng cục trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên.
- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ thanh phô Ha Nôi va Thanh phô Hô Chi Minh.
- Các chức danh sau đây của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Tập đoàn kinh tê).
Trường hợp các chức danh có tiêu chuẩn nêu trên tư nguyên nhân khoán kinh phí sử dụng xe ô tô thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên Tập đoàn kinh tế căn cứ tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập đoàn kinh tế, phương án nhận khoán và số lượng chức danh nhận khoán kinh phí, để xem xét, quyết định việc khoán kinh phí và số lượng xe ô tô trang bị, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả giữa việc bố trí xe ô tô phục vụ công tác với việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô. Việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
Trường hợp tất cả các chức danh có tiêu chuẩn nêu trên của từng Bộ, cơ quan trung ương, Tổng cục, Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn kinh tế áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô cho toàn bộ công đoạn thì không trang bị xe ô tô phục vụ chức danh.
Nghị định cũng quy định xe ô tô phục vụ công tác chung, trong đó quy định các chức danh có tiêu chuân sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung khi đi công tac; xe ô tô phục vụ công tác chung của Cuc, Vu va tô chức tương đương thuộc, trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương; xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, Vụ, Ban và tổ chức tương đương thuộc, trực thuộc Tổng cục và tổ chức tương đương (Tông cuc); xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, tô chưc tương đương Cục thuộc, trực thuôc Tông cuc có tổ chức bộ máy nganh doc đong trên đia ban cac tinh, thanh phô trưc thuôc trung ương; xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh; xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan cấp huyện; xe ô tô phục vụ công tác chung của doanh nghiêp nhà nước; xe ô tô phục vụ công tác chung của Ban quản lý dự án.
Săp xêp lai, xư ly xe ô tô
Về săp xêp lai, xư ly xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cư tiêu chuân, đinh mưc sư dung xe ô tô quy đinh tai Nghị đinh nay thực hiện rà soát, sắp xếp lại số xe ô tô hiện có của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương; thực hiện xử lý xe ô tô dôi dư theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Thời hạn hoàn thành trước ngày 31/12/2019.
Các cơ quan, tô chưc, đơn vi có trách nhiệm cập nhật đầy đủ số liệu xe ô tô sau khi rà soát, xử lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo thời hạn quy định.
Doanh nghiệp nhà nước căn cư tiêu chuân, đinh mưc sư dung xe ô tô quy đinh tai Nghị đinh nay thực hiện rà soát, sắp xếp lại số xe ô tô phục vụ công tác hiện có; thực hiện xử lý xe ô tô dôi dư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật liên quan. Thơi han hoan thanh trước ngày 31/12/2019.
Về săp xêp lai, xư ly xe ô tô chuyên dùng, căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, Bô, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc rà soát, sắp xếp lại xe ô tô chuyên dùng hiện có của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Trường hợp xe ô tô chuyên dùng hiện có phù hợp với tiêu chuẩn, định mức được ban hành thì tiếp tục quản lý, sử dụng; số xe này được tính trong tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng được ban hành.
Trường hợp xe ô tô chuyên dùng hiện có không phù hợp với tiêu chuẩn, định mức được ban hành thì thực hiện xử lý theo các hình thức quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.
Việc thực hiện xử lý xe ô tô chuyên dùng không phù hợp tiêu chuẩn, định mức phải hoàn thành chậm nhất 6 tháng kể từ ngày cơ quan, người có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức.
Trong thời gian cơ quan, người có thẩm quyền chưa ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng xe ô tô chuyên dùng đã được trang bị theo đúng tiêu chuẩn, định mức được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành trước ngày 1/1/2018, không thực hiện việc giao, mua mới, điều chuyển; sau khi cơ quan, người có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng, bô, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc sắp xếp, xử lý theo quy định nêu trên.
Nghị định có hiệu lực từ 25/2/2019.
P.T
Theo Dantri
Lãnh đạo cấp cao nghỉ hưu vẫn được dùng xe công Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH được sư dung thường xuyên 1 xe ô tô, kê ca khi đã nghỉ công tác. Chính phủ ban hành Nghị định 04/2019 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô. Nghị định này quy định về tiêu chuẩn, định mức sư dung xe ô tô; khoán kinh phí...