Tồn kho tăng cao, ô tô giảm giá trăm triệu đẩy hàng cuối năm
Nguồn cung ô tô tăng nhanh trong khi tồn kho vẫn lớn. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp tiếp tục giảm giá, ưu đãi để xả hàng tồn, dọn kho. Nhiều mẫu xe vẫn đang giảm giá cả trăm triệu đồng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu vào Việt Nam tăng trở lại với 15.000 chiếc, tăng 14,4% so với tháng trước. Như vậy, ô tô nhập khẩu đã tăng liên tiếp trong 4 tháng qua. Nếu tháng 7 nhập khẩu 4.760 chiếc, đến tháng nhập 8.836 chiếc thì tháng 9 tăng lên 12.670 chiếc và tháng 10 là 15.000 chiếc.
Số lượng xe nhập khẩu của tháng 10 tương đương với số lượng xe nhập khẩu hàng tháng các năm trước. Có thể nói, ô tô nhập khẩu đã bình thường trở lại kể từ khi dịch Covid-19 hoành hành.
Với ô tô lắp ráp trong nước, các doanh nghiệp cũng đang tăng công suất những mẫu xe ăn khách như Toyota Vios, Fotuner, Hyundai I 10, Acent, Kia Seltos, Honda CR-V, Mazda CX-5,… đáp ứng nhu cầu tăng lên của người dân khi muốn mua xe trước 31/21/2020 để được hưởng ưu đãi 50% lệ phí trước bạ.
Nguồn cung ô tô tăng nhanh trong khi tồn kho vẫn lớn.
Thị trường ô tô những tháng cuối năm khá nhộn nhịp với nhiều mẫu xe mới thuộc nhiều phân khúc được đồng loạt tung ra. Toyota Việt Nam ra mắt 3 sản phẩm mới là Cross, Hilux và Fortuner; Kia chào 2 mẫu xe là Seltos và Sorento; Honda Việt Nam ra mắt bản nâng cấp CR-V; Vina Mazda ra mắt Mazda 6 mới; Mitsubishi Việt Nam sắp tới ra mắt mẫu Pajero Sport còn Ford Việt Nam ra mắt Ecosport mới. Với hơn chục mẫu xe cả mới lẫn nâng cấp ra mắt, nguồn cung ô tô tiếp tục tăng lên.
Nhu cầu ô tô những tháng cuối năm cũng tăng lên, nhiều mẫu xe có doanh số bán tốt. Một số mẫu xe khách hàng phải chờ đợi như Kia Seltos, Toyota Corolla Cross. Tuy nhiên, xe cũ còn tồn từ 2019 khá nhiều. Các đại lý và doanh nghiệp tỏ ra lo lắng khi xe năm 2019 vẫn còn tồn số lượng lớn, trong khi thông thường vào thời điểm này phải được giải phóng hết.
Video đang HOT
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp tiếp tục lao vào cuộc đua giảm giá để xả hàng tồn, dọn kho. Các mẫu xe này đều được đại hạ giá, bởi để càng lâu nguy cơ thua lỗ càng lớn.
Honda Accord đời 2019 được nhiều đại lý ở Hà Nội giảm giá với mức khá sâu, từ 100-130 triệu đồng, chỉ còn khoảng 1,2 tỷ đồng. Nissan Terra 2019 giảm gần 80 triệu đồng, xuống còn 820 triệu đồng; mẫu bán tải Navara giảm 50 triệu đồng, xuống còn 795 triệu đồng. Đại lý Isuzu giảm giá hơn 100 triệu đồng cho chiếc Mu-X, xuống còn 840 triệu đồng và giảm thêm 50% lệ phí trước bạ. Subaru Forester 2.0 giảm 229 triệu đồng cho các model sản xuất năm 2019. Ford Everest giảm 180 triệu đồng, Ford Ranger giảm 65 triệu đồng…
xe-nhap-khau-7.jpg
Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tháng 10/2020, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 33.254 xe, tăng 22% so với tháng 9/2020 và tăng 15% so với tháng 10/2019. Sản lượng xe lắp ráp trong nước đạt 20.498 chiếc, tăng 15% so với tháng trước và xe nhập khẩu nguyên chiếc là 12.756 chiếc, tăng 35% so với tháng trước.
Tuy nhiên, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 10 vẫn giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xe cá nhân giảm 18%, xe thương mại giảm 17% và xe chuyên dụng giảm 32%. Doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 12% trong khi xe nhập khẩu giảm 26% so với cùng kỳ 2019.
Theo Bộ Công Thương, ước tính tại thời điểm 30/10/2020, chỉ số tồn kho ngành sản xuất xe có động cơ tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn.
Các doanh nghiệp nhận định những tháng cuối năm nhu cầu về xe tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, nguồn cung nhiều và tồn kho còn lớn nên không thiếu xe. Những mẫu xe ăn khách như Kia Seltos hay Toyota Corlla Cross sẽ không có chuyện được giảm giá, nhưng với các mẫu khác, khách hàng vẫn nhận được ưu đãi lớn từ đại lý.
