Tommy Phạm – Chàng trai gốc Việt nổi tiếng ở Vua Đầu Bếp Úc với hàng loạt món ăn Việt Nam
Tham gia chương trình nấu ăn quốc tế, Tommy Phạm luôn mong muốn giới thiệu ẩm thực Việt đến bạn bè thế giới.
Những ngày qua, Tommy Phạm (32 tuổi) – trai đẹp gốc Việt bỗng nhận được sự quan tâm đặc biệt của cư dân mạng khi xuất hiện tại chương trình MasterChef Australia – Vua Đầu Bếp Úc mùa mới nhất. Vẻ ngoài bảnh bao của Tommy Phạm khiến anh trở thành nhân tố hút fan nhất nhì show nấu ăn quốc tế.
Tommy Phạm là giáo viên mầm non, sống ở Sydney, Úc
Vẻ ngoài chẳng thua kém idol của Tommy Phạm
Đây không phải là lần đầu tiên Tommy Phạm đến tham gia đấu trường ẩm thực Úc. Trước đó, anh là thí sinh nổi bật ở mùa 13 nhưng gây tiếc nuối khi chỉ dừng chân ở top 7. Ở mùa 14 năm nay, Tommy Phạm cũng đã bị loại ở top 10 nhưng cũng nhờ anh, ẩm thực Việt đã được lan đến quốc tế.
Dù sinh ra và lớn lên ở Úc nhưng Tommy Phạm luôn dành tình yêu đặc biệt với ẩm thực Việt Nam. 2 mùa tham gia Vua Đầu Bếp, anh gây ấn tượng cho các giám khảo khi chế biến đều là những món ẩm thực Việt, như một lời giới thiệu của anh về quê hương Việt Nam. Điển hình, ở mùa đầu tham gia, Tommy Phạm nấu các món bún chả Hà Nội, chả cá Lã Vọng, bò nướng lá lốt, bánh bèo chén, bánh cuốn. Trong mùa thi năm nay, anh tiếp tục giới thiệu những món ăn Việt gồm bún mắm miền Tây, bánh canh cua, cơm tấm sườn, bún bò Huế.
“Tôi mang ẩm thực Việt Nam đến cuộc thi vì cảm thấy biết ơn nền ẩm thực tuyệt vời đã nuôi sống mình. Tôi luôn cảm thấy rất vui khi mọi người đánh giá cao ẩm thực Việt”, Tommy Phạm từng chia sẻ với truyền thông.
Bún chả Hà Nội, bánh cuốn, bún chả cá, bánh bèo là các món Việt mà chàng đầu bếp trẻ giới thiệu tại Masterchef Australia 2021
Từ bé, mẹ chính là người đã chỉ dạy và truyền lại những kiến thức chế biến món ăn Việt đến Tommy Phạm. Đối với anh, bà là một đầu bếp tuyệt vời, dạy anh cách nêm nếm cơ bản nhất với mắm, muối, đường để làm nên chất riêng trong món Việt với đủ sắc thái chua, cay, mặn, ngọt. Quê hương mẹ anh ở Phan Thiết, có lẽ cũng chính vì thế mà những món ăn anh yêu thích cũng xuất phát từ vùng đất này.
Video đang HOT
Được biết, trước khi trở thành giáo viên mầm non như hiện tại, Tommy Phạm từng làm việc trong ngành công nghệ thông tin và có 2 năm sống ở Nhật Bản. Khoảng thời gian xa nhà đã giúp anh khám phá thêm về tài nấu ăn của bản thân.
Trong một bài phỏng vấn, Tommy từng chia sẻ: “Tôi tin rằng quan niệm công việc nội trợ là dành cho phụ nữ nên thay đổi. Như tôi chẳng hạn, bây giờ tôi là một ông bố toàn thời gian, chăm sóc gia đình bằng những bữa ăn và dọn dẹp nhà cửa để giúp vợ. Không có đúng sai trong câu chuyện này và chắc chắn một điều đàn ông có thể vào bếp và làm được nhiều thứ hơn so với bạn nghĩ”.
Cách làm bò nướng lá lốt
Cùng với chả đùm, bò cuộn mỡ chài, bò nướng ngói, bò nhúng giấm, bò bít tết, bò xào lúc lắc, món ăn dân dã này được nhiều người yêu thích đưa vào thực đơn,
Thịt bò mềm ngon, dậy mùi thơm lá lốt kết hợp đậu phộng bùi bùi chấm nước mắm chua ngọt khiến món ăn trở nên thú vị, hấp dẫn.
Bò nướng lá lốt được nhiều người yêu thích đưa vào thực đơn tiệc và lễ Tết. Ảnh: Bùi Thủy.
- Tổng thời gian: 1 giờ (chuẩn bị: 30 phút, thực hiện: 30 phút)
- Mức độ: Trung bình
- Khẩu phần: 4-5 người ăn.
