Tồn tại hay không tồn tại ?
Tiết kiệm năng lượng, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng mới và đặc biệt khai thác dầu khí từ đá dầu ở Mỹ tiếp tục đẩy lùi vai trò và ảnh hưởng của OPEC. Có lý do khách quan nhưng trước hết là những lý do chủ quan đang đe dọa sự tồn vong của OPEC.
Có lý do khách quan nhưng trước hết là những lý do chủ quan đang đe dọa sự tồn vong của OPEC – Ảnh: Reuters
Hội nghị sắp tới của các nước thành viên Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sẽ là dấu mốc lịch sử đối với tổ chức này vì thực chất câu hỏi mà các nước thành viên phải trả lời ở đó là: OPEC có thể tiếp tục tồn tại hay không?
Nguyên cớ là sự trượt dốc nhanh chóng của giá dầu lửa trên thị trường. Nó diễn biến không chỉ ngoài mọi trù liệu mà còn ngoài sự kiểm soát, chi phối hay tác động của OPEC.
Nếu ở hội nghị này, OPEC không tìm ra phương cách để khôi phục tác động chi phối tới diễn biến của giá dầu lửa trên thị trường thế giới thì OPEC trong tương lai chẳng khác gì hữu danh vô thực. Một khi đã như thế, OPEC có tồn tại chăng nữa cũng như không.
Kịch bản ấy hiện tại không phải là không thực tế, thậm chí còn có thể nói rất dễ xảy ra. Mọi thương thảo trù bị cho hội nghị này đều không đưa lại bất cứ sự đồng thuận quan điểm nào. Vũ khí đắc dụng nhất lâu nay của OPEC nhằm tác động trực tiếp vào chiều hướng biến động của giá dầu lửa là khối lượng khai thác hằng ngày đang ngày càng mất tác dụng.
Một số thành viên OPEC, trước hết và đặc biệt là Ả Rập Xê Út, đang tiếp tục theo đuổi lợi ích riêng với chính sách riêng về khối lượng khai thác và giá xuất khẩu bất chấp chính sách ấy tác động tai hại tới OPEC nói chung và những thành viên khác nói riêng.
Tiết kiệm năng lượng, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng mới và đặc biệt khai thác dầu khí từ đá dầu ở Mỹ tiếp tục đẩy lùi vai trò và ảnh hưởng của OPEC. Có lý do khách quan nhưng trước hết là những lý do chủ quan đang đe dọa sự tồn vong của OPEC.
La Phù
Theo Thanhnien
Bộ trưởng Bộ Công an: Quyết không để tồn tại "vùng cấm"
Trao đổi bên hành lang Quốc hội, Đại tướng - Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh, lực lượng thù địch và tội phạm tìm mọi cách chống phá lại các mục tiêu ổn định và phát triển của ta, chính vì vậy phải đánh thẳng, đánh mạnh, đánh quyết liệt không để tồn tại "vùng cấm" trong phòng chống tội phạm, nhất là các loại tội phạm kinh tế.
Trong 4 năm qua, cùng với đà suy giảm của nền kinh tế là sự gia tăng của các loại tội phạm. Tuy nhiên, đời sống càng khó khăn, thì càng phải bảo đảm an toàn cho nhân dân, chúng ta hoàn toàn có khả năng kiềm chế các loại tội phạm. Khi giữ được bình yên cho dân, xây dựng xã hội an toàn thì mới có thể gây dựng được niềm tin vững chắc với nhân dân.
Lời hứa trách nhiệm
Tiếp xúc với Đại tướng - Bộ trưởng Trần Đại Quang bên hành lang phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa 13 (20/10), khi được hỏi về vấn đề này, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, cuộc đấu tranh chống tội phạm nói chung và chống "giặc nội xâm" nói riêng vô cùng cam go quyết liệt, gian nan vất vả, chịu nhiều áp lực rất lớn, nhưng lực lượng công an nhân dân nguyện sẽ tiếp tục giữ vững bản lĩnh chính trị, đẩy mạnh cuộc đấu tranh này với quyết tâm cao hơn để giữ trọn niềm tin với Đảng, Nhà nước và Nhân dân; đồng thời Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng mong muốn nhận được sự chia sẻ, động viên, giúp đỡ nhiều hơn nữa của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và các cơ quan thông tấn, báo chí.
Video đang HOT
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang (thứ hai từ trái sang) trao đổi cùng các đại biểu trong giờ nghỉ giữa buổi họp
Đại tướng - Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cũng luôn khẳng định "trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội"; "công tác công an phải bám sát và phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước" và "vì cuộc sống bình yên của nhân dân". Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng thường nhấn mạnh, lực lượng thù địch và tội phạm tìm mọi cách chống phá lại các mục tiêu ổn định và phát triển của ta, chính vì vậy phải đánh thẳng, đánh mạnh, đánh quyết liệt không để tồn tại "vùng cấm" trong phòng chống tội phạm, nhất là các loại tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, các dự án trọng điểm đang làm suy kiệt sự phát triển của cả nền kinh tế.
