Tổng Bí thư: Bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng
“Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 3 tổ chức đảng và 11 cán bộ; Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã tập trung kiểm tra và thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với 18 cán bộ; trong đó nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và một số cấp uỷ, tổ chức đảng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết.
Ngày 22.1.2018, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã họp phiên toàn thể thứ 13 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2017; cho ý kiến về phương hướng, nhiệm vụ năm 2018. Sau khi nghe đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo trình bày Báo cáo và ý kiến thảo luận của các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo, Tổng Bí thư đã phát biểu kết luận.
Bị cáo Đinh La Thăng. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư đánh giá, năm 2017, công tác phòng, chống tham nhũng cũng đã được chỉ đạo thực hiện ráo riết, quyết liệt, đạt được nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt đẹp, được nhân dân rất hoan nghênh, ủng hộ, đồng tình cao, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội.
Ban hành một loạt quy định để cảnh báo, răn đe
Theo Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành các quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản; giám sát trong Đảng; xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Quốc hội, Chính phủ xây dựng, ban hành, cho ý kiến đối với nhiều dự án luật: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi); dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung)…
Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ rõ: Uỷ ban kiểm tra các cấp đã tập trung kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với hơn 3.600 tổ chức đảng và gần 10.400 đảng viên. Cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật đối với hơn 300 tổ chức đảng, hơn 18.600 đảng viên vi phạm, trong đó có hơn 700 đảng viên vi phạm về tham nhũng, cố ý làm trái.
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 3 tổ chức đảng và 11 cán bộ; Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã tập trung kiểm tra và thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với 18 cán bộ; trong đó nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và một số cấp uỷ, tổ chức đảng.
“Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước”, Tổng Bí thư khẳng định.
Video đang HOT
Các cơ quan thanh tra, kiểm toán các cấp đã tập trung thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng. Đã phát hiện 50 vụ có hành vi liên quan đến tham nhũng; kiến nghị thu hồi 43.321 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 2.093 tập thể và cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 114 vụ việc, 192 đối tượng; tiến hành thanh tra toàn diện 4 dự án, rà soát việc thanh tra 7 dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm. Qua kiểm toán đã kiến nghị thu về ngân sách nhà nước 15.222 tỷ đồng, chuyển hồ sơ, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều tra 5 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức 8 đoàn kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại 20 địa phương. Qua kiểm tra, giám sát đã kiến nghị 55 nhóm vấn đề về sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng ở địa phương; kiến nghị các ban thường vụ tỉnh uỷ chỉ đạo xử lý 118 vụ việc, 39 vụ án tham nhũng, kinh tế.
Trong năm 2017, đã kết thúc chỉ đạo xử lý 16 vụ án, 10 vụ việc; kết luận điều tra, đề nghị truy tố 16 vụ/216 bị can; đã truy tố 12 vụ/172 bị can; xét xử sơ thẩm 5 vụ/73 bị cáo (tuyên phạt: 3 bị cáo án tử hình; 3 bị cáo tù chung thân; 62 bị cáo tù dưới 30 năm); xét xử phúc thẩm 6 vụ/80 bị cáo (tuyên phạt: 2 bị cáo tử hình; 4 bị cáo tù chung thân; 3 bị cáo tù 30 năm; 71 bị cáo tù dưới 30 năm); việc kê biên, thu giữ tài sản trong một số vụ án đạt khá cao.
Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố các vụ án nghiêm trọng
Theo đánh giá của Tổng Bí thư, trong năm 2017, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng đã quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, kịp thời nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, với những mức án nghiêm khắc và nhân văn.
Ban Nội chính Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương huy động lực lượng, quyết tâm vượt bậc, phối hợp chặt chẽ, tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là các khó khăn, vướng mắc về đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, giám định, định giá tài sản, truy bắt đối tượng bỏ trốn… để đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp.
Sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát của Đảng với cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra; giữa thanh tra, kiểm toán với điều tra; giữa các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương, địa phương và các bộ, ngành chức năng trong phát hiện, làm rõ, xử lý sai phạm và tội phạm ngày càng chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả hơn. Một số khâu yếu lâu nay (như điều tra, giám định, thu hồi tài sản, án treo nhiều…) đã có tiến bộ.
Nhất là đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đưa ra xét xử kịp thời một số vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội đồng tình, đánh giá cao (vụ Giang Kim Đạt; vụ Hà Văn Thắm giai đoạn I; vụ Châu Thị Thu Nga; vụ Phạm Công Danh giai đoạn II; vụ Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm…). Các phiên toà xét xử ngày càng đổi mới theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật. Rất nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn.
“Ban Chỉ đạo làm việc rất nghiêm túc, trách nhiệm, bài bản, nền nếp, theo đúng chức năng, nhiệm vụ; phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, khá đều tay. Không làm thay việc của các cơ quan chức năng. Hiệu quả ngày càng cao. Cứ sau mỗi phiên họp của Ban Chỉ đạo hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo, tình hình thực tế đều có chuyển biến rõ rệt. Từng thành viên đều rất quyết liệt”, Tổng Bí thư đánh giá.
Năm 2018, Tổng Bí thư yêu cầu Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế – xã hội và phòng, chống tham nhũng, tạo cơ sở chính trị, pháp lý đồng bộ cho công tác phòng, chống tham nhũng.
Chỉ đạo quyết liệt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương, cơ sở; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc (“tham nhũng vặt”), kiên quyết loại khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước (nhất là trong cơ quan phòng, chống tham nhũng) những cán bộ hư hỏng, tham nhũng.
Ông cũng yêu cầu chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, nhất là các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; khẩn trương kết luận thanh tra, xử lý nghiêm sai phạm đối với các dự án gây thất thoát, thua lỗ kéo dài, dư luận xã hội quan tâm.
