Tổng bãi công kéo dài 24 giờ làm “tê liệt” nước Bỉ
Nước Bỉ đã bị tê liệt trong ngày 30/1 do cuộc tổng bãi công kéo dài 24 giờ của nhân viên các ngành giao thông, giáo dục, y tế, xã hội… để phản đối chính sách kinh tế khắc khổ và cắt giảm các chương trình xã hội mà chính phủ nước này vừa công bố.
Một công nhân đang đốt bên ngoài nhà ga tại Brussels. (Nguồn: Reuters)
Cuộc bãi công diễn ra vào đúng thời điểm Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của Liên minh châu Âu (EU) được tổ chức tại nước này nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công và vực dậy nền kinh tế EU đang bị khủng hoảng nghiêm trọng.
Để đối phó với cuộc tổng bãi công này, Chính phủ Bỉ buộc phải chuẩn bị “phương án B,” theo đó sẽ đón nguyên thủ các quốc gia EU tại một sân bay quân sự nằm cách thủ đô Brussels vài chục kilômét.
Video đang HOT
Ngay chiều 29/1, nhân viên ngành giao thông đã tiến hành tổng bãi công. Tại các thành phố của Bỉ, hoạt động giao thông công cộng bị hạn chế đến mức tối đa. Các chuyến tàu hỏa liên tỉnh, thậm chí tàu tốc hành từ Brussels đi Paris (Pháp), London (Anh) và Amsterdam (Hà Lan) đều ngừng hoạt động.
Hoạt động hàng không tại Bỉ trong ngày 30/1 cũng bị đảo lộn. Các nhân viên điều phối tại sân bay thủ đô vẫn đi làm, tuy nhiên, các dịch vụ khác tại cảng hàng không Brussels hầu như không được bảo đảm. Các trường học, công sở cũng đóng cửa trong ngày 30/1.
Tại tất cả các bệnh viện chỉ duy nhất dịch vụ cấp cứu là có người trực. Nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại không mở cửa. Cuộc tổng bãi công này cũng thu hút các phương tiện thông tin đại chúng tham gia.
Những gì đang diễn ra tại Bỉ cho thấy cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) kéo dài sang năm thứ ba, đã bắt đầu lan sang cả lĩnh vực xã hội.
Cuộc tổng bãi công có quy mô tương tự diễn ra gần đây nhất tại Bỉ là vào năm 1993./.
Theo TTXVN
Chuyện chưa biết về sát thủ máu lạnh ở Bỉ
Thay vì tới đồn cảnh sát theo yêu cầu triệu tập vì cáo buộc xâm phạm tình dục, Nordine Amrani đã gây ra vụ thảm sát kinh hoàng - đó chỉ là một trong những sự thật mà có thể bạn chưa biết.
Nordine Amrani, 32 tuổi, từng có tiền án tấn công tình dục, buôn lậu ma túy, tàng trữ vũ khí trái phép và trộm cắp.
Hiện, cảnh sát vẫn đang nỗ lực tìm hiểu động cơ của Amrani trong vụ thảm sát tồi tệ nhất tại Bỉ trong vòng 25 năm qua. Tuy nhiên, đây không phải là một công việc dễ dàng.
Nordine Amrani. Ảnh: Reuters
Công tố viên Cedric Visart cho biết, Amrani sống cuộc đời sóng gió, vất vả, song điều đó không lý giải động cơ gây án của tên này.
Trong khi đó, các nhà điều tra khẳng định chắc chắn, vụ xả súng, ném lựu đạn tại thành phố Liege hôm 13.12 không phải là âm mưu khủng bố.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, nguyên nhân dẫn tới cái chết của Amrani là do hắn tự sát, chứ không phải do sức công phá của lựu đạn.
Luật sư của Amrani tiết lộ, thân chủ của ông mới bị cảnh sát triệu tập vì cáo buộc tấn công tình dục. Tuy nhiên, thay vì việc trình diện cảnh sát vào trưa 13.12, anh này lại vác súng và lựu đạn ra đường, làm chuyện hại người. Luật sư cũng cho hay, Amrani đã tỏ ra rất lo lắng khi dính vào vụ kiện tụng này.
Trong cuộc sống, Amrani tỏ ra khá cô lập, rất ít quan hệ với láng giềng. Bà Luyx, ở đối diện nhà nghi phạm, nói: "Chúng tôi biết anh ta từng vào tù ra tội. Tôi rất lo lắng, nên thường giữ khoảng cách và bao giờ cũng khóa chặt cửa nhà mình".
Chị Natasha Kos-Princen, một hàng xóm khác, cho hay: "Tôi đang ở quán cà phê gần quảng trường thì vụ việc xảy ra. Khi về tới nhà, cảnh sát nói cho tôi biết, hung thủ chính là anh chàng sống cạnh nhà mình. Tôi thực sự rất sốc. Tôi không biết gì nhiều về anh này".
Theo Dân Việt
Tìm thấy thi thể 1 phụ nữ tại nhà kẻ gây ra vụ thảm sát ở Bỉ Nạn nhân 45 tuổi dường như là một người làm công việc dọn dẹp cho một người hàng xóm của kẻ sát nhân 33 tuổi Nordine Amrani. Cảnh sát thành phố Liege, Bỉ tìm thấy thi thể của một phụ nữ tại nhà riêng của kẻ dùng súng và lựu đạn tấn công sát hại 6 người và khiến 123 người khác bị...