Tôm Việt Nam lại bị kiện ở Mỹ
Nghi ngờ tôm Việt Nam nhận các khoản trợ cấp không chính đáng từ chính phủ nên một nhóm công ty Mỹ vừa nộp đơn kiện lên Bộ Thương mại nước này đòi xem xét áp thuế cao.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết ngày 28/12, một nhóm các công ty tôm của Mỹ đã nộp đơn kiện chống trợ cấp (còn được gọi là vụ kiện “thuế chống trợ giá”) đối với mặt hàng tôm từ Việt Nam và một số nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Eduador. Hiện Mỹ duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm nước ấm từ Việt Nam, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ và Thái Lan.
Theo công ty Mayer Brown JSM, với đơn kiện này, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ tiến hành điều tra để xác định liệu các công ty tôm Việt Nam có nhận được “các khoản trợ cấp” không chính đáng từ chính phủ Việt Nam hay không (ở cấp quốc gia, cấp tỉnh hoặc cấp địa phương). Nếu xác định có trợ cấp, DOC sẽ áp đặt một khoản “thuế chống trợ giá” bổ sung trên hàng nhập khẩu vào Mỹ (như đang áp dụng đối với thuế chống bán phá giá).
Trên thực tế, quy trình và thủ tục của vụ kiện thuế chống trợ giá này rất giống với quy trình và thủ tục của vụ kiện chống bán phá giá ban đầu (chỉ khác ở chỗ thay vì điều tra bán phá giá, Bộ thương mại Mỹ sẽ điều tra về trợ cấp).
Tôm Việt đang có nguy cơ bị áp thuế chống trợ cấp, bên cạnh loại thuế chống bán phá giá mà doanh nghiệp Việt đang phải chịu khi xuất tôm vào Mỹ. Ảnh: VASEP
VASEP đã thông tin về vụ kiện cho các doanh nghiệp trong ngành. Theo đó, các bên sẽ tập hợp số liệu, giấy tờ cần thiết để chứng minh, trả lời cho phía chính phủ Mỹ. Lãnh đạo VASEP khẳng định, đối với vụ kiện chống trợ cấp thì vai trò của chính phủ, cơ quan chính quyền rất quan trọng để quyết định sự thành công hay thất bại.
Theo ông Hòe, vụ kiện chống trợ cấp với tôm Việt Nam dự kiến kéo dài hơn một năm. Có 2 cơ quan thụ lý hồ sơ. Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ có nhiệm vụ điều tra tôm Việt gây thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp nội địa Mỹ nhiều hay ít. Thứ hai, Bộ Thương mại Mỹ sẽ tính toán mức thiệt hại mà tôm Việt gây ra cho các doanh nghiệp Mỹ ở mức bao nhiêu. Từ đó, chính phủ Mỹ sẽ áp đặt một khoản thuế chống trợ giá.
Ông Hòe cho biết chính phủ Mỹ sẽ điều tra tại sao giá tôm Việt khi vào thị trường Mỹ lại thấp hơn giá của doanh nghiệp nội địa, chẳng hạn như doanh nghiệp Việt có nhận được khoản vốn của nhà nước Việt Nam về lãi suất ưu đãi hay không…
Hiện xuất khẩu tôm Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi thông tin này. Tuy nhiên, lãnh đạo VASEP cho rằng, xét về mặt tâm lý, cả nhà nhập khẩu lẫn xuất khẩu tôm Việt có thể hơi chùn lại.
“Nếu chính phủ Mỹ kết luận tôm Việt bán theo giá được trợ cấp thì doanh nghiệp Việt gặp nhiều khó khăn. Bởi khi đó, con tôm bị áp cả 2 loại thuế là bán phá giá và bán trợ cấp”, ông Hòe nói.
Video đang HOT
Thông tin từ Mayer Brown JSM, trong 45 ngày tới, Ủy Ban Thương mại quốc tế của Mỹ (ITC) sẽ đưa ra quyết định ban đầu về việc có hay không thiệt hại kinh tế. Ngoài ra, khoảng 25 ngày sau, Bộ Thương mại Mỹ sẽ tiến hành điều tra việc áp dụng thuế chống trợ giá này.
Bộ Thương mại Mỹ sẽ gửi bảng câu hỏi về số lượng và giá trị xuất khẩu cho tất cả các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam mà phía Mỹ có thông tin. Công ty Việt Nam sẽ được yêu cầu trả lời một cách chính xác và đầy đủ bảng câu hỏi đó, nộp lại Bộ Thương mại Mỹ theo cách thức phù hợp (trường hợp không tham gia trả lời bảng câu hỏi, công ty Việt Nam sẽ bị áp đặt mức thuế chống trợ giá rất cao, có khả năng khiến họ không thể nào xuất khẩu sang Mỹ).
Sau khi các câu trả lời cho bảng câu hỏi số lượng và giá trị xuất khẩu đã được nộp, Bộ Thương mại Mỹ sẽ chọn 2, 3 hoặc 4 nhà xuất khẩu Việt Nam lớn nhất làm “bị đơn bắt buộc”. Các bị đơn bắt buộc này sẽ nhận được bảng câu hỏi chi tiết liên quan đến thuế chống trợ giá từ Bộ Thương mại Mỹ và phải trả lời bảng câu hỏi đó (cùng với bảng câu hỏi bổ sung, nếu có), ngoài ra các viên chức của Bộ Thương mại Mỹ sẽ kiểm tra cơ sở của các bị đơn bắt buộc.
Đây là lần thứ 2 trong khoảng 10 năm qua, con tôm Việt gặp rào cản pháp lý khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Vụ kiện chống bán phá giá tôm cũng được nguyên đơn Mỹ khởi động vào dịp giáp Tết, thời điểm gây khó khăn cho phía doanh nghiệp Việt.