Thực tế, liên tục trong thời gian qua, các lực lượng chuyên trách tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Hàng chục nghìn băng nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, đường dây mua bán vận chuyển ma túy đã được triệt phá, bóc gỡ; nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn được phát hiện, điều tra, xử lý; hoạt động của tội phạm có tổ chức và băng nhóm tội phạm hình sự mang tính chất "xã hội đen" đã được ngăn chặn; tình hình tội phạm ở các thành phố lớn, trên các tuyến, địa bàn trọng điểm cơ bản được kiềm chế...
Như vậy, có thể thấy rõ một điều rằng tăng trưởng kinh tế những năm qua mặc dù chưa đạt được như kỳ vọng, nhưng với điểm cộng đến từ công tác phòng chống tội phạm đã tạo ra được môi trường lành mạnh, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển KTXH, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc và bình yên của nhân dân. Theo đó, hoàn toàn có thể hy vọng về sự phát triển của đất nước sẽ tiếp tục trên đà cất cánh.
Ghi nhận một số ý kiến tại Kỳ họp thứ 8:
Đại biểu Phùng Đức Tiến, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học công nghệ:
Nức lòng nhân dân
Trong thời gian gần đây, lực lượng Công an đã triệt phá được rất nhiều vụ án tham nhũng lớn, phá bỏ hàng loạt những đường dây buôn bán ma túy lớn, xóa sổ các băng đảng tội phạm có tổ chức, đem lại sự bình yên cho xã hội để phát triển kinh tế, góp phần ổn định an ninh chính trị ở nước ta. Những thành tích đó của lực lượng Công an nhân dân đã thể hiện tinh thần đấu tranh không khoan nhượng, xóa bỏ quan niệm về cái gọi là "vùng cấm", kiên quyết đưa tội phạm ra ánh sáng cho dù đó là bất kỳ ai, bất kỳ chức vụ gì.
Đại biểu Phùng Đức Tiến
Khi chuyên án của Bộ Công an triệt phá băng nhóm xã hội đen do Minh "sâm", Hưng "sóc" cầm đầu gần đây đã được các báo đăng tải, không những người dân vùng quê Kinh Bắc mà nhân dân cả nước bày tỏ sự phấn khởi, sự biết ơn tới các chiến sĩ công an đã dũng cảm đấu tranh triệt phá tội phạm. Có thể nói, những vụ án lớn, phức tạp, các hoạt động phòng chống tội phạm của lực lượng CAND cả nước trong những năm gần đây đều in dấu ấn chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đó là "Sát sao và quyết liệt...", ghi được dấu ấn mạnh mẽ và làm nức lòng người dân.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của QH:
Không khó để giữ được niềm tin
"Việc triệt phá hàng loạt vụ án đình đám vừa qua cho thấy Bộ Công an đã thực sự vào cuộc với trách nhiệm cao và quyết tâm giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chắc chắn sẽ không còn vùng cấm nào cho mọi loại tội phạm và giữ được niềm tin của người dân".
Việc thực hiện thành công một số chuyên án lớn và bắt một số nhân vật quan trọng như Dương Chí Dũng, Nguyễn Đức Kiên, Trần Trọng Phúc Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt, một số lãnh đạo chủ chốt Ngân hàng Xây dựng, và gần đây nhất là vụ án Minh Sâm cùng đồng bọn... có phần khiến dư luận bất ngờ về sự "âm thầm" phá án của Bộ Công an. Ông có cho rằng với sự vào cuộc như vậy, sẽ không còn "vùng cấm"?
Thời gian vừa qua, việc một số cá nhân thông qua các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và ngân hàng lũng đoạn nền kinh tế cũng như việc hình thành một số tổ chức băng nhóm lớn theo kiểu xã hội đen ở một số địa phương đã gây nhiều bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế và mất ổn định xã hội. Hiện tượng đó đã phần nào làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và nhất là niềm tin đối với các lực lượng chấp pháp. Lợi dụng sự lơ là, mất cảnh giác của chính quyền và công an các địa phương, bọn tội phạm kinh tế và hình sự đã ra sức hoạt động, thậm chí bắt tay với một số cán bộ thoái hóa biến chất trong các lực lượng quản lý nhà nước để được "bảo kê" và thao túng cho chúng hoạt động phi pháp, vơ vét tiền của và làm tha hóa chính quyền, ức hiếp người dân. Trước tình hình đó, Bộ Công an đã đích thân vào cuộc, thực hiện thành công một số chuyên án lớn, bắt một số các nhận vật quan trọng, chủ chốt để điều tra, truy tố trước pháp luật.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương
Có thể nói, với việc triệt phá hàng loạt các vụ án đình đám vừa qua cho thấy khi Bộ Công an đã thực sự vào cuộc với ý thức trách nhiệm cao và quyết tâm giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Với tinh thần đó, chắc chắn sẽ không còn "vùng cấm" nào cho mọi loại tội phạm và sẽ giữ được niềm tin của người dân. Điều đó cũng chứng tỏ một thực tế rằng để giữ được niềm tin của người dân không phải là chuyện quá khó.
