Tôm Việt hướng đến 10 tỷ USD: Khoác áo mới cho con tôm
Để thích ứng với biến đổi khí hậu và những chuyển động về thị trường, người nuôi tôm ở ĐBSCL cũng đang có sự cải tiến về quy trình nuôi nhằm tạo nên diện mạo mới cho ngành tôm phát triển bền vững.
Đây là cách làm phù hợp với thực tế, dù người nuôi tôm phải đối diện với không ít khó khăn mang tính khách quan lẫn chủ quan. Nếu kiên trì thực hiện, hiệu quả trong tương lai sẽ như mong đợi.
Nhiều mô hình mới
Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao ở huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: H.X
Tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng sẽ liên kết một số nội dung trong đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống công trình thuỷ lợi tiểu vùng Bán đảo Cà Mau phục vụ nuôi tôm. Ngoài ngân sách địa phương, các tỉnh cũng có kiến nghị với Chính phủ hỗ trợ thêm nguồn vốn thực hiện các công trình trên.
Mặc dù đang chịu nhiều hậu quả do hạn, mặn, nhiều địa phương khác xảy ra trường hợp tôm chết hàng loạt (nhiều nhất là ở tỉnh Trà Vinh), nhưng nhiều vùng nuôi ở tỉnh Kiên Giang việc sản xuất tôm vẫn không bị ảnh hưởng. Tại các địa phương này rất ít xảy ra dịch bệnh gây hại cho tôm. Vì vậy, người dân cũng bớt lo âu hơn so với những năm trước đây.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, một hộ dân có nhiều năm kinh nghiệm nuôi tôm ở xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương cho biết: Rút kinh nghiệm những năm trước đây, để hạn chế nắng nóng kéo dài nhiều ngày làm tôm bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, thậm chí là chết, ông đã đầu tư thêm hệ thống lưới che ngăn ánh nắng chiếu thẳng xuống đầm nuôi. Ngoài tác dụng che nắng, mái che trên còn giúp giảm tình trạng bốc hơi nước, làm cho độ mặn trong đầm nuôi không bị tăng lên cao.
Theo phóng viên tìm hiểu, tại các vùng nuôi tôm – lúa quảng canh cải tiến ở tỉnh Kiên Giang, nông dân đã cải tiến quy trình theo hướng nuôi ghép tôm sú (khoảng 3 tháng thu hoạch) và với tôm càng xanh (5 tháng thu hoạch). Nhiều người dân địa phương cho biết: Sở dĩ nuôi ghép theo hình thức trên là “lấy ngắn nuôi dài”, khi thu hoạch dứt điểm tôm sú thì tập trung chăm sóc tôm càng xanh. Khi thu hoạch hết tôm, người dân chuyển sang trồng lúa để cải tạo môi trường đồng ruộng và tiếp tục thả giống tôm nuôi. Mô hình này đang được nhân rộng ở nhiều địa phương.
Tại Sóc Trăng và Bạc Liêu, hiện nay, nhiều hộ dân đang nuôi tôm theo mô hình luân canh tôm – lúa thông minh, tức nuôi 1 vụ tôm rồi sẽ đến 1 vụ lúa. Mô hình này phù hợp với khả năng sản xuất của đa số các hộ nông dân trong vùng trong điều kiện biến đổi khí hậu, ít tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.
Video đang HOT
PGS-TS Võ Công Thành – Trưởng Bộ môn Di truyền giống nông nghiệp khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (Trường ĐH.Cần Thơ) cho biết: Qua triển khai thực tế ở nhiều địa phương, mô hình trên đã mang lại hiệu quả thiết thực. “Sau mỗi đợt nuôi tôm, chất hữu cơ chưa phân hủy sẽ là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho lúa. Còn trồng lúa trong vuông tôm giúp cải thiện môi trường đất, từ đó giảm thiểu dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm. Với cách làm này, người dân sẽ thu lúa, tôm đạt chất lượng cao, chỉ riêng cây lúa đã tăng năng suất từ 15 – 30% so với độc canh lúa trong nhiều năm liên tiếp”-PGS-TS Thành phân tích.