Tiếp theo là tập trung chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp. Trong năm 2018, Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm 21 vụ án; xử lý 21 vụ việc, kiến nghị thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Đặc biệt, Tổng Bí thư yêu cầu tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng để kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ từ nay đến hết nhiệm kỳ và trong những năm tiếp theo.
Mặt hạn chế, khuyết điểm là: Việc xây dựng các văn bản hoàn thiện thể chế chưa đáp ứng kịp yêu cầu; việc kết luận thanh tra một số dự án còn chậm; việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức, hiệu quả thấp (như kê khai tài sản…); tình trạng “dưới lạnh” vẫn còn nhiều, khâu tự kiểm tra còn yếu. Sự phối hợp giữa một số cơ quan có lúc, có việc chưa tốt (để tội phạm trốn…).
Theo Danviet
CSGT không chức vụ làm việc trên quốc lộ vẫn dễ tham nhũng
"Kê khai tài sản chỉ nên tập trung vào những người có chức, có quyền trong cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước và những người làm việc ở những nơi "nhạy cảm" dễ tham nhũng. Tôi ví dụ như lĩnh vực hải quan, thuế, cảnh sát khu vực, cảnh sát giao thông làm việc ở quốc lộ, tỉnh lộ", đại biểu (ĐB) Phạm Văn Hòa nói.
ĐB Phạm Văn Hòa. Ảnh: VPQH.
Sáng 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Phát biểu tranh luận với các ý kiến ĐB phát biểu trước, ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng: Việc kê khai tài sản không nên mở rộng đối tượng như phạm vi hiện nay (hiện hàng năm có trên 1 triệu bản kê khai tài sản, thu nhập -PV), bởi đưa nhiều đối tượng phải kê khai tài sản sẽ quản lý không xuể.
"Kê khai tài sản chỉ nên chỉ tập trung vào những người có chức, có quyền trong cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước và những người làm việc ở những nơi "nhạy cảm" dễ tham nhũng. Xin lỗi những vị ngồi đây, tôi ví dụ như lĩnh vực hải quan, thuế, cảnh sát khu vực, cảnh sát giao thông làm việc ở quốc lộ, tỉnh lộ", ĐB Hòa nói.
Ông cũng dẫn chứng những lĩnh vực người công tác ở đó không có cơ hội tham nhũng thì không nên phải kê khai tài sản.
ĐB Hòa cho biết thêm, nên có quy định trách nhiệm của những người làm kiểm toán, thanh tra sau khi vào làm việc ở những cơ quan đơn vị không phát hiện ở đó có tham nhũng, sau đó đoàn thanh tra, kiểm toán khác hoặc báo chí lại phát hiện ở đơn vị đó có tham nhũng. "Trường hợp như vậy phải xử lý trách nhiệm của cơ quan, cá nhân đã thanh tra, kiểm toán trước", ĐB Hòa bày tỏ.
Cũng phát biểu tranh luận, ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) đặt vấn đề, hành vi sở hữu tài sản có nguồn gốc không hợp pháp, đó là tài sản bất minh, dự Luật có coi đó là tài sản tham nhũng không? Ông cho rằng dự luật cần bổ sung vấn đề này. Có như vậy chúng ta mới đi đến chuyện giải quyết hai vấn đề quan trọng, đó là trao thẩm quyền cho cơ quan chức năng kiểm soát có quyền truy đến cùng nguồn gốc của các loại tài sản, thứ hai là trách nhiệm giải trình của người sở hữu tài sản.
ĐB Sơn cho biết thâm, việc chuyển dịch quyền sở hữu, xác lập quyền sở hữu tài sản ban đầu của những khối tài sản lớn, đặc biệt lớn lại không vấp phải hành động kiểm soát nào từ phía các cơ quan nhà nước. Do đó việc này trở thành nơi trú ẩn, sự lựa chọn tốt nhất để người tham nhũng cất giấu tài sản. Đây chính là trở ngại cho công tác phòng, chống tham nhũng trong nhiều năm qua.
Theo ĐB Sơn, trách nhiệm giải trình tài sản nghĩa là trách nhiệm chứng minh tài sản của người kê khai hợp pháp. Nếu người kê khai không chứng minh được đó là tài sản hợp pháp thì nhà nước nhân danh xã hội tịch thu.
"Việc chứng minh tài sản do phạm tội mà có do cơ quan tiến hành tố tụng là trong lĩnh vực hình sự. Còn việc trong phạm vi điều chỉnh của Luật phòng, chống tham nhũng trách nhiệm chứng minh nguồn gốc tài sản hợp pháp phải là của chủ sở hữu tài sản, còn anh không chứng minh được thì nhà nước nhân danh xã hội sẽ tiến hành thu hồi", ĐB Sơn nói.
Cũng đề cập đến vấn đề này, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng, mọi công dân có quyền sở hữu tài sản hợp pháp và tài sản mọi công dân đều phải minh bạch chứ không phải chỉ có quan chức. Hiến pháp bảo vệ tài sản của công dân nhưng không bảo vệ tài sản bất minh. Tuy nhiên với tài sản bất minh ở cấp độ nào đó, ở tình huống nào đó thì mới xem xét, còn quá nhỏ thì thôi.
Theo Danviet
Bố trí lại các Uỷ viên Bộ Chính trị: Dân chủ mà không tạo ra... chạy Nói về việc trong năm 2017, ở cấp Trung ương đã bầu bổ nhiệm, điều động, luân chuyển hơn 400 nhân sự, trong đó có 5 Ủy viên Bộ chính trị, Ban Bí thư; 3 Bộ trưởng và tương đương; 8 Bí thư tỉnh, thành... ông Phạm Minh Chính cho biết: "Việc bố trí lại các Uỷ viên Bộ Chính trị, ủy viên...