Tổn thất nặng nề khi dự báo thời tiết sai
“Bất cứ việc dự báo, việc làm nào không chính xác nói chung đều ảnh hưởng, tác động xấu tới người dân”
Ông Bùi Văn Đức, tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia
Trong đợt rét đậm, rét hại kéo dài 15 ngày tại miền Bắc vừa qua, để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội đã thống nhất với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) về việc thông báo nhiệt độ ngoài trời khu vực Hà Nội trong Bản tin dự báo thời tiết lúc 6h15 của chương trình Chào buổi sáng mỗi ngày. Theo đó, phụ huynh học sinh cần theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội được phát tại bản tin này để căn cứ cho con nghỉ học khi cần thiết.
Tuy nhiên, trong những ngày rét đậm, rét hại vừa qua, nhiều phụ huynh học sinh đã phải rất vất vả theo dõi Bản tin thời tiết trên VTV vào 6h15 sáng để biết cho con nghỉ học hay đến trường. Nhiều ngày bản tin VTV thông báo nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ C, nhưng một số trường lại đo được nhiệt độ trên 10 độ C. Các bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng khó xử bởi bản tin phát sớm nên khó hoặc quên theo dõi và bản tin cũng liên tục thay đổi dự báo thời tiết. Bên cạnh đó, việc VTV còn mở dịch vụ nhắn tin đến đầu số 85… để lấy thông tin thời tiết khiến nhiều ý kiến cho rằng có sự vụ lợi phía sau. Để làm rõ thêm vấn đề, PV đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Đức, Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia.
Dự báo bao giờ cũng có sai số
Đợt rét vừa qua, theo quy định của sở GD&ĐT Hà Nội, các trường được phép quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ dưới 100C, học sinh THCS nghỉ học khi nhiệt độ dưới 70C. Tuy nhiên có những ngày thông tin của bản tin này lại không giống như nhiệt độ các trường đo được thực tế và có những ngày (như ngày 8/1-PV) thông tin đó lại thay đổi. Điều này đã gây khó khăn cho phụ huynh học sinh và nhiều người đã cho rằng: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương (TTDBKTTVTW) dự báo sai và làm khó họ. Phía trung tâm có bình luận gì về ý kiến trên? Nguồn tin mà Bản tin dự báo thời tiết lúc 6h15′ lấy có phải từ trung tâm hay không từ đơn vị nào thưa ông?
Video đang HOT
Theo thỏa thuận giữa VTV và TTDBKTTVTW, hàng ngày, trung tâm này cung cấp cho VTV toàn bộ thông tin dự báo cơ sở để đài biên tập thành các chương trình, bản tin dự báo KTTV khác nhau, phát trên các kênh và vào các giờ khác nhau trong ngày. Theo yêu cầu của các sở GD&ĐT, vào các thời kỳ rét đậm, rét hại, bản tin dự báo thời tiết phát lúc 6h15′ trên kênh VTV1 cần có thông tin số liệu thực đo về nhiệt độ không khí vào lúc 6h15, để các sở tham khảo, quyết định cho các cấp học phổ thông nghỉ học tránh rét. Về các thông tin về số liệu nhiệt độ không khí thực đo lúc 6h15 (thực ra là phải trước 6h15), VTV gọi điện thoại hỏi trực tiếp các trạm khí tượng. Vì theo quy định, hiện nay các thông tin này chưa được chuyển về TTDBKTTVTW.
Theo quy luật biến thiên của nhiệt độ không khí trong ngày, nếu không có không khí lạnh bổ sung vào ban ngày, từ sau mặt trời mọc nhiệt độ sẽ tăng dần. Vào những ngày đầy mây, âm u, nhiệt độ không khí lúc sau trưa (sau 12h) có thể cao hơn nhiệt độ không khí lúc 6h từ 1 đến 3 độ C. Vì vậy, mọi người cảm thấy trời ấm hơn so với VTV thông báo lúc 6h15 là lẽ đương nhiên.
Để ra quyết định cho học sinh nghỉ học tránh rét theo các ngưỡng nhiệt độ quy định, Nhà nước cần quy định rõ là căn cứ vào số liệu nhiệt độ không khí thực đo vào một thời gian cụ thể, hay căn cứ vào thông tin dự báo nhiệt độ không khí trong ngày. Nếu căn cứ vào thông tin dự báo phải chấp nhận rủi ro ở một mức độ nào đó. Bởi vì, dự báo bao giờ cũng có sai số. Ngoài ra, đồng thời cũng cần quy định cơ quan nào và cấp nào có thẩm quyền ra thông báo nhiệt độ rét hại, cho học sinh nghỉ học.
Sự không đồng nhất giữa thông tin của Bản tin dự báo thời tiết lúc 6h15 và nhiệt độ thực tế là do đâu? Phải chăng là do trình độ dự báo của đơn vị đó không đảm bảo dẫn đến việc đưa ra những thông tin không chính xác?
Như trên chúng tôi đã trao đổi, số liệu nhiệt độ không khí thực đo lúc 6h15′ hay trước đó một thời gian ngắn bao giờ cũng có chênh lệch với nhiệt độ ban ngày (từ 7h đến 19h). Còn dự báo nhiệt độ được thông báo trên VTV1 trong đợt rét vừa qua chúng tôi không có điều kiện để đánh giá.
Tổn thất nặng nề khi dự báo sai
Theo ông, việc dự báo thời tiết không chính xác sẽ ảnh hưởng và tác động như thế nào với người dân?
Theo tôi, bất cứ việc dự báo, việc làm nào không chính xác nói chung đều ảnh hưởng, tác động xấu tới người dân. Nếu ảnh hưởng ít thì nó sẽ tác động xấu tới kế hoạch học tập, lao động sản xuất trong ngày, nhiều có thể làm tổn thất về thời gian, vật chất… rất nặng nề cho họ.
Phía TTDBKTTVTW có kiến nghị hay xử lý gì trong sự việc này không thưa ông? Trong buổi làm việc với VTV, hai bên đã có những kết luận và hướng xử lý ra sao?
Trong buổi làm việc vừa qua, hai bên cũng đã thống nhất để trung tâm chọn ra một đơn vị chính thức cung cấp thông tin chính xác, kiểm soát chặt chẽ hơn. Ngoài ra, chúng tôi đã thống nhất tới đây sẽ thảo luận tìm giải pháp thu thập thông tin để đáp ứng các yêu cầu mà ngành giáo dục đặt ra. Nhân đây, tôi cũng đề nghị cần tổ chức tuyên truyền, giải thích để mọi người hiểu đúng và sử dụng đúng các thông tin về thời tiết được thông báo trên các đài truyền hình.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Tôi cũng nghe một vài người cho rằng có sự vụ lợi trong bản tin dự báo thời tiết. Tuy nhiên, lâu nay, việc nhắn tin để nhận các thông tin cần thiết đã trở thành dịch vụ bình thường trong xã hội ta hiện nay. Bên cạnh đó, VTV mở tổng đài tin nhắn để cung cấp thông tin thời tiết cho những ai không kịp nghe thông báo trên đài vào các giờ cố định cũng là một sáng kiến hay và cần thiết. Vấn đề là tổng đài tin nhắn của VTV có thỏa mãn thông tin cho khách hàng hay không. Nếu không thỏa mãn thì chắc chắn sẽ có khách hàng nhắn hỏi.
Theo xahoi
Rét kéo dài, Quảng Bình xuất hiện "mưa than"
Đợt lạnh dài nhất trong năm đã khiến gia cầm chết hàng loạt. Ảnh: Linh Đan
Bí thư Đảng uỷ xã Tân Trạch (Quảng Bình) cho biết khi bà con lấy xô ra hứng nước mưa để sinh hoạt thì thấy nước đặc quánh, có màu đen.
Ngày 30/12, ông Nguyễn Chí Sỹ - Bí thư Đảng uỷ xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình - cho biết, đã xảy ra hiện tượng gia súc, gia cầm chết hàng loạt tại địa phương do trời trở rét kéo dài và "mưa than".
Bí thư Đảng uỷ xã Tân Trạch (Quảng Bình) cho biết khi bà con lấy xô ra hứng nước mưa để sinh hoạt thì thấy nước đặc quánh, có màu đen.
Tân Trạch là một xã miền núi, đời sống nhân dân đang còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đợt giá rét kéo dài, hơn 100 con lợn, hàng trăm con gà vịt và 6 con bò đã chết. Đời sống người dân vốn khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn.
"Ngoài rét đậm kéo dài những ngày vừa qua, địa phương còn xuất hiện sương muối, "mưa than" khiến đời sống sinh hoạt, việc sản xuất của bà con cũng bị ảnh hưởng" - ông Sỹ cho biết thêm.
Theo 24h
Khi thầy hành xử phản cảm Hình ảnh người thầy đứng trên bục giảng luôn có tác động tích cực đến học sinh, truyền cảm hứng đam mê học tập cho người học. Ngược lại hình ảnh, tác phong thiếu chuẩn của người thầy cũng tác động xấu, khiến học sinh bức xúc. Chị P.C. có con đang học lớp 5 tại quận Tân Bình, TPHCM phản ánh: "Thầy...