Còn theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu thì mô hình tôm – lúa trên là mô hình khép kín, có tính hỗ trợ lẫn nhau. Sau khi nuôi tôm, đất sản xuất trở nên màu mỡ hơn (giảm được phèn), cây lúa phát triển mạnh, giảm được 60 – 70% chi phí phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật. Đến vụ, khi thả nuôi thì tôm sẽ mau lớn, ít gặp rủi ro về dịch bệnh.
Ông Lê Văn Ba, ngụ ở xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ: “Làm theo kiểu luân canh này, người dân có thể thu nhập hơn 150 triệu đồng/ha/năm. Đây là mô hình bền vững, theo hướng an toàn sinh học vì cải tạo tốt đất, nước trong ao nuôi. Mô hình này đang được nhân rộng và cần được đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng từ cơ quan chức năng”.
Quản lý chặt con giống
Người dân thu hoạch tôm nuôi theo mô hình tôm – lúa ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Ảnh: H.X
Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết, các cơ quan chức năng đang quy hoạch, sắp xếp lại các cơ sở sản xuất kinh doanh giống, giảm dần số lượng cơ sở quy mô nhỏ, khuyến khích đầu tư theo quy mô lớn, có tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng con giống. Nếu phát hiện con giống không đảm bảo chất lượng, ngành chức năng sẽ không cho xuất bán và xử lý nghiêm theo quy định. Ngoài siết chặt quản lý về chất lượng giống, tỉnh Cà Mau còn có biện pháp ngăn chặn nguồn giống kém chất lượng, không truy xuất được vào địa phương mình.
“Hằng năm, lượng tôm giống nhập về Cà Mau khá lớn. Vì vậy chúng tôi khuyến khích và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất tôm giống lớn, có uy tín cung cấp tôm giống tốt vào địa bàn Cà Mau, nhưng phải cam kết chất lượng, có quy chế phối hợp với tỉnh để dễ quản lý”-Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau – ông Nguyễn Tiến Hải nói.
Hiện nay, tỉnh Cà Mau đang dần xây dựng vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (hình thức nuôi thâm canh và siêu thâm canh). Theo kế hoạch đến năm 2020, tỉnh này sẽ có khoảng 800ha diện tích nuôi tôm theo hình thức trên, đạt sản lượng hàng trăm tấn mỗi năm. Để có được kết quả trên, ngành nông nghiệp sẽ ngăn chặn việc nuôi tự phát và thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất hợp lý. Đối với những diện tích nuôi tôm khá lâu (từ 16 – 20 năm) đã bạc màu, chất độc hại tồn dư nhiều sẽ được cải tạo.
Cũng như Cà Mau, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang cũng đang quy hoạch lại diện tích nuôi tôm nước lợ và phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt diện tích khoảng 104.300ha. Theo đó, tỉnh chú trọng đưa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để tăng giá trị sản phẩm và hạ giá thành sản xuất. Từ đó, có nguồn nguyên liệu cung ứng tốt cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ông Đỗ Minh Nhựt – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang cho hay: “Ngành nông nghiệp tỉnh đang xây dựng một số tiểu vùng nuôi tôm công nghệ cao, áp dụng đồng bộ các quy trình theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP… Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ con giống, thức ăn để kiểm soát dịch bệnh, tránh ô nhiễm môi trường sinh thái”.
