Tôm sống hay chết vẫn tính cho khách gần triệu đồng/kg
Ngày nhập cả hơn 20 kg tôm, nhưng chỉ có khoảng 2kg tôm sống vẫn còn bơi lội để thả vào bể cho khách nhìn, số còn lại đều là tôm ngất (tôm mới chết). Tuy nhiên, dù tôm tươi sống hay tôm chết, khi làm cho khách, nhà hàng vẫn tính gần triệu đồng/kg.
Đó là tiết lộ của anh Vũ Thế Kiên, từng làm đầu bếp cho một nhà hàng hạng sang ở Ba Đình (Hà Nội) khi nói về những món ăn hải sản được gọi là cao cấp có giá tiền triệu. Theo anh Kiên cảnh báo, không phải là tất cả nhưng không ít nhà hàng vì hám lợi mà đã đánh tráo nguyên liệu tôm tươi bằng những loại thấp cấp hơn. Vì thế, cần cảnh giác khi lựa chọn nhà hàng uy tín để tránh bị lừa
Với kinh nghiệm 6 năm làm đầu bếp cho một nhà hàng hạng sang ở Hà Nội, anh Kiên tiết lộ rằng, ở nhiều nhà hàng mang danh hạng sang, nhưng đằng sau những món ăn thơm ngon báo giá tiền triệu đôi khi là những thứ nguyên liệu bị nhiều ông chủ hay đầu bếp ‘hám lợi’ đánh tráo bằng những nguyên liệu kém chất lượng.
Nhà hàng mua tôm chết bán cho thực khách với giá 1 triệu đồng/kg (ảnh minh họa)
Ví như món tôm, nhà hàng lúc nào cũng chỉ để một mức giá duy nhất theo kiểu “tôm sú tươi giá 1 triệu đồng/kg”. Nghĩa là, tôm ở nhà hàng dù được chế biến thành món gì thì trước khi chế biến cũng đã cân tươi tính tiền, chứ không tính theo đĩa.
Song, ở không ít nhà hàng, khi nhập hàng mỗi sáng, thủ kho được lệnh của chủ nhà hàng chỉ nhập khoảng 2kg tôm sú tươi, loại to và ngon để thả vào bể, còn lại nhập tôm ngất với số lượng đều đặn hàng ngày lên đến 10kg, có hôm còn lên đến gần 20kg nếu có khách đặt bàn với số lượng lớn.
Video đang HOT
Đến ăn, đập vào mắt khách là khu bể hải sản tươi ngon. Khách tha hộ chọn và gọi loại mình muốn. Khách gọi món tôm hấp, phục vụ bàn sẽ báo đầu bếp ra bắt tôm tươi trong bể cân cho khách và đem vào trong chế biến.
Thế nhưng, điều đáng cảnh báo là, số tôm tươi giãy đành đạch lúc đó vừa cân xong, khi đem vào trong ngay lập tức được đầu bếp thả lại vào một chậu nước, sau đó mở chiếc tủ cấp đông lấy ra một lượng tôm ngất vừa đúng theo số lượng tôm tươi để chế biến thành món tôm thơm ngon hấp dẫn cho khách.
“Gom số tôm tươi của vài khách gọi, đầu bếp lại đem ra thả vào bể. Quá trình thả diễn ra công khai trước mặt khách theo kiểu nhà hàng mới nhập thêm tôm về”, anh Kiên chia sẻ.
Anh Kiên tiết lộ, tôm sú loại ngon giá nhà hàng nhập thường ở mức 400.000-450.000 đồng/kg, tuỳ thời điểm, còn tôm ngất giá chưa bằng một nửa.
Loại tôm chết được các nhà hàng mua về với giá chỉ từ 150.000-200.000 đồng/kg, rẻ bằng một nửa so với giá tôm sống
Nhập tôm ngất về bán với giá tôm tươi, chủ nhà hàng có thể lãi tới 700.000 đồng/kg. Trong khi đó, đầu bếp chế biến món tôm thường tẩm ướp thêm gia vị nên thực khách rất khó nhận ra. Thường thì, khách phải cực tinh ý mới phát hiện ra tôm trước khi chế biến là tươi hay đã chết.