Theo VNE
Nhật chính thức ra mắt tân thủ tướng và nội các
Ngày 26/12, với tỷ lệ ủng hộ áp đảo, Hạ viện Nhật đã chính thức thông qua việc phê chuẩn ông Shinzo Abe trở thành Thủ tướng. Cùng ngày nội các mới cũng được công bố.
Tân thủ tướng Nhật Shinzo Abe
Trong cuộc bỏ phiếu diễn ra cách đây ít giờ, ông Shinzo Abe đã nhận được 328 phiếu thuận/57 phiếu chống để chính thức trở lại chiếc ghế Thủ tướng sau nhiệm kỳ đầu không thành công kết thúc năm 2007. Ông Abe năm nay 58 tuổi, có ông cũng từng là thủ tướng và cha là cựu ngoại trưởng.
"Tôi muốn rút kinh nghiệm từ đợt nắm quyền trước, bao gồm cả những thất bại, và nhắm tới một chính phủ ổn định", ông Abe phát biểu với báo giới trước cuộc bỏ phiếu.
Trước đó, trong sáng 26/12, toàn bộ nội các cũ thuộc đảng dân chủ (DPJ) của ông Yoshihiko Noda đã từ chức để dọn đường cho nội các mới. Theo AFP, sự kiện này khép lại 3 năm cầm quyền ngắn ngủi và không mấy thành công của DPJ khi họ không chiếm được lòng tin của người dân sau cách xử lý các vụ thảm họa hạt nhân tại Fukushima.
Ngay sau khi được Hạ viện phê chuẩn, ông Abe đã công bố nội các mới trong đó cựu thủ tướng Taro Aso được chọn làm Bộ trưởng Tài chính. Trong khi đó chính trị gia kỳ cựu Toshimitsu Motegi được bổ nhiệm đứng đầu Bộ Thương Mại. Ông Motegi cũng sẽ được giao nhiệm vụ xây dựng chính sách năng lượng mới sau tham hỏa hạt nhân Fukushima hồi năm ngoái.
Yoshihide Suga, một đồng minh thân cận khác của ông Abe được chọn là Chánh văn phòng nội các, một vị trí then chốt vừa có nhiệm vụ làm người phát ngôn cao cấp của chính phủ vừa phải điều phối với các Bộ khác.
Sadakazu Tanigaki, người đã phải nhường ghế lãnh đạo đảng LDP cho ông Abe trong cuộc bầu cử hồi tháng 9 được chọn làm Bộ trưởng Tư pháp. Trong khi đó 2 nhân vật từng chạy đua không thành công trong cuộc bầu cử chức chủ tịch LDP là Yoshimasa Hayashi và Nobuteru Ishihara lần lượt trở thành Bộ trưởng Nông nghiệp và Bộ trưởng Môi trường.
Trong khi đó các vị trí rất quan trọng là Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng được ông Abe giao cho những chính trị gia được xem là ít tên tuổi. Ông Itsunori Onodera, 52 tuổi, người từng là cấp phó của ông Abe trong nhiệm kỳ 2006 được giao lãnh đạo Bộ Quốc phòng trong khi ông Fumio Kishida, một chuyên gia về các vấn đề trên đảo Okinawa, là người đứng đầu Bộ Ngoại giao.
"Hiện ưu tiên hàng đầu của ông Abe và nội các mới đó là các biện pháp để tái thiết hậu khủng hoảng và hồi sinh nền kinh tế cho đến khi cuộc bầu cử Thượng viện mới", một đồng minh thân cận của ông Abe khẳng định với tờ Yomiuri Shimbun.
Với những biện pháp này liên minh của đảng LDP với đảng New Komeito hy vọng có thể chứng tỏ những thay đổi tích cực mà chính phủ mới đem lại. Điều này sẽ giúp họ có thêm lợi thế trong việc giành đa số ghế trong cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới qua đó có cơ hội thực hiện việc sửa đổi hiến pháp cùng các kế hoạch lớn hơn.
Sơ lược danh sách nội các mới của Nhật Bản:
Thủ tướng: Shinzo Abe, 58 tuổi
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính: Taro Aso, 72 tuổi
Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông: Yoshitaka Shindo, 54 tuổi
Bộ trưởng Tư pháp: Sadakazu Tanigaki, 67 tuổi
Bộ trưởng Ngoại giao: Fumio Kishida, 55 tuổi
Bộ trưởng Giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ: Hakubun Shimomura, 58 tuổi
Bộ trưởng Y tê, lao động và phúc lợi xã hội: Norihisa Tamura, 48 tuổi
Bộ trưởng Nông lâm ngư nghiệp: Yoshimasa Hayashi, 51 tuổi
Bộ trưởng Kinh tế, thương mại và công nghiệp: Toshimitsu Motegi, 57 tuổi
Bộ trưởng Đất đai, hạ tầng, giao thông và du lịch: Akihiro Ota, 67 tuổi (đảng New Komeito)
Bộ trưởng Môi trường: Nobuteru Ishihara, 55 tuổi
Bộ trưởng Quốc phòng: Itsunori Onodera, 52 tuổi
Chánh văn phòng nội các: Yoshihide Suga, 64 tuổi
Theo Dantri
Trung Quốc lại ra đòn nhắm vào xe Nhật Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang sử dụng thương mại như một ngón đòn lợi hại trong cuộc chiến chủ quyền biển đảo với Nhật. Mới đây nhất cơ quan hải quan Trung Quốc tuyên bố sẽ điều tra bán phá giá đối với hãng xe Nissan. Thông báo trên vừa được Tổng cục hải quan Trung quốc...