Ông Nguyễn Văn Được (huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ): Tôm giống khan hiếm và giá thành cao Nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên bà con ở đây gặp khó là con giống tôm càng xanh toàn đực còn khan hiếm, giá thành khá cao. Nông dân rất cần nguồn con giống dồi dào và đảm bảo để yên tâm sản xuất lâu dài. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ tôm càng xanh hiện nay còn hạn chế, chủ yếu tiêu thụ ở nội địa, Nhà nước cần có những hoạch định về hướng sản xuất lâu dài cho nông dân với đối tượng thủy sản này. Bà Trương Thị Hoài Nhân (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu): Nuôi tôm còn thiếu kiến thức, kỹ thuật Thời tiết thất thường khiến cho người nuôi tôm tại địa phương nhiều lần thất bại, mất trắng. Vì hiện nay, đa số nông dân nuôi tôm theo kinh nghiệm, kỹ thuật biết được cũng là học lẫn nhau, có khi đã không còn phù hợp với diễn biến thực tế của thời tiết, môi trường. Nông dân rất cần ngành chức năng phổ biến, tập huấn kỹ thuật nuôi tôm thích nghi với biến đổi khí hậu để giảm thiệt hại. Hơn nữa, việc hướng dẫn nông dân cũng nên cầm tay chỉ việc, kiên nhẫn vì trình độ nhận thức kỹ thuật của người dân còn thấp, đồng thời cho họ thấy được những dẫn chứng thực tế thì sẽ hiệu quả hơn. Ông Lê Phát Minh (xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng): Chưa biết cách kiểm soát tốt vùng nuôi Hiện nay, bà con nông dân mình trong sản xuất tôm hay gặp phải dịch bệnh, điều này ngoài yếu tố do môi trường, thời tiết thì còn do nông dân chưa biết kiểm soát tốt vùng nuôi, chủ yếu nuôi theo phong trào. Nuôi tôm mà nuôi luôn 3 vụ trong 1 năm thì năng suất kém, con tôm dễ nhiễm bệnh, điều đó trái với kỹ thuật. Theo tôi, ở những vùng có điều kiện thuận lợi cho nuôi tôm nên nuôi 2 vụ tôm một vụ lúa. Làm như vậy sẽ giúp cho đất canh tác không bị thoái hóa và nhiễm độc do canh tác triền miên. Chúc Ly – Thu Hà (ghi)
Theo Danviet
Có VietGAP "dẫn lối", nông dân vững tâm nuôi tôm
Mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP thuộc dự án Vì sự phát triển nguồn lợi ven biển (CRSD) đã mang lại hiệu quả tích cực cho nhiều hộ nông dân nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau. Người dân đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nuôi tôm đạt hiệu quả và có lợi nhuận cao.
Lợi nhuận tăng lên
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp và nuôi tôm quảng canh cải tiến theo hướng VietGAP được Ban quản lý dự án CRSD hỗ trợ từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới.
Thu hoạch tôm thẻ chân trắng tại huyện Đầm Dơi. Ảnh: N.Q
Tại huyện Đầm Dơi, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng được triển khai tại 161 hộ nuôi tôm trên địa bàn ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi trên diện tích trên 100ha và sẽ tiếp tục được mở rộng thêm khoảng 90 hộ dân tham gia, với 4 tổ thực hiện.
Là một trong những hộ thực hiện thử nghiệm, ông Tô Hoài Thương cho biết: "Với mật độ thả nuôi 100con/m2, Nhà nước hỗ trợ tiền con giống 100% và 30% thức ăn, qua gần 4 tháng nuôi, tôi thu hoạch được trên 2.800kg, trọng lượng 58 con/kg.
Ngoài được hỗ trợ về nhiều mặt, điều hơn hết là chúng tôi còn được hỗ trợ về khoa học kỹ thuật. Trong quá trình nuôi, tôi thực hiện theo đúng lịch thời vụ ngành chuyên môn khuyến cáo, nuôi cá rô phi để tạo tuần hoàn nước nhằm hạn chế bệnh đốm trắng và đầu vàng trên tôm. Quá trình cải tạo đầm tôm cũng làm đúng hướng dẫn để bảo vệ môi trường. Sau khi trừ chi phí, tôi còn lợi nhuận gần 200 triệu đồng, cao hơn cách làm truyền thống mà lại yên tâm hơn".
Tại huyện Cái Nước, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến cũng đã mang lại hiệu quả tích cực.