Với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN, các doanh nghiệp đang ký được hợp đồng mua xe với giá tốt nhất bởi Thái Lan và Indonesia có sản lượng ô tô lớn, trong khi nhu cầu nội địa và xuất khẩu giảm mạnh do dịch Covid-19. Giá nhập giảm, khi về Việt Nam các doanh nghiệp càng có điều kiện giảm giá bán.
Trong khi đó, với ô tô lắp ráp trong nước, các doanh nghiệp lo lắng từ 1/1/2021 khi chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ không còn có thể khiến nhu cầu lại giảm. Mặc dù vậy, một số nhận định vẫn cho rằng, nếu nhu cầu với xe lắp ráp trong nước giảm thì các doanh nghiệp chỉ còn cách tung ra những chương trình hỗ trợ khách hàng hấp dẫn để có doanh số tốt.
Ô tô giảm giá bán, lượng hàng tồn kho vẫn ở mức cao
Bất chấp giá bán nhiều mẫu mã ô tô liên tục giảm mạnh, sức mua ô tô vẫn cầm chừng... khiến thị trường chững lại, lượng xe tồn kho theo đó vẫn ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Bất chấp giá bán nhiều mẫu mã ô tô liên tục giảm mạnh, sức mua ô tô vẫn cầm chừng
Làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ hai bùng phát vào cuối tháng 7.2020 khiến thị trường ô tô Việt Nam "chưa kịp tỉnh đã lĩnh thêm đòn". Sức mua tưởng chừng tiếp đà hồi phục nhờ những chính sách kích cùa từ phía nhà nước cũng như doanh nghiệp ô tô... bỗng bất ngờ chững lại trong giai đoạn cuối tháng 7 đến tháng 8.2020.
Báo cáo bán hàng từ Hiệp Hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 8.2020 cho thấy, tổng doanh số bán hàng của các thành viên VAMA trong chỉ đạt 20.655 xe, giảm 14% so với tháng 7.2020 và giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh đó, hàng loạt mẫu mã ô tô trên thị trường tiếp tục lao vào cuộc đua giảm giá để dọn kho đón mẫu mã mới và xả bớt hàng tồn. Ở thời điểm hiện tại, dù đã bước sang giai đoạn cuối năm 2020 nhưng nhiều đại lý ô tô vẫn đang nỗ lực giảm giá, bán xả hàng xe sản xuất năm 2019, thậm chí một số mẫu mã vẫn còn tồn xe 2018.
Việc người dân thắt chặt chi tiêu, nhất là với những mặt hàng có giá trị cao như ô tô khiến sức mua đang có dấu hiệu chững lại
Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực của doanh nghiệp kinh doanh ô tô cũng như chính sách giảm thuế phí từ phía các cơ quan Nhà nước... Việc người dân thắt chặt chi tiêu, nhất là với những mặt hàng có giá trị cao như ô tô khiến sức mua đang có dấu hiệu chững lại. Lượng xe tồn kho theo đó vẫn ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 9 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất xe có động cơ trong tháng 9.2020 vừa qua đã tăng 3,4% so với tháng 8.2020. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm ngoái vẫn thấp hơn khoảng 12,2%.
Tại thời điểm 30.9.2020, chỉ số tồn kho ngành sản xuất xe có động cơ tăng 33,6% so với cùng thời điểm năm trước
Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Công Thương, chỉ số tiêu thụ ngành sản xuất xe có động cơ vẫn giảm 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động sản xuất những tháng gần đây dần được khôi mục. Nhiều nhà máy như Ford ở Hải Dương, Trường Hải (THACO) ở khu công nghiệp Chu Lai, Quảng Nam hay TC Motor ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh... đã đầu tư mở rộng tổ hợp công nghiệp phụ trợ, dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, chỉ số tiêu thụ giảm (16,5%) khiến lượng xe tồn kho vẫn ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Bộ Công Thương, ước tính tại thời điểm 30.9.2020, chỉ số tồn kho ngành sản xuất xe có động cơ tăng 33,6% so với cùng thời điểm năm trước. Tỷ lệ tồn kho ngành sản xuất xe có động cơ bình quân 9 tháng vẫn ở mức 91,9%.
Trước thực trạng của ngành sản xuất, kinh doanh ô tô tại Việt Nam những tháng gần đây, Bộ Công Thương dự báo lượng tiêu thụ ô tô trong năm 2020 có thể sụt giảm tuy nhiên chỉ khoảng từ 3-5% so với năm 2019.
Dồn dập khuyến mãi kích cầu, ô tô tồn kho vẫn gia tăng Bất chấp lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đang giảm 50% cùng các gói ưu đãi, giảm giá từ các đại lý phân phối tung ra... lượng ô tô tồn kho vẫn tiếp tục gia tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng ô tô tồn kho vẫn tiếp tục gia tăng so với cùng kỳ năm...