“Các cụ xưa vẫn bảo ăn cỗ đi trước lội nước theo sau. Hay, món tôm là phải tươi mới nóng, thế mới có câu đắt như tôm tươi. Nhưng, đi ăn ở nhà hàng thì câu nói này chưa chắc đã đúng hoàn toàn. Thực khách đến sớm gọi món đa phần là nguyên liệu tồn ngày hôm trước, còn đến sau lại được ăn nguyên liệu tươi mới. Như món tôm, những thực khách cuối cùng thường được ăn tôm tươi trong bể, còn những thực khách trước đó thường phải ăn món tôm ngất với giá đắt đỏ lên đến tiền triệu”, anh Kiên chia sẻ.
Thực tế, tại các chợ đầu mối, loại tôm ngất được bày bán khá nhiều với mức giá dao động từ 120.000-200.000 đồng/kg. Cụ thể, tôm ngất loại 1 (to, ngon và vừa mới chết) giá 200.000 đồng/kg, tôm ngất loại 2 giá 150.000 đồng/kg, tôm ngất loại 3 (tôm vừa mới lột vỏ và chết) giá chỉ 120.000 đồng/kg.
Số lượng tôm ngất được các đầu mối chuyên bỏ buôn khẳng định “muốn lấy bao nhiêu cũng có, hàng không bao giờ thiếu”.
Trong vai một mối buôn hỏi mua tôm ngất tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), PV được một chủ hàng tên Phương chào mời: “Em lấy tôm ngất loại nào, chị có 3 loại 1, 2 và 3. Mỗi loại một giá nhưng chất lượng tôm tương đương nhau, một chín một mười, chỉ khác nhau kích cỡ thôi”.
Sau khi báo giá tôm các loại, chủ hàng tên Phương lại nói tiếp: “Em yên tâm đi, nhà chị vẫn đổ hàng cho các nhà hàng hải sản suốt đó, thậm chí đổ hàng cả nhà hàng sang trọng hạng 3-4 sao ở Hà Nội này. Mỗi ngày họ lấy cả 10-20kg về chế biến món ăn cho khách”.
Theo Lưu Minh (Vietnamnet)
"Sao phải ngại ăn cá mực ở Vũng Áng"
Khi PV hỏi Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, sao ông dám ăn hải sản tại khu vực được coi là tâm điểm của hiện tượng cá chết bất thường, vị Bộ trưởng này cho rằng: "Cá mực bơi lội tung tăng dưới biển thế kia thì sao phải ngại".
Sau chuyến công tác ở Quảng Bình, trưa ngày 1.5, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông - ông Trương Minh Tuấn đã có mặt ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) và ghé nhà hàng Thanh Nhàn ở cảng Vũng Áng ăn trưa cùng lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh với các món hải sản tươi sống của ngư dân vùng biển này.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn (ngoài cùng bên phải) cùng ông Phan Tấn Linh - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (ngoài cùng bên trái) có mặt tại nhà hàng Thanh Nhàn, Vũng Áng - Hà Tĩnh.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn thăm hỏi chủ nhà hàng Thanh Nhàn cùng các chủ nhà hàng kinh doanh hải sản tại Vũng Áng.
Trước đó, tối 30.4, ông Trương Minh Tuấn trong chuyến làm việc tại Quảng Bình cung đã đến đón tàu cá xa bờ cập cảng Nhật Lệ (TP Đồng Hới) đê mua cá tại tàu và đề nghị ngư dân chế biến món cá ngừ hấp sả rồi mời mọi người cùng ăn ngay tại cảng cá. Giải thích về việc này, ông Tuấn cho hay để chứng minh cá do ngư dân đánh bắt về đảm bảo an toàn, mọi người có thể dùng cho bữa ăn như trước kia.
3: Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn ăn trưa cùng lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh với các món hải sản tươi sống.
Theo_Dân việt
Đà Nẵng: Nhiều gian hàng đồng loạt bán hải sản sạch, giảm giá 30% Lãnh đạo Đà Nẵng có mặt tại Liên hoàn ẩm thực nhân khai mạc Mùa du lịch biển 2016 vào chiều 1/5 tại công viên biển Đông (quận Sơn Trà, Đà Nẵng). Chiều ngày 1/5, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch TP Đà Nẵng tổ chức Liên hoan Ẩm thực Đà Nẵng tại công viên biển Đông, đường Võ Nguyên Giáp,...