Tôm mua về đừng cho ngay vào tủ lạnh, thêm 1 nguyên liệu tôm để lâu vẫn tươi như mới
Hóa ra, loại gia vị nhà nào cũng có sẽ giúp tôm tươi lâu, thịt ngọt mềm, không mất chất.
Tôm là thực phẩm bổ dưỡng, được mọi người sử dụng nhiều để chế biến thành các món ăn ngon như hấp, luộc, rang, rim, nướng, súp, nấu canh, gỏi…
Thịt tôm mềm, thơm ngon, chất dinh dưỡng trong tôm cũng vô cùng phong phú. Tôm chứa rất nhiều protein, vitamin, canxi, kẽm và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể con người. Ăn tôm thường xuyên có thể bổ sung canxi và kẽm, thúc đẩy sự phát triển và cải thiện trí não, thúc đẩy sự phát triển của xương và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt thích hợp cho trẻ em đang trong thời kỳ phát triển.
Nếu gặp được mớ tôm ngon, chắc chắn mọi người sẽ mua nhiều rồi mang về bảo quản để dành dùng dần. Thói quen của hầu hết chúng ta là sau khi mua tôm về, rửa sạch rồi chia vào các hộp, đem trữ đông ngay trong tủ lạnh. Tuy nhiên, đầu bếp cho rằng, mặc dù bảo quản tôm trong tủ lạnh rất tiện lợi nhưng màu sắc của tôm sau khi cấp đông bị thâm đen do đầu tôm gây ra, khi ăn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị.
Do đó đầu bếp mách, khi mới mua tôm về, đừng cho ngày vào tủ lạnh mà thực hiện theo các bước sau:
Chuẩn bị:
- Tôm tươi
- Đường
Video đang HOT
Cách làm:
- Rửa tôm đã mua trong nước sạch. Nếu tôm đặc biệt tươi, bạn cũng có thể để trong nước vài giờ.
- Chuẩn bị một hộp bảo quản tươi lớn hơn có nắp. Loại có thể đóng kín được.
- Sau đó xếp một lớp tôm xuống đáy hộp bảo quản tươi, rắc một lớp đường lên trên, tiếp tục xếp một lớp tôm khác rồi rắc một lượng đường thích hợp.
Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tôm se lại, gần đầy hộp thì phủ đường lên trên. Cuối cùng đậy nắp hộp bảo quản lại và cho vào ngăn đá cất trữ.
Khi nào cần dùng đến, bạn chỉ việc mang tôm ra để rã đông tự nhiên là được. Dù đem hấp hay nấu món gì thì tôm vẫn đều rất ngon và mềm, thơm, không khô bở. Và tôm được bảo quản theo cách này sẽ không bị mất chất dinh dưỡng.
Lưu ý: Bạn nên chia tôm vào các hộp vừa đủ với mục đích sử dụng. Không nên cho tôm quá nhiều vào 1 hộp, đến lúc rã đông rồi ăn không hết lại đem bảo quản lại rất không tốt.
Chúc các bạn thành công!
Quán hủ tiếu không tên giữa Sài Gòn, 20 năm khách vẫn nườm nượp do bán 'vì đam mê'
Với tuổi đời 20 năm, không biển hiệu, quán hủ tiếu Nam vang kiểu Tiều Châu nằm ở hẻm 120 Nguyễn Thị Nhỏ, phường 15, quận 11 không ngớt khách ra vào, chỉ tầm giữa buổi sáng là hết veo.
Tô hủ tiếu thập cẩm khô
Quán hủ tiếu kỳ lạ này dường như chỉ tiếp lượng khách quen không thôi cũng đã hết sớm trong buổi sáng. Hai chị em gái cùng mở quán này tại ngôi nhà trong hẻm của gia đình, không tốn chi phí mặt bằng, vậy nên, giá thành một tô hủ tiếu ú ụ là thịt, tôm giá từ 45 tới 50 ngàn, ăn no "cành hông" khiến thực khách đều tấm tắc: quá rẻ so với nấu ở nhà và nhất là khi giá thịt heo vẫn cao vời vợi!
