Tổng Bí thư: Cần đề xuất các giải pháp khắc phục ‘tham nhũng vặt’
Đây là kết quả ngành thanh tra đưa ra trong phiên họp thứ 7 về tình hình công tác phòng, chống tham nhũng quý I năm 2015.
Chiều 25/4/2015, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng họp phiên thứ 7 về tình hình công tác phòng, chống tham nhũng quý I năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì phiên họp.
Báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo và phát biểu ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo đánh giá trong quý I, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được triển khai tích cực trên một số mặt như tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng; thực hiện một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là cải cách hành chính; phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng; phát hiện, xử lý tham nhũng; hoạt động của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo và cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì phiên họp.
Thường trực Ban Chỉ đạo đã thống nhất bổ sung 7 vụ án vào diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; 53 vụ án, vụ việc vào diện tỉnh uỷ, thành uỷ chỉ đạo, xử lý. Đồng thời, Thường trực Ban Chỉ đạo quyết định đưa 4 vụ án,2 vụ việc ra khỏi diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; đưa 5 vụ án,2 vụ việc ra khỏi diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; đưa 17 vụ án, 7 vụ việc ra khỏi diện tỉnh uỷ, thành uỷ chỉ đạo, xử lý, do các vụ việc, vụ án này đã được giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong quý I, ngành Thanh tra đã triển khai 1.480 cuộc thanh tra hành chính và trên 32.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 3.500 tỷ đồng, gần 55 ha đất, xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý trên 1.500 tỷ đồng, 2,8 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính trên 138 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật, hành chính đối với 130 tập thể, 186 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 20 vụ việc, 31 đối tượng. Cũng qua công tác thanh tra đã phát hiện 7 vụ, 9 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng với số tiền 27,5 tỷ đồng.
Ban Nội chính Trung ương đã chủ trì, khảo sát, nghiên cứu vấn đề “Thu hồi tài sản tham nhũng” với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức liên quan, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, người hoạt động thực tiễn. Qua khảo sát, nghiên cứu làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc thu hồi tài sản tham nhũng; kiến nghị các giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng.
Ban Chỉ đạo tiếp tục quan tâm chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng ở 10 tỉnh, thành phố và 4 Bộ; tập trung chỉ đạo, đôn đốc công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp và thu hồi tài sản tham nhũng. Các cơ quan đã nghiêm túc triển khai thực hiện kết luận tại Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo. Trong đó, Ban Nội chính Trung ương – Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo và các cơ quan tiến hành tố tụng đã chủ động, tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xác minh các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Ban Nội chính Trung ương đã chủ trì, phối hợp với Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành rà soát, nắm tình hình tại 4 ngân hàng thương mại Nhà nước. Trong quý II, Ban Chỉ đạo tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, giáo dục về phòng chống tham tham nhũng; hoàn thiện thể chế, pháp luật về quản lý kinh tế- xã hội để phòng ngừa tham nhũng cho phù hợp với Hiến pháp; chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiệm các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng. Ban Chỉ đạo chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc, các tỉnh uỷ, thành uỷ chỉ đạo xử lý.
Video đang HOT
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết luận phiên họp.
Trong quý II, các cơ quan chức năng triển khai thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo về việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng tại một số bộ, ngành, địa phương; rà soát tổng thể các cuộc thanh tra kinh tế- xã hội tại các địa phương để xem xét, chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng sang cơ quan điều tra xác minh, điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhất trí với những đánh giá của các thành viên Ban Chỉ đạo và nêu rõ: trong quý I, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiếp tục chỉ đạo, triển khai khá toàn diện, đồng bộ các hoạt động phòng, chống tham nhũng thu được những kết quả tích cực. Đặc biệt là đã phát hiện một số lĩnh vực, khâu khó khăn cần tập trung tháo gỡ và đây là điều rất quan trọng sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng ở cả Trung ương và địa phương.
Tổng Bí thư đề nghị để công tác phòng, chống tham nhũng đạt kết quả cao hơn, trước hết đội ngũ những cơ quan, đơn vị trực tiếp làm công tác này phải có quyết tâm rất lớn, ý thức trách nhiệm rất cao. Trên cơ sở các kế hoạch, chương trình công tác, các khâu trọng tâm, trọng điểm đã được xác định, Tổng Bí thư yêu cầu “thực hiện, thực hiện và thực hiện triệt để, quyết liệt hơn nữa những chương trình, kế hoạch, phương pháp, cơ chế phối hợp mà chúng ta đã có. Không chờ đợi. Việc gì cần làm; làm từ lúc nào; nội dung tập trung vào đâu, lĩnh vực nào, ai làm đã rõ rồi… Ban Chỉ đạo phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh thời gian tới Ban Chỉ đạo thường xuyên trao đổi thông tin để giải quyết kịp thời các vướng mắc; tăng cường làm việc với các địa phương. Đặc biệt là tập trung vào các vụ án trọng điểm, các vụ việc phức tạp đang làm; thúc đẩy tiến độ thực hiện ở các khâu còn chậm hoặc còn có vướng mắc như thanh tra, điều tra, giám định tư pháp, truy tố, xét xử. Tổng Bí thư chỉ rõ phải có biện pháp hiệu quả để thu hồi tài sản tham nhũng vì tới nay tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng mới được 22% Công việc này liên quan tới cả thi hành án và tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế, chính sách.
