Tôn vinh, quảng bá giá trị hai di sản văn hóa thế giới của Pháp và Việt Nam
Nhân kỷ niệm 10 năm Hoàng thành Thăng Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa thế giới; thiết thực kỷ niệm 15 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2020) .
Sáng 23-11, tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ đã dự khai mạc trưng bày “ Khu đô thị cổ Provins – Pháp và Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội: Di sản văn hóa trong lòng đô thị”.
Các đại biểu cắt băng khánh thành trưng bày Khu đô thị cổ Provins – Pháp và Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội: Di sản văn hóa trong lòng đô thị.
Cùng dự có các đồng chí: Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Tân Cương; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khóa XVI, theo dõi hướng dẫn Đảng bộ thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội; Trưởng đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam Michael Croft; đại diện các bộ, ban, ngành trung ương; lãnh đạo các sở, ngành thành phố Hà Nội.
Trưng bày “Khu đô thị cổ Provins – Pháp và Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội: Di sản văn hóa trong lòng đô thị” nằm trong Chương trình hành động giữa UBND thành phố Hà Nội và Hội đồng Vùng Ile de France giai đoạn 2018-2021, Thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội và thành phố Provins giai đoạn 2019-2021, trên cơ sở quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan trong lĩnh vực di sản văn hóa.
Các đại biểu tham quan khu trưng bày.
Trưng bày giới thiệu 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật về Khu đô thị cổ Provins (Pháp) – di sản được ghi danh vào Danh sách di sản thế giới tháng 12-2001. Nơi đây từng là một trung tâm trao đổi lớn, khởi xướng cho giao thương toàn cầu rộng khắp tại châu Âu.
Video đang HOT
Cùng với các tư liệu, hình ảnh về Khu đô thị cổ Provins là các tư liệu về Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – di sản văn hóa được ghi danh vào Danh sách di sản thế giới tháng 8-2010, trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của Việt Nam trong hơn một ngàn năm lịch sử và là minh chứng có một không hai về sự tiến hóa của nền văn minh dân tộc Việt Nam trong quá trình phát triển của Nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á. Cả hai khu di sản văn hóa đều nằm trong lòng những đô thị cổ quan trọng hàng ngàn năm lịch sử.
Trưng bày cũng giới thiệu một số di sản văn hóa thế giới đặc sắc của hai nước; thể hiện mong muốn mở rộng hợp tác với các di sản thế giới nói chung, của Pháp và Việt Nam nói riêng trong việc trao đổi kinh nghiệm bảo tồn, quảng bá di sản, khai thác và phát triển du lịch di sản.
Cùng với trưng bày “Khu đô thị cổ Provins – Pháp và Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội: Di sản văn hóa trong lòng đô thị”, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội cũng giới thiệu tới công chúng và du khách trưng bày “Hành trình di sản”, kể câu chuyện 10 năm Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Trưng bày giới thiệu 100 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, gồm 3 nội dung: Đồng lòng; Khu di sản Hoàng thành Thăng Long khẳng định và phát triển; Hiểu quá khứ, chọn tương lai.
Trưng bày kéo dài đến hết năm 2020.
Ngày Nam Bộ kháng chiến: Biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước
Tinh thần chiến đấu quật cường, truyền thống đoàn kết toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn được khơi dậy, phát huy trong Nam Bộ kháng chiến vẫn nguyên giá trị.
Những ngày đầu kháng chiến ở Sài Gòn. (Ảnh: TTXVN)
Sự kiện Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945) đã làm nức lòng nhân dân cả nước, là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước , ý chí bảo vệ độc lập, tự do; là dấu son lịch sử thể hiện tinh thần quật cường, hào khí của quân dân Nam bộ; xứng đáng với danh hiệu vẻ vang "Thành đồng Tổ quốc" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng.
Đó là những nội dung quan trọng được nhấn mạnh tại Hội thảo khoa học "Nam bộ kháng chiến - Ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử" do Bộ Quốc phòng phối hợp với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/11.
Khẳng định giá trị thiêng liêng của độc lập, tự do
Phát biểu tại hội thảo, Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhấn mạnh hội thảo là hoạt động thiết thực kỷ niệm 75 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến, là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng của các thế hệ cha anh, đặc biệt là của "Nam Bộ thành đồng Tổ quốc."
Đồng thời, góp phần hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí bảo vệ nên độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời, giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc, toàn diện, đầy đủ hơn về tầm vóc, giá trị lịch sử và hiện thực của 15 tháng kháng chiến ở Nam Bộ, qua đó, đúc rút những kinh nghiệm, bài học lịch sử quý giá để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tố quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
Khẳng định sự kiện Nam Bộ kháng chiến ngày 23/9/1945 là trang sử oanh liệt mở đầu cho công cuộc chống thực dân Pháp quay trở lại Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nhấn mạnh cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ đã tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực, phá hủy một khối lượng vật chất, vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch...