Theo ông, Bộ Công an cũng như toàn ngành, đã thể hiện được tinh thần quyết liệt, không bao che, dung túng cho tội phạm, đặc biệt là tội phạm tham nhũng chưa hay vẫn còn phải mạnh mẽ nhiều hơn nữa?
Tôi cho rằng, tinh thần quyết liệt của ngành công an có thể "đo đếm" bằng những cảm xúc của người dân về tình hình tội phạm. Hai trạng thái này luôn chuyển động ngược chiều nhau, nếu tinh thần quyết liệt thực thi nhiệm vụ của ngành Công an càng tăng thì bức xúc của người dân sẽ càng giảm.
Trong các cuộc tiếp xúc cử tri vừa mới đây của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với cử tri Thành phố Hồ Chí Minh, đáp lại những ý kiến, tâm tư của cử tri về tình hình "giặc" tham nhũng, Chủ tịch nước đã nói: "Tham nhũng chưa được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi thì không thể xem đạt yêu cầu về công tác phòng chống. Để tình trạng tham nhũng như hiện nay thì lòng dân thật sự không yên. Dân bức xúc là đúng".
Tất nhiên, để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đấu tranh có hiệu qủa với các loại tội phạm, trong đó có tội phạm tham nhũng, đòi hỏi không chỉ sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa của ngành Công an mà còn phải làm sao phát huy được sức mạnh tổng hợp, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm. Những việc làm cụ thể đầy trách nhiệm vừa qua của Bộ Công an vừa qua rất đáng được ghi nhận. Nhưng sự quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa trong cuộc đấu tranh với tội phạm vẫn là điều được cả xã hội mong đợi.
Khi nền kinh tế quá khó khăn, mà Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn từng thốt lên là "bần cùng sinh đạo tặc", để đảm bảo trật tự xã hội vốn đã là rất thách thức thì nay trở nên thách thức gấp bội. Ông thấy gì khi lắng nghe tâm tư của dân?
Một thực tế không thể né tránh là cùng với sự khó khăn của nền kinh tế, tình hình tội phạm ở nước ta vẫn diễn biến rất phức tạp. Nhiều loại tội phạm nghiêm trọng chưa được kiềm chế. Tội phạm có tổ chức, băng nhóm tội phạm mang tính chất "xã hội đen", tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm về ma túy hoạt động công khai, manh động ở nhiều thành phố lớn, trên các tuyến biên giới, trắng trợn xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội và nhân dân. Tham nhũng và tội phạm tham nhũng vẫn hết sức nhức nhối, trở thành một trong những mối đe dọa trực tiếp sự tồn vong của chế độ...
Qua tiếp xúc cử tri, tôi đều cảm nhận được tâm tư lo lắng của người dân rằng họ có thể cuộc sống còn khó khăn nhưng điều ai cũng mong muốn là được sống bình yên. Bình yên trong cuộc sống là thứ tài sản quý giá hơn nhiều những tài sản, vật chất. Và ngành Công an mới có thể mang lại sự bình yên đó cho xã hội.
Như vậy, có thể khẳng định rằng sự phát triển của kinh tế sẽ chỉ thực sự trở nên có ý nghĩa trên nền tảng sự bình yên, ổn định trong đời sống xã hội?
Đúng như vậy! Chúng ta có thể cố gắng để có được mức tăng trưởng cao hơn nhưng nếu người dân luôn phải sống trong cảnh phấp phỏng, bất an và xã hội không ổn định thì sự tăng trưởng ấy cũng không mang lại nhiều ý nghĩa đích thực. Đảm bảo sự bình yên cho toàn xã hội trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay vừa là thách thức nhưng cũng là vừa là cơ hội đối với ngành Công an. Bởi vì như cổ nhân thường vẫn nói "lửa thử vàng, gian nan thử sức". Người dân vẫn đang và luôn chờ đợi để gửi trọn niềm tin.
Đại biểu Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH:
Đã qua thời đồng tiền điên đảo
"Với những vụ đại án kinh tế được phá trong thời gian qua, dư luận được chứng kiến những màn ngã ngựa ngoạn mục của các đại gia đứng trên tiền, dùng đồng tiền khuynh đảo xã hội. Tôi cũng như rất nhiều người dân đều có niềm tin rằng đã đến lúc qua rồi thời đồng tiền điên đảo".
