Tổn thương da do bệnh nhiễm
Những tổn thương về da trong một số bệnh nhiễm siêu vi ở trẻ cần được chăm sóc đúng cách.
Thấy con là Trần Văn S. (3 tuổi) bỗng dưng bị sốt, nổi hồng ban, chị Nguyễn Mỹ N. (quận 8 – TPHCM) vội lấy dầu xoa cho con và kiêng tắm, kiêng gió suốt 2 ngày liền theo kinh nghiệm dân gian.
Đến chiều ngày thứ 2, S. sốt cao hơn, hồng ban lan khắp người và xuất hiện thêm cả bóng nước, chị N. mới đưa con vào Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 khám. Các bác sĩ chẩn đoán bé S. bị tay chân miệng, cũng không quên dặn chị N. đừng bôi dầu và kiêng tắm cho bé nữa, bởi như vậy chỉ làm ảnh hưởng xấu đến các tổn thương trên da của bé.
Đủ kiểu sai lầm
Bé N.T.M.L (4 tuổi) thì nhập viện với vài vết bầm, trầy trên cơ thể. Mấy ngày trước, bé từng đi khám và xác định bị sốt xuất huyết nhưng bệnh nhẹ nên được điều trị ngoại trú. Qua mấy ngày trị bệnh, thấy các vết xuất huyết dưới da nhiều thêm, bà ngoại của L. đã cạo gió để bé mau hết bệnh, hậu quả là vùng cạo gió xuất hiện những mảng bầm nên gia đình phải đưa bé vào viện.
Theo bác sĩ (BS) Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – BV Nhi Đồng 1, sang thương da do bệnh nhiễm siêu vi ở trẻ thường có hai dạng chính là dạng ban (sởi, Rubella…) và dạng bóng nước (thủy đậu, tay chân miệng…). Tùy theo loại bệnh và mức độ nặng nhẹ, sang thương này có thể gây ngứa, đau hoặc không, có khả năng bội nhiễm hay không…
Video đang HOT
Trẻ đang điều trị bệnh tay chân miệng tại Khoa Nhiễm – Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM).
Một trong những dạng rất đáng lưu ý là bóng nước ở trẻ bị bệnh tay chân miệng hay thủy đậu. Theo các BS, họ đã gặp nhiều trường hợp phụ huynh tự ý bôi dầu, đắp lá, cố làm vỡ các bóng nước… với hy vọng tổn thương da mau khỏi, bệnh mau hết. “Ở bệnh tay chân miệng, nếu trẻ bị nổi nhiều, quá ngứa hay vỡ bóng nước thì mới nên bôi Xanh Methylene (Milian), một loại thuốc thông dụng không tự ý bôi dầu hay các hóa chất chưa rõ tác dụng khác, bởi không giải ngứa được, thậm chí còn làm vùng da đó bị ẩm, bóng nước dễ vỡ và nguy cơ bội nhiễm tăng cao. Nếu trẻ chỉ bị nổi ít, không ngứa thì đừng bôi gì cả vì không có tác dụng, thuốc bôi còn có thể che mất các vết sang thương, khiến BS khó quan sát và chẩn đoán bệnh” – BS Khanh cho biết.
BS Nguyễn Minh Tiến, Trưởng Khoa Sốt xuất huyết – BV Nhi Đồng 1, cũng cho biết ông từng gặp nhiều phụ huynh có cách xử trí sai lầm với các tổn thương trên da khi trẻ mắc sốt xuất huyết. “Một số bệnh nhi bị nổi rash (một dạng mẩn đỏ), các chấm đỏ hay mảng bầm. Ngoài bôi dầu, đắp thuốc, nhiều người còn sử dụng cả biện pháp cạo gió, cắt lể, giác hút với hy vọng các tổn thương đó biến mất.
Tuy nhiên, các biện pháp này không những không giúp bệnh nhi khỏi bệnh mà còn kích thích hệ thống đông máu ngoại sinh gây rối loạn đông máu riêng cạo gió sẽ làm tình trạng xuất huyết dưới da nhiều hơn, cắt lể và giác hút sẽ gây tổn thương làm chảy máu nhiều hơn. Đồng thời, các biện pháp này sẽ gây ra vết thương hở hay các vết trầy, tạo “đường vào” cho vi khuẩn ở môi trường ngoài, dễ dẫn đến nhiễm trùng”.
Không nên kiêng tắm
Theo BS Khanh, quan niệm kiêng nước, kiêng gió khi da trẻ xuất hiện ban, bóng nước… là hoàn toàn sai lầm. Ông khẳng định: “Người ta chỉ tránh gió khi bị nổi ban vì dị ứng, chứ ban hay bóng nước do bệnh nhiễm siêu vi thì gió không ảnh hưởng gì cả. Kiêng tắm càng không nên, mà ngược lại nên tắm rửa cho trẻ thường xuyên, tắm bằng xà phòng như bình thường để cơ thể trẻ được sạch sẽ.
Chỉ cần lưu ý khi tắm không chà xát mạnh để tránh làm vỡ các bóng nước vì trong bóng nước chứa rất nhiều mầm bệnh, vỡ ra sẽ dễ lây cho trẻ khác. Đồng thời, trẻ khi ngứa hay tìm cách gãi khiến tổn thương trên da có thể nặng hơn, bóng nước dễ vỡ nên cần dặn dò trẻ cẩn thận và cắt ngắn móng tay cho trẻ”.
Lời khuyên của bác sĩ: Đối với bệnh nhi sốt xuất huyết, tay chân miệng…, không nên bôi thêm gì cả vì các vết ban đỏ, xuất huyết dưới da sẽ tự khỏi khi trẻ hết bệnh.
Theo ANH THƯ (Người lao động)
Bệnh mới đổ vào Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước ghi nhận số loại bệnh mới nổi nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trong khu vực.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 10 năm qua, thế giới xuất hiện hơn 35 loại bệnh mới nổi như bò điên, HIV/AIDS, SARS, đại dịch cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, tiêu chảy tán huyết do E.coli, sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM), viêm gan siêu vi... với tần suất ngày càng dày hơn và xảy ra tại nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, một số bệnh mới phát sinh, chưa rõ nguyên nhân cũng được thế giới ghi nhận như hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân hội chứng suy giảm miễn dịch không phải do lây nhiễm HIV/AIDS.
Thách thức các nhà khoa học
Đáng nói là những loại bệnh mới nổi này đã và đang hiện diện ở Việt Nam. PGS-TS Phan Trọng Lân, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết những bệnh mới nổi, bệnh không rõ nguyên nhân là thách thức đối với các nhà khoa học và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân vì khả năng gây đại dịch rất lớn.
Chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận thêm 2 loại bệnh chưa rõ nguyên nhân là hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân ở Quảng Ngãi (còn gọi là "bệnh lạ") và hội chứng suy giảm miễn dịch không phải do lây nhiễm HIV/AIDS. Mới đây, lại xuất hiện 2 trường hợp tử vong ở phía Nam do nhiễm "amip ăn não người" - loại bệnh cũng chưa từng xuất hiện tại nước ta trước đây. Các nhà khoa học cũng công bố có loại bệnh chưa từng ghi nhận trên thế giới nhưng đã hiện hiện ở Việt Nam.
Xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm
PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết ngoài sự xuất hiện các bệnh mới nổi, một số bệnh nhiễm trùng đã được khống chế hiện nay xuất hiện trở lại như tả, sởi, SXH do virus Dengue, nhiễm khuẩn liên cầu heo, dại và bệnh TCM. Đáng lo ngại hơn, một số bệnh gây dịch nguy hiểm là virus mới có độc lực mạnh, tỉ lệ tử vong cao như H5N1, SARS hiện vẫn chưa xác định được nguồn lây.
Sự "bùng nổ" của các bệnh mới nổi, tái nổi không chỉ khiến người dân lo âu mà đây cũng là vấn đề y tế công cộng nóng bỏng làm đau đầu các chuyên gia dịch tễ học. Theo ông Hiển, hiện 5 loại bệnh truyền nhiễm cần được quan tâm đặc biệt là bệnh TCM, SXH do virus Dengue, tả, cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1.
Động vật: Tác nhân chính truyền bệnh
Theo PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, sự xuất hiện của nhiều loại bệnh không rõ nguyên nhân và các bệnh mới nổi là do biến đổi của khí hậu, môi trường, quá trình đô thị hóa, do chính hành vi của con người... Bên cạnh đó, những thành tựu của ngành y tế về khoa học kỹ thuật phát triển cũng giúp cho trình độ giám sát bệnh tốt hơn nên đã phát hiện được bệnh mới nhiều hơn.
Ngoài ra, ông Hiển cho rằng việc thông thương cũng góp phần tạo nên sự lây lan nhanh ở từng nước cũng như trên toàn thế giới. Cùng đó, sự gia tăng về buôn bán gia súc và động vật hoang dại làm tăng nguy cơ truyền bệnh. "Với các đặc điểm dịch tễ học, quá trình sinh học, xã hội, sinh thái... thì châu Á, trong đó đặc biệt Việt Nam, được coi là "điểm nóng" của các bệnh mới nổi, trong đó nhiều bệnh có nguy cơ gây đại dịch" - ông Hiển lo ngại.
Các nhà khoa học cho biết động vật là nguồn truyền bệnh của hơn 70% các bệnh mới nổi. Thậm chí, có những loại bệnh bình thường chỉ lưu hành ở động vật nhưng do biến đổi của khí hậu, môi trường, virus dần thích nghi nên dễ dàng truyền bệnh sang người như cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, SARS...
Hiện tại, nhiều bệnh lây nhiễm từ động vật sang người đang bắt buộc phải theo dõi ở Việt Nam và có báo cáo định kỳ hằng tuần, hằng tháng từ cấp cơ sở. Tuy nhiên, các chuyên gia dịch tễ cho rằng với quy trình quản lý vật nuôi, kiểm dịch động vật, giết mổ và tiêu thụ thịt động vật như hiện nay, cộng thêm sự nhận thức chưa đầy đủ về các bệnh truyền từ động vật sang người phát hiện bệnh ở động vật muộn..., nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người rất lớn.
Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc các bệnh truyền nhiễm mỗi năm với hàng ngàn trường hợp tử vong.
Theo NGỌC DUNG (Người lao đông)
Cách nào để trẻ an toàn trong vùng dịch? Bậc cha mẹ nào cũng muốn con mình thật đáng yêu, khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng được như thế. Gần đây, nhiều phụ huynh rầu rĩ than thở trên trang blog, facebook cá nhân, thể hiện sự lo lắng về dịch bệnh đang bùng phát, đặc biệt là bệnh tay chân miệng (TCM). Làm thế nào để con trẻ...