Những thành quả mà quân và dân đã giành được trong hơn một năm đầu kháng chiến có ý nghĩa quan trọng, chẳng những tạo thời gian chiến lược quý báu để các địa phương trong cả nước tổ chức, xây dựng lực lượng chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến, mà còn là cơ sở thực tiễn để Trung ương Đảng xây dựng đường lối lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ.
Nhấn mạnh ý chí quyết tâm hành động của quân và dân Nam Bộ đứng lên bảo vệ thành quả cách mạng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hà Minh Hồng (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), phân tích Nam Bộ thể hiện lời thề độc lập băng hành động tức thời ngay chiều 2/9/1945, khi những kẻ quá khích gây hấn ở Sài Gòn và 21 ngày sau (23/9) đã phát động kháng chiến toàn dân trên toàn Nam Bộ để "quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập."
Đó không chỉ là phản ứng tự nhiên và tất yếu của nền độc lập, là câu trả lời kiên quyết, đanh thép, kịp thời trước hành động chiến tranh của đội quân xâm lược; đó còn khẳng định giá trị thiêng liêng cao quý của nền độc lập, tự do vừa giành được, bộc lộ trong tế khả năng, năng lực hành động và sức mạnh của chính thực quyền cách mạng trong tay nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Theo Phó giáo sư, Tiến sỹ Hà Minh Hồng, Nam Bộ kháng chiến đã tạo ra tiền lệ mới trong ứng phó với kẻ thù, buộc chúng bộc lộ tất cả âm mưu, thủ đoạn chiến tranh xâm lược hòng lập lại chế độ thuộc địa. Nam Bộ kháng chiến tích lũy kinh nghiệm ban đầu về kháng chiến ở đô thị với thế trận hiểm "trong đánh, ngoài vây" đóng góp cho kháng chiến toàn quốc bùng nổ năm 1946 và kho tàng nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân cách mạng thời đại mới.
Củng cố vững chắc "thế trận lòng dân"
Tại hội thảo, cùng với khẳng định ý nghĩa lịch sử to lớn, quan trọng, những bài học lịch sử và kinh nghiệm sâu sắc cũng được chỉ rõ. Đó là các bài học về tinh thần chủ động, sáng tạo của Xứ ủy, Ủy ban nhân dân và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ; sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Trung ương Đảng, Chính phủ đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ; về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để tiến hành kháng chiến; về công tác huy động sức người, sức của chi viện chiến trường; về chỉ đạo tác chiến, tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Cương Quyết, Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng, cho rằng từ bài học kinh nghiệm "thế trận lòng dân" trong Nam Bộ kháng chiến, trước hết Đảng, Nhà nước cần phải chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đây là vấn đề quan trọng, hàng đầu, có ý nghĩa thiết thực cả trước mắt và lâu dài, là mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam; tôn trọng, phát huy vai trò, quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các mặt của đời sông xã hội.
Cùng với đó, theo Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Cương Quyết, cần tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân. Thường xuyên giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc; phát huy sức mạnh đại đoàn kết kết hợp với sức mạnh thời đại. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, cốt lõi là xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc ở từng địa phương và trên cả nước.
Ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết tiếp nối truyền thống yêu nước, phát huy hào khí Nam Bộ "Thành đồng Tổ quốc," Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay luôn nỗ lực, phấn đấu, xứng đáng với những việc mà thế hệ cha anh đã làm được.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chung sức, chung lòng vượt qua mọi khó khăn thử thách, gian khổ, hy sinh, cùng cả nước làm nên những thắng lợi to lớn trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung của vùng và cả nước.
Từ hội thảo khoa học này, ông Trần Lưu Quang cho biết Thành phố Hồ Chí Minh tiếp thu được nhiều nội dung sâu sắc, nâng cao nhận thức về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh; khát vọng độc lập, tự do của miền Nam "đi trước, về sau;" sự ủng hộ của cả nước luôn hướng về miền Nam ruột thịt.
Đảng bộ và Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nguyện tiếp tục phấn đấu "đi trước, về đích trước" trong sự nghiệp đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng với thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh - Thành phố Anh hùng.
Tinh thần chiến đấu quật cường, truyền thống đoàn kết của toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thách thức được khơi dậy và phát huy trong Nam Bộ kháng chiến vẫn còn nguyên giá trị.
Đó sẽ là động lực to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đồng tâm nhất trí, năng động, sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục thắp sáng ngọn lửa ngày Nam Bộ kháng chiến năm xưa trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay./.
Chuẩn bị chu đáo cho hội thảo khoa học về Nam Bộ kháng chiến Chiều 5-11, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo Hội thảo khoa học với chủ đề "Nam Bộ kháng chiến-Ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học kinh nghiệm". Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì...