Tổn thất điện ở miền Bắc giảm 0,1%
Chia sẻ tại hội nghị Tổng kết công tác sản xuất kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 của Tổng công ty Điện lực miền Bắc diễn ra ngày 6/1, ông Nguyễn Đức Thiện, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc ( EVNNPC) cho biết, năm 2021 vừa qua, Tổng công ty đã thực hiện tổn thất điện năng là 4,54%, tiếp tục giảm 0,1% so với kế hoạch Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN) giao.
Công nhân Công ty Điện lực Vĩnh Phúc (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc) vận hành trạm biến áp 110kV Khai Quang cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Ngọc Hà/TTXVN
Theo đó, ngay từ đầu năm 2021, lãnh đạo EVNNPC đã chỉ đạo quyết liệt trong việc giảm tổn thất điện năng, đặc biệt tập trung giảm sâu tổn thất điện năng trên lưới điện trung, hạ áp. Đối với lưới điện 110 kV, tổng công ty rà soát tại các đơn vị, làm việc với các nhà máy thủy điện để điều chỉnh thời điểm phát đảm bảo không bị vận hành quá tải trên lưới điện 110 kV.
Đặc biệt, EVNNPC đã yêu cầu các đơn vị kiện toàn lại ban chỉ đạo giảm tổn thất điện năng đến cấp điện lực, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên trong ban chỉ đạo; gắn trách nhiệm cụ thể với kết quả giảm tổn thất điện năng của đơn vị, nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của công ty và điện lực địa phương. Đồng thời hàng tháng, EVNNPC đánh giá tổn thất điện năng, ở các khâu thực tiễn. Từ đó, tập trung trọng tâm, trọng điểm vào các khu vực, các đường dây, trạm biến áp có tổn thất điện năng cao, sản lượng điện năng tổn thất lớn…
Theo đánh giá của EVNNPC, các tồn tại trên lưới 110 kV thời gian qua làm tăng tổn thất điện năng. Việc đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới còn một số công trình chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch, chưa đảm bảo hiệu quả giảm tổn thất điện năng.
Video đang HOT
Đồng thời, kế hoạch thi công, công tác chuẩn bị thi công đôi khi còn chưa chuẩn bị tốt làm kéo dài thời gian thi công, kéo dài thời gian mất điện, làm quá tải các đường dây khác, từ đó tăng tổn thất điện năng. Một nguyên nhân khác làm tăng tổn thất điện năng là các sự cố trên đường dây, thời gian xử lý sự cố dài…
Để giảm tổn thất điện năng, ông Nguyễn Đức thiện cho rằng, cần chuẩn bị tốt, thực hiện công tác đầu tư, nâng cấp cải tạo lưới điện đúng kế hoạch đảm bảo hiệu quả, giảm tổn thất điện năng. Bên cạnh đó, chuẩn bị tốt kế hoạch thi công, phương án tổ chức thi công, vật tư, nhân lực, phương tiện không làm kéo dài thời gian cắt điện trên lưới; tăng cường nhân lực, vật lực nhanh chóng sử lý sự cố giảm thời gian mất điện…
Thời gian tới, EVNNPC sẽ tiếp tục rà soát ban chỉ đạo giảm tổn thất điện năng các cấp từ Tổng công ty đến các Điện lực (cấp 4); trong đó, tăng cường năng lực, trình độ cho đội ngủ quản lý công tác giảm tổn thất điện năng.
“Các công ty phải tập trung hơn trong đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn giao kế hoạch tổn thất điện năng đến cấp đội sản xuất đảm bảo hợp lý, khả thi, đạt được mục tiêu chung; xây dựng chương trình giảm tổn thất điện năng cụ thể, chi tiết cho cấp công ty điện lực và cấp điện lực, có kế hoạch thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các các công việc, định kỳ tổ chức họp, phân tích đánh giá nguyên nhân và kết quả thực hiện”, Tổng giám đốc Nguyễn Đức Thiện đề nghị.
Ngoài ra, các công ty điện lực tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc ghi chỉ số công tơ của khách hàng, kiểm soát chặt chẽ các tổ dịch vụ tại các điện lực. Đối với các dự án đầu tư xây dựng mục đích giảm tổn thất điện năng phải do giám đốc các công ty điện lực trực tiếp chỉ đạo từ phương án đầu tư đến triển khai dự án. Các đơn vị khi xây dựng phương án giảm tổn thất điện năng phải đánh giá rõ hiệu quả của các công trình…
'Hà Nội nghĩa tình' cùng những hoàn cảnh khó khăn do dịch COVID-19
Ngày 17/9, Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 614 triệu đồng, tương đương với gần 20.500 suất cơm từ Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) để tiếp tục triển khai giai đoạn 4 chương trình "Hà Nội nghĩa tình: Triệu bữa cơm - Tấm lòng người thợ điện".
Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Tiến tiếp nhận bảng tượng trưng số tiền hơn hơn 614 triệu đồng từ Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc Lê Quang Thái. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chương trình được triển khai trong 10 ngày (bắt đầu từ 17/9), mỗi ngày có khoảng 2.050 suất cơm (trị giá 30.000 đồng/suất), kèm một hộp sữa bổ sung dinh dưỡng sẽ được các tình nguyện viên chuẩn bị, chế biến, đóng hộp tại các "Bếp xanh thanh niên" và trao đến tận tay các hoàn cảnh khó khăn.
Bí thư Đoàn thanh niên EVNNPC Trịnh Thị Kim Ngân cho biết, toàn bộ nguồn lực ủng hộ cho chương trình là do cán bộ, công nhân viên, đoàn viên, thanh niên Tổng Công ty quyên góp, với mong muốn san sẻ yêu thương với những người có hoàn cảnh khó khăn, trong số đó có nhiều khách hàng sử dụng điện của EVNNPC là những bệnh nhân nghèo đang ở lại Thủ đô khám, chữa bệnh, công nhân lao động mất việc, sinh viên khó khăn chưa thể trở về các tỉnh, thành phố phía Bắc. Chương trình cũng thể hiện trách nhiệm, tấm lòng của cán bộ, công nhân viên ngành Điện với cộng đồng, xã hội.
Tiếp nhận và cảm ơn sự ủng hộ của cán bộ, công nhân viên, đoàn viên, thanh niên EVNNPC, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Tiến đánh giá, 3 giai đoạn trước của chương trình "Hà Nội nghĩa tình - Triệu bữa cơm" đã tạo được hiệu ứng tích cực, thu hút sự ủng hộ của rất nhiều tổ chức, cá nhân, để các "Bếp xanh thanh niên" liên tục "đỏ lửa" gần 2 tháng qua. Từ khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội đến nay, chương trình đã nấu và trao 130.000 suất ăn tới những hoàn cảnh khó khăn.
Với sự tiếp sức của cán bộ, công nhân viên, đoàn viên, thanh niên EVNNPC, giai đoạn 4 của chương trình dự kiến có gần 40.000 suất cơm nghĩa tình tiếp tục trao tới tận tay người nhận.
Các đoàn viên, thanh niên, tình nguyện viên, người nấu bếp và lực lượng vận chuyển suất ăn đều được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng COVID-19, được định kỳ xét nghiệm COVID-19 và đảm bảo tuân thủ nghiêm các yêu cầu phòng dịch trong suốt quá trình chuẩn bị, nấu và đưa các suất ăn đến các địa điểm trên khắp thành phố.
* Cũng trong dịp này, Thành đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội phối hợp với Quỹ Stronger with AmserS (SAS) của Hiệp hội học sinh Hà Nội - Amsterdam đã trao tặng vật phẩm y tế cho lực lượng tình nguyện viên Thủ đô tham gia chống dịch tại các địa phương phía Nam.
Tại chương trình, đại diện Quỹ SAS đã trao tặng: 7.600 chiếc khẩu trang N95, 53.500 khẩu trang y tế 4 lớp, 1.300 bộ đồ bảo hộ y tế cấp II, 1.350 tấm chắn giọt bắn, 1.500 "Túi y tế cá nhân SAS" với tổng trị giá vật phẩm là 352 triệu đồng. Trong mỗi "Túi y tế cá nhân SAS", có các loại thuốc, vật dụng y tế thiết yếu gồm: gói oresol, băng urgo, thuốc hạ sốt, dầu gió, thuốc chống muỗi, nước muối sinh lý, salonpas...
Chủ tịch Hiệp hội học sinh Hà Nội - Amsterdam Mai Thanh Hà chia sẻ, những vật phẩm giá trị không lớn nhưng sẽ góp phần giúp các tình nguyện viên tự chăm sóc, giữ gìn sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ. Đây cũng là lời chúc ý nghĩa của Ban tổ chức và các nhà tài trợ gửi tới tình nguyện viên "Mạnh mẽ xông pha - Mạnh khỏe về nhà".
Bày tỏ lời cảm ơn, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội Trần Quang Hưng chia sẻ, với tinh thần "Toàn quốc vì tuyến đầu chống dịch", gần 2.000 tình nguyện viên đã chi viện cho các tỉnh, thành phố phía Nam. Các vật phẩm y tế này sẽ được gửi ngay vào TP Hồ Chí Minh nhằm góp phần bảo đảm an toàn cho lực lượng tình nguyện viên Thủ đô đang có mặt tại các điểm nóng về dịch bệnh.
Nhiều địa phương vẫn khó trong giải tỏa công suất thủy điện Theo thông tin từ Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), hiện tại, ngoài tỉnh Lào Cai có phụ tải tiêu thụ điện tại chỗ tương đối lớn, các tỉnh còn lại phụ tải tiêu thụ nhỏ hơn nhiều so với tổng công suất lắp đặt của các nhà máy thủy điện. Do vậy, các đường dây 110 kV khu vực có...