Tốn bao nhiêu tiền để ra lò nhóm nhạc Kpop ?
2 tỷ won (1,8 triệu USD) là số tiền đầu tư cho một nhóm nhạc thần tượng ở Kpop.
Hàng năm, ước tính có khoảng 300 nhóm nhạc bước chân vào Kpop nhưng chỉ có khoảng 50 nhóm thực sự được ra mắt. Trong đó, những cái tên có thể trụ lại sau năm đầu tiên chỉ được đếm trên đầu ngón tay.
Chi phí tốn kém để “nuôi” gà
Một nguồn tin trong giới tiết lộ với tờ Heraldcorp: “Không phải khi debut (ra mắt) các nhóm nhạc mới cạnh tranh nhau, họ đối đầu ngay từ giây phút là thực tập viên. Khi mới bước chân vào công ty đào tạo, đó đã trở thành những chiến binh trong cuộc chiến kim tiền rồi”. Một nguồn tin khác khẳng định, để cho ra lò một nhóm nhạc thần tượng (bao gồm cả công đoạn sản xuất album), số tiền đầu tư rơi vào khoảng 2 tỷ won (1,8 triệu USD). Ngay cả khi cố gắng cắt giảm chi phí, công ty đào tạo cũng phải tiêu tốn 1,5 tỷ won (1,3 triệu USD).
Black Pink – gà mới của YG. Ảnh: Nate
Số lượng thực tập sinh phụ thuộc vào quy mô công ty đào tạo. Những nơi lớn như SM có khoảng 20 đến 30 học viên, các công ty nhỏ hơn thường là 5. Số lượng học viên tỷ lệ thuận với quy mô vì chi phí đào tạo khá tốn kém.
Thời gian đào tạo trung bình rơi vào từ 6 tháng cho tới 1 năm. Các thực tập sinh sẽ ký một hợp đồng tạm thời, khi hết hạn sẽ ký tiếp hoặc rời khỏi công ty. “Có không ít người thay đổi ý định và chuyển hướng sang một công ty khác, vì thế, hợp đồng là để chuẩn bị sẵn” – nguồn tin nói.
Trong thời gian được đào tạo, công ty giải trí sẽ chi trả tiền nhà, ăn uống và các khóa học. Quy mô của công ty sẽ quyết định số tiền mà họ tiêu vào gà nhà. “Thậm chí ngay cả khi học viên chẳng làm gì, họ cũng đã ngốn của chúng tôi 30 triệu won (27.000 USD) mỗi tháng” -nhân viên ở một công ty giải trí nói. Chính vì số tiền tốn kém này, hợp đồng thời vụ giữa công ty và học viên thường ngắn hạn. Nguồn tin nói thêm: “Một công ty nhỏ thường không có khả năng duy trì quá trình đào tạo lâu hơn”.
Video đang HOT
Nhóm nam NCT của SM. Ảnh: SM
Với công ty nhỏ có thể duy trì được 2 năm, điều này đồng nghĩa với việc họ có thể phải cho ra mắt nhóm nhạc sớm hơn những nơi lớn (đào tạo ngắn đi). Tuy nhiên, giai đoạn “nuôi” gà đòi hỏi nhiều thử thách hơn thế. “Một công ty cần có khả năng quản lý nhiều công đoạn như marketing, quản lý, chi phí sản xuất. Thậm chí khi album đầu tiên không thành công, họ cũng cần phải vượt qua nó. Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều nơi sập tiệm” – một nguồn tin trong nghề nói.
Chật vật để tồn tại
Những người trong giới cũng cho biết, ngày nay chỉ có 2 cách để ra lò nhóm nhạc thành công. Một là đến từ 3 công ty lớn (SM, YG và JYP), hai là được hỗ trợ từ một cuộc thi truyền hình như Produce 101. Nếu không theo 2 cách này, khả năng biến mất khỏi bản đồ Kpop là khá lớn bởi cần nhiều vốn bỏ ra.
Thời gian để một nhóm nhạc có chân trong thị trường Kpop là khoảng 2-3 năm và chi phí đưa nhóm tham gia chương trình ca nhạc như Music Bank rơi vào khoảng 100 triệu won (90.000 USD) mỗi tháng.
I.O.I – nhóm nhạc ra đời từ show Produce 101 của đài Mnet đầu năm nay. Ảnh: Mnet
Heraldcorp dẫn lời một nguồn tin làm việc trong show ca nhạc nói: “Không phải ai cũng được lên hình. Thời gian bị hạn chế và ê-kíp sản xuất sẽ quyết định ai tham dự, ai không. Vào mỗi thứ hai, album mới tuôn ra như nước nhưng chúng tôi không thể nghe được hết. Thông thường chúng tôi xem xét những nhóm nhạc đã có chút tiếng tăm”.
Theo Zing
HQ đào tạo "anh hùng bàn phím" chống Triều Tiên
Bên trong trường đại học Hàn Quốc, có một khóa học không được đặt tên, chỉ được gọi bằng số, và sinh viên luôn giữ bí mật về danh tính của mình.
Sinh viên Noh trong Chương trình Phòng thủ mạng ở đại học Seoul, Hàn Quốc
Chương trình giảng dạy Phòng thủ mạng được tài trợ bởi Bộ quốc phòng Hàn Quốc, huấn luyện các "anh hùng bàn phím" trẻ. Họ sẽ được học miễn phí để đổi lấy cam kết 7 năm phục vụ trong đơn vị Chiến tranh mạng của quân đội và cuộc xung đột đang diễn ra với Triều Tiên.
Chương trình Phòng thủ mạng ở đại học Seoul được thành lập từ năm 2011 và bắt đầu đón sinh viên năm 2012.
Một sinh viên 21 tuổi, chỉ dám xưng tên họ là Noh, cho biết từ lâu anh đã rất thích điện toán và an ninh mạng. Cha của anh cũng thúc giục anh tham gia vào chương trình này. Tất cả nam giới Hàn Quốc đều phải phục vụ trong quân đội, trong khoảng thời gian thường là 2 năm.
"Đây không phải là một gánh nặng mà là một phần để gây dựng sự nghiệp của tôi", Noh nói. "Trở thành một chiến binh mạng có nghĩa là cống hiến để phục vụ đất nước", anh nói trong một thư viện khoa học của trường.
Họ sẽ được học miễn phí để đổi lấy cam kết 7 năm phục vụ trong đơn vị Chiến tranh mạng của quân đội
Năm ngoái, Hàn Quốc ước tính lực lượng quân đội mạng của Triều Tiên đã tăng gấp đôi trong hai năm, lên tới 6.000 binh sĩ. Và Hàn Quốc đang cố gắng để tăng lực lượng phía mình, đối phó với một mối đe dọa ngày càng gia tăng.
Tuần trước, cảnh sát Hàn Quốc nói rằng Triều Tiên đã tấn công hơn 140.000 máy tính tại 160 công ty Hàn Quốc và các cơ quan chính phủ.
Trong năm 2013, Seoul cáo buộc Triều Tiên vì một cuộc tấn công mạng vào ngân hàng và các đài truyền hình, khiến hệ thống máy tính đóng băng trong hơn một tuần. Triều Tiên phủ nhận trách nhiệm về tất cả các cuộc tấn công.
Hàn Quốc đang cố gắng để tăng lực lượng phía mình, đối phó với một mối đe dọa ngày càng gia tăng
Chương trình phòng thủ mạng của trường đại học Hàn Quốc lựa chọn tối đa 30 sinh viên mỗi năm, hầu hết là nam giới. Không chỉ miễn học phí, nhà trường còn cung cấp 500.000 won (9,5 triệu đồng) mỗi tháng để hỗ trợ chi phí sinh hoạt của sinh viên, theo Giáo sư Jeong Ik-rae tại đại học Hàn Quốc.
Chương trình bao gồm các môn học như: hack máy tính, toán học, luật và mật mã học. Các sinh viên sẽ dàn dựng các cuộc tấn công tin tặc giả hoặc làm người phòng thủ, sử dụng các chương trình mô phỏng của các công ty an ninh.
Noh, yêu cầu được giấu mặt và giấu tên vì lý do an ninh, bước ra khỏi thư viện tại đại học Seoul, Hàn Quốc
Để được nhập học, các sinh viên sẽ phải trải qua một kì phỏng vấn kéo dài 3 ngày bao gồm một bài thi thể chất, với sự tham dự của quan chức quân sự cùng với các giáo sư của trường.
Trong khi quân đội mạng của Triều Tiên rất đông đảo, lớn hơn nhiều so với con số 500 của Hàn Quốc, giáo sư Jeong cho biết một nhóm nhỏ các sinh viên sĩ tài năng và được đào tạo vẫn có thể sẽ đánh bại kẻ thù.
Theo Danviet
Chuyên gia: NATO có thể thắng trong cuộc chiến tranh với Nga NATO cuối cùng cũng sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh này và có thể giành chiến thắng thậm chí là sớm hơn mong đợi hoặc ít nhất sẽ là tạo ra một cuộc chiến khó khăn và phức tạp cho Nga. Chuyên viên phân tích của The Week, Kyle Mizokami, cho rằng cuộc đối đầu quân sự giữa Nga và NATO...