Ông Phan Văn On, một hộ dân áp dụng thí điểm mô hình chia sẻ: Cái được nhất khi tham gia mô hình là được cán bộ kỹ thuật nhiệt tình hướng dẫn. Qua đó bản thân tôi ý thức sản xuất theo hướng sạch vì áp dụng quy trình sản xuất VietGAP. Với số vốn tôi bỏ ra khoảng 70 triệu đồng/ha, cuối vụ nuôi thu về khoảng 200 triệu đồng, sau khi trừ chi phí có thể lãi gần 80 triệu đồng, một năm tôi nuôi được 2 vụ như vậy.
Mở ra hướng sản xuất bền vững
Theo kết quả nghiên cứu, tổng kết nhiều năm cũng như các kết quả điều tra xã hội về nghề nuôi cho thấy, các khó khăn của nghề nuôi được phân thành 3 nhóm chính liên quan đến yếu tố: Môi trường, kinh tế, xã hội và được cụ thể hóa trong các hoạt động sản xuất, cung cấp, ương nuôi con giống, kỹ thuật quản lý, chăm sóc, vận chuyển... Trong thực tế, ở mỗi khâu quản lý, chăm sóc đều có những đòi hỏi áp dụng những kỹ thuật chuyên biệt cho từng giai đoạn nuôi.
"Các hộ nuôi trong dự án được hướng dẫn về kỹ thuật, nhất là sau mỗi vụ nuôi thì phải có thời gian khoảng 1 tháng để cắt vụ, cải tạo lại vuông bằng cách sên bùn đen lên, phơi đầm và bón vôi bột. Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tuân thủ quy trình VietGAP nên không những tăng lợi nhuận mà hơn hết còn mở ra hướng sản xuất bền vững" - ông On bộc bạch.
Anh Nguyễn Văn Tèo, cán bộ khuyến nông xã Phú Hưng cho biết: Toàn vùng dự án có hơn 240 hộ được tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến. Từ khi có dự án, tình hình nuôi tôm quảng canh của bà con đã thực sự hiệu quả, năng suất cũng cao hơn, trung bình từ 550-600kg/ha/vụ. Trong khi đó, với cách nuôi cũ chỉ đạt khoảng 350kg/năm.
Theo đánh giá, các hộ tham gia thực hiện các mô hình đều tuân thủ theo quy định VietGAP. Địa điểm triển khai đều nằm trong vùng quy hoạch, các chủ hộ đã tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. Các chủ hộ đều có biển báo, đánh dấu mô hình, hồ sơ ghi chép về việc mua các sản phẩm để thực hiện mô hình, nhật ký ghi chép tất cả các bước kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.
Ông Quách Nhật Bình - Phó Giám đốc Ban quản lý dự án CRSD tỉnh Cà Mau, cho biết: "Hiệu quả lớn nhất của dự án là làm thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất. Từ sản xuất riêng lẻ, họ đã biết hoạt động theo tổ nhóm, tuân thủ lịch thời vụ trong sản xuất, sản xuất có ý thức bảo vệ môi trường hơn và ứng dụng khoa học kỹ thuật những quy trình nuôi phù hợp, bền vững hơn".
"Trong khuôn khổ hoạt động, dự án sẽ giúp người dân sản xuất có hiệu quả, bền vững thông qua các giải pháp kỹ thuật nhằm sản xuất đảm bảo an toàn sinh học, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm. Việc liên kết với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu để cung ứng sản phẩm sạch từ mô hình là rất cần thiết. Hiện dự án đang xúc tiến triển khai các hoạt động này với mục đích kết nối được giữa những người nuôi tôm đảm bảo an toàn sinh học với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu" - ông Bình thông tin thêm.
Theo Danviet
Những mùa tôm thăng trầm Trở lại đồng Chó Ngáp bây giờ, chắc nhiều người sẽ phải ngạc nhiên, thậm chí phải giật mình. Vùng đất trũng phèn mặn đầy cỏ năn này với những mái nhà thưa thớt ngày nào giờ là những cánh đồng tôm - lúa bát ngát. Bạc Liêu là tỉnh duy nhất của cả nước được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch trở...