- Hàm lượng calories: 1284 kcal
1. Nguyên liệu:
a) Về phần lá lốt: Chọn lá to, tươi xanh (để riêng phần lá non để thái nhỏ cho vào ướp cùng thịt bò cho thơm).
b) Về phần thịt:
- 350 gram thịt bò xay
- 150 gram thịt heo xay (chọn phần nạc vai mềm có lẫn chút mỡ)
- 100 gram mỡ chài xay
c) Về phần gia vị ướp:
- 1 muỗng canh dầu hào
- 1,5-2 muỗng canh dầu hành phi sẽ giúp món ăn thơm ngon hơn. Nếu không thì bạn có thể dùng dầu ăn, giúp thịt mềm ngọt không bị khô khi nướng
- Một nắm lá lốt non thái nhỏ.
- 1 muỗng canh hành tím băm.
- 1 muỗng canh sả băm nhỏ.
- 1/2 muỗng canh tỏi băm.
- 1/2 chén đậu phộng rang giã dập.
- 1-2 muỗng cà phê tiêu xay.
- 2 muỗng cà phê đường.
- 1 muỗng cà phê hạt nêm.
- 1/2 muỗng canh bột bắp/hoặc bột năng để tạo độ kết dính cho phần thịt
- Một ít tiêu xanh (giúp cho thịt thơm hơn)
d) Phần mỡ hành: 1 bó hành lá, 1/3 muỗng cà phê bột canh/muối, 1/3 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê hạt tiêu, 1/2 muỗng cà phê đường, dầu ăn.
e) Phần nước chấm: Tùy theo khẩu vị mỗi người có thể chấm cùng nước mắm chua ngọt hoặc mắm nêm.
f) Phần ăn kèm: Bún, rau sống (rau thơm, cải bẹ xanh, khế, chuối xanh...) tùy thích.
Món bò cuốn lá lốt nướng có thể nói là một trong những món ăn ngon độc đáo nhất của Việt Nam mà lại cực kì dễ làm và không tốn nhiều thời gian. Ảnh: Bùi Thủy.
2. Cách làm:
a) Sơ chế và ướp nguyên liệu:
- Lá lốt rửa sạch, lau khô
- Nếu có thời gian, bạn nên ướp mỡ chài với chút đường rồi đem phơi nắng để mỡ trở nên trong, ngon hơn.
- Tiếp theo, trong một tô trộn lớn, thêm thịt bò, thịt heo, mỡ chài cùng các gia vị ướp (dầu hào, lá lốt thái nhỏ, hành tím băm, sả băm, tỏi băm, hạt tiêu, đường, hạt nêm, bột bắp, tiêu xanh, dầu hành phi). Tất cả trộn đều và bọc màng thực phẩm kín, để trong tủ lạnh ít nhất 30 phút cho thịt ngấm đều gia vị.
- Bún trụng sơ, các loại rau rửa sạch, vẩy ráo nước.
b) Cuốn và nướng thịt bò:
- Cho lá lốt vào lòng bàn tay hoặc mặt thớt, lật phần gân lên trên và múc hỗn hợp thịt đã ướp vào, gập hai bên lại và cuộn tròn, dùng cuống lá ghim lại hoặc xiên cố định nhiều cái bằng xiên tre. Làm lần lượt cho tới khi hết.
- Nướng bằng than hoa là ngon nhất. Hoặc bạn có thể tùy chọn cách phù hợp như: Nướng lò, cho vào nồi chiên không khí hoặc chiên bằng dầu ăn cho tới khi chín đều. Lưu ý trước khi nướng nên phết một lớp nhẹ dầu ăn lên vỉ nướng hoặc lá lốt để không bị khô, cháy. Trong quá trình nướng, nhớ trở hai mặt để thịt chín đều. Còn nếu chiên thì để nhỏ lửa, trở các mặt chín đều.
c) Cách làm mỡ hành: Hành lá rửa sạch thái nhỏ trộn đều cùng chút bột canh, đường, hạt nêm, hạt tiêu. Đun nóng dầu ăn rồi đổ vào hỗn hợp trên, lượng dầu đủ sền sệt phần hành là được.
d) Cách làm nước chấm: Tùy theo sở thích bạn có thể chấm nước mắm chua ngọt hoặc mắm nêm.
- Cách làm nước mắm chua ngọt: Chi tiết ở đây
- Làm nước mắm nêm: Phi thơm tỏi, sả băm thêm 1 chén mắm nêm, 2/3 chén dứa (thơm) bằm nhuyễn, 3 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng cà phê hạt nêm, khuấy đều đun sôi. Sau đó, để nguội thì mới cho 1 muỗng canh nước cốt chanh vào.
e) Trình bày và thưởng thức: Bày thịt bò nướng lá lốt ra đĩa, phết mỡ hành lên trên, rắc chút đậu phộng rang giã dập. Ăn kèm với bún, rau sống cuộn trong bánh tráng và chấm nước mắm chua ngọt hoặc mắm nêm tùy thích.
Bún chả Hà Nội và những buổi trưa tan chậm Những miếng thịt nướng hơi cháy cạnh, một đĩa bún, một bát nước chấm, một đĩa rau sống, một bát đồ chua là đủ tạo nên suất bún chả bùng nổ vị giác vào buổi trưa. Mọi người hay nghĩ đến Hà Nội giống như một thành phố lớn với lối sống chậm rãi. Cái sự chậm ấy thể hiện ở mọi thứ:...