Chị Bé và chị Phượng làm từ A tới Z tất cả các công đoạn vì kỹ tính, không thuê người ngoài được, kể cả việc rửa chén vì sợ người làm không sạch sẽ. Hai chị em dậy từ 4 giờ sáng hầm xương, nấu nướng chừng hai tiếng rưỡi là tới giờ mở bán. Toàn bộ thịt, xương đều là "hàng nóng" (thịt, xương, lòng, cật) chứ nhất quyết không dùng hàng đông lạnh để đảm bảo nguyên liệu luôn tươi mới và ra hương thơm đặc trưng.
Túi đựng củ cải khô và tươi cho vào nồi hầm xương mang đến vị ngọt tự nhiên và mang dáng dấp kiểu Tiều Châu
Tô hủ tiếu thập cẩm nước
Chị Bé bật mí: Hồi đầu mở ra quán hủ tiếu Nam vang vào năm 1999, khi đó nấu cũng bình thường thôi. Sau có duyên gặp được một khách hàng tới ăn, là người Tiều Châu về từ Campuchia lánh nạn từ năm 1970. Người này quý mến chị nên bắt đầu chỉ chị nấu Hủ tiếu Nam vang kiểu Tiều Châu. Nước dùng ngoài xương và tôm khô, tỏi phi, muối, đường phèn, còn có củ cải mặn và củ cải trắng cho ra vị ngọt tự nhiên và hương thơm rất đặc sắc, nồng nàn và đậm đà hơn, rất khác với các hàng hủ tiếu Nam vang khác.
Củ cải trắng và mặn cho vào một túi vải thả vào trong nồi để không bị xơ củ cải tràn ra làm đục nước. Đặc biệt, người này còn chỉ cho chị nước sốt "thần thánh" cho vào tô hủ tiếu khô, thành phần thì khó mà tiết lộ, cách làm kỳ công chứ không phải đơn giản là trộn nước tương với hắc xì dầu như nhiều hàng hủ tiếu khác.
Điều kỳ lạ là người Tiều Châu này sau khi chỉ hết bí quyết, một thời gian sau quay lại khen: Giờ chị nấu ngon hơn tôi rồi!
Bởi vậy thực khách tới đây dù ăn hủ tiếu khô hay hủ tiếu nước đều thấy hương vị khác hẳn với hủ tiếu Nam vang phổ biến ở Sài Gòn. Chị Bé và chị Phượng còn chọn sợi hủ tiếu Mỹ Tho để nấu, sợi hủ tiếu này dai hơn và không bị chua như cọng hủ tiếu Sa Đéc.
Rau ăn kèm ở đây cũng khác, theo yêu cầu của thực khách thường xuyên ăn tại đây, chỉ có rau xà lách, tần ô, ngò gai là được họ ưa chuộng. Nhân hủ tiếu phong phú từ tôm, phèo, bao tử, tim, cật, xương, thịt bằm, trứng cút...
Tô xương to ụ của hủ tiếu xương
Thành phần làm ngọt nước lèo của quán hủ tiếu là tôm khô loại ngon và củ cải khô và tươi, rất nhiều xương...
Chị Thu Hà, một tay viết ẩm thực chuyên sâu một thời ở Sài Gòn là khách ruột của quán hủ tiếu. Chị cho biết: Vị hủ tiếu Nam vang ở đây rất độc đáo, có thể nói là duy nhất ở Sài Gòn. Mảnh đất Sài Gòn có cái hay là sẽ có những món ăn pha trộn của nhiều nền văn hoá, tạo ra một món ăn ngon không nơi nào có.
Quán nằm trong con hẻm nhỏ- 120 Nguyễn Thị Nhỏ, quận 11 nhưng sáng sớm người đã tới ăn đông nườm nượp. Bạn có thể gọi đầy đủ một tô với thịt tôm, tim lòng cật, hoặc đơn giản là một tô hủ tiếu xương với những cục xương to bự với một cái giá thật dễ chịu, đến nỗi con gái chị chủ quán nhìn tô hủ tiếu còn nói đùa: Mẹ đúng là bán hủ tiếu vì "đam mê"!
TIN LIÊN QUAN
Loài tôm bất tử sống trong miệng núi lửa Rimicaris hybisae được cho là loài tôm bất tử bởi khi bị luộc, chúng vẫn có thể sống và bò lổm ngổm. Khi nghĩ đến tôm, nhiều người hình dung ra những món ăn ngon hay bữa tối hải sản bên bờ biển. Hàng nghìn loài tôm được tìm thấy khắp thế giới và sống trong nhiều môi trường khác nhau. Các loài...