Dư luận đã quen với triết lý "cái gì không mua được bằng tiền, sẽ mua được bằng rất nhiều tiền" và thấy buồn khi tiền bạc đang làm đảo lộn nhiều chuẩn mực xã hội cũng như gây náo loạn cả nền kinh tế. Nếu không thay đổi được điều này, đất nước khó mà phát triển, thưa ông?
Chắc chắn là như vậy. Vì thế, tôi thấy sự vào cuộc tích cực của Bộ Công an trong việc phá những vụ án lớn về kinh tế, đặc biệt là những vụ án liên quan đến hệ thống ngân hàng, trở nên đặc biệt có ý nghĩa. Ủy ban Kinh tế của chúng tôi đã có giám sát, nghiên cứu, và thấy rằng tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng đang có xu hướng khuynh đảo cả nền kinh tế và nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì chúng ta không thể vưc dậy được nền kinh tế, vốn đang rất khó khăn. Vì sao tội phạm trong lĩnh vực này lại đáng sợ, vì đó là hiện thân của những nhóm lợi ích.
Đại biểu Mai Xuân Hùng
Tôi có nhớ trong một bài viết nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân 22/12/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có mô tả: "Gần đây, báo chí và dư luận hằng ngày đề cập đến những "nhóm lợi ích", đâu đó có hành vi thâu tóm quyền lực kinh tế làm cho lòng dân không yên". Còn Tổng Bí thư khi tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp QH thứ 4, đã nói rằng lợi ích nhóm là một thứ liên kết móc ngoặc với nhau thành đường dây vì "miếng ăn", mà miếng ăn vốn "là miếng tồi tàn/ Mất ăn một miếng, lộn gan lên đầu"... Trước diễn đàn QH, nhiều đại biểu QH cũng nhận định rằng, trong bức tranh kinh tế đất nước đang có nhiều mảng tối, thì sự hiện diện của nhóm lợi ích, càng khiến nó trở nên tối tăm hơn...
Và đến thời điểm hiện nay, thì ông đã thấy nền kinh tế của chúng ta đã được giải thoát khỏi nỗi ám ảnh này hay chưa?
Phải khẳng định rằng, với những vụ đại án kinh tế được phá trong thời gian qua, dư luận được chứng kiến những màn ngã ngựa ngoạn mục của các đại gia đứng trên tiền, dùng đồng tiền khuynh đảo xã hội. Tôi cũng như rất nhiều người dân đều có niềm tin rằng đã đến lúc qua rồi thời đồng tiền điên đảo. Và nền kinh tế của chúng ta cũng vậy.
Qua theo dõi tôi cho rằng, để có được nền kinh tế, tài chính, ngân hàng, tiền tệ hoạt động ổn định được như thời gian qua là nhờ có sự quyết tâm cao trong chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Các nhiệm vụ, biện pháp, được triển khai đồng bộ trước hết đặt trọng tâm vào nhóm tội phạm liên quan tới hệ thống ngân hàng, nhất là các hành vi thâu tóm. Bộ Công an đã có những chỉ đạo quyết liệt điều tra, phá án, không để lọt lưới tội phạm cũng không làm oan sai. Việc truy tố, đưa ra xét xử vụ án đã góp phần quan trọng buộc các ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động theo đúng quy định pháp luật và giúp được sự ổn định của ngành ngân hàng cũng như thị trường tài chính, tiền tệ trong suốt thời gian vừa qua.
Đồng thời, Bộ cũng đã quyết liệt triển khai các kế hoạch tấn công tội phạm trên mọi lĩnh vực. Nhiều vụ án đại án tham nhũng lớn tưởng chừng bế tắc nhưng đã được nhanh chóng kết luận điều tra, sớm đưa ra xét xử cho thấy không có "vùng cấm".
Chính vì vậy tôi đồng tình với ý kiến của đại biểu Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã phát biểu trên báo chí: "Tôi rất tin lãnh đạo Bộ Công an, đặc biệt là Đại tướng Trần Đại Quang, rất vô tư, khách quan và chỉ đạo nghiêm túc các vụ án tham nhũng".
Liêm Thanh - Đoàn Trần
Theo Dantri
Tôi đã quen với việc không được chồng tôn trọng Cưới nhau hơn 10 năm, tôi không được biết thu nhập thực của chồng và anh cũng không hỏi ý kiến tôi khi mua bất cứ thứ gì... Chồng tôi cũng giống như chồng chị Thanh Hoa, anh cậy làm ra nhiều tiền nên tự ý sử dụng đồng tiền theo ý mình, không bao giờ thèm hỏi ý kiến của vợ. Cưới...