Tổng Bí thư cũng đề nghị cần tăng cường kiểm tra các cơ quan chức năng, cấp ủy đảng các địa phương; kiểm tra lại việc thực hiện kết luận của đợt kiểm tra lần trước; Kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt; xử lý các đơn vị các tổ chức, cá nhân chưa làm tốt, làm chậm; nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng tới nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao Ban Nội chính Trung ương – cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc phục tham nhũng vặt; phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các thành viên trong Ban Chỉ đạo; giám sát việc thực hiện những công việc đã được Ban Chỉ đạo thông qua./.
Vũ Duy
Theo VOV
Đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an trực tiếp gặp dân
Theo quy định tại Thông tư Quy định việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và quản lý công tác tiếp công dân trong Công an nhân dân, Bộ trưởng Bộ Công an đang được lấy ý kiến mỗi tháng sẽ tiếp dân một lần.
Bộ trưởng sẽ tiếp công dân định kỳ hàng tháng
Bộ Công an đang lấy ý kiến nhân dân về Thông tư Quy định việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và quản lý công tác tiếp công dân trong Công an nhân dân. Đây là lần lấy ý kiến thứ 6.
Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an.
Về việc tổ chức tiếp công dân, Điều 7 của Thông tư quy định rõ với từng cấp, từ người đứng đầu ngành.
Cụ thể, "Bộ trưởng định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày tại địa điểm tiếp công dân của Bộ tại Hà Nội (thời gian cụ thể do Thanh tra Bộ thống nhất với Văn phòng Bộ báo cáo Bộ trưởng quyết định); các ngày khác giao cho Chánh Thanh tra Bộ tổ chức thực hiện;
Thu trương Công an cấp tỉnh định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình (thời gian cụ thể do Thu trương Công an cấp tỉnh quyết định); các ngày khác giao cho Chánh Thanh tra Công an cấp tỉnh tổ chức thực hiện;
Thủ trưởng các cục, đơn vị thuộc Bộ; cục, đơn vị thuộc Tổng cục; phòng, đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh (nơi bố trí địa điểm tiếp công dân) định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình, các ngày khác thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
Thủ trưởng Công an cấp huyện định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất hai ngày tại địa điểm tiếp công dân của Công an cấp huyện, các ngày khác thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này;
Thủ trưởng Công an cấp phường định kỳ tiếp công dân mỗi tuần ít nhất một ngày tại địa điểm tiếp công dân của Công an cấp phường, các ngày khác giao cho cán bộ trực ban đơn vị thực hiện.
Tuy nhiên, Thông tư cũng quy định những trường hợp phải Tổ chức tiếp công dân đột xuất.
Theo đó, Thủ trưởng Công an các cấp ngoài việc tiếp công dân định kỳ, còn phải tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp sau: Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh gay gắt, phức tạp; Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến huỷ hoại tài sản của Nhà nước, tập thể; xâm phạm đến tính mạng, tài sản của Nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự; Tiếp công dân theo yêu cầu của cấp trên.
Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Bộ Tư lệnh, Thanh tra Công an cấp tỉnh tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo giờ hành chính vào các ngày làm việc trong tuần. Trường hợp cần thiết hoặc khi Thủ trưởng cấp trên trực tiếp giao, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương phải trực tiếp tiếp công dân.
Cán bộ từ chối tiếp công dân khi nào?
Điều 11 Thông tư quy định về Quyền của cán bộ tiếp công dân. Theo đó, cán bộ tiếp công dân có quyền từ chối tiếp công dân trong các trường hợp sau: Người đang bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự; người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình nhưng không có người đại diện hợp pháp đi kèm; Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích; Người có hành vi gây rối trật tự tại nơi tiếp công dân; Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy tiếp công dân.
Cán bộ tiếp công dân có quyền từ chối tiếp nhận những khiếu nại, tố cáo trong các trường hợp dưới đây, nhưng phải giải thích rõ lý do từ chối, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật: Những khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của Công an nhân dân; Những khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài; Những khiếu nại được quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại, những tố cáo được quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Tố cáo.
Ngoài ra, khi có vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phức tạp, đông người gây mất an ninh, trật tự nơi tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình đề nghị Công an đơn vị, địa phương (nơi đặt địa điểm tiếp công dân hoặc nơi tiếp công dân đột xuất) bảo đảm an ninh, trật tự nơi tiếp công dân, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương có thẩm quyền giải quyết cử cán bộ đến phối hợp tiếp, đưa công dân về đơn vị, địa phương giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Bộ trưởng Bộ Công an tiếp dân mỗi tháng ít nhất 1 ngày Bộ trưởng Bộ Công an định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất 1 ngày tại địa điểm tiếp công dân của Bộ tại Hà Nội; thời gian cụ thể do Thanh tra Bộ Công an thống nhất với Văn phòng Bộ Công an báo cáo Bộ trưởng quyết định. Theo dự thảo lần 6 Thông tư Quy định việc tiếp công...