Tôm hùm rớt giá thê thảm, người nuôi điêu đứng vì lỗ
Vựa nuôi tôm hùm trên quê hương Hải đội Hoàng Sa đã đến mùa thu hoạch, tuy nhiên giá lại giảm từ 800.000 – 1,1 triệu đồng/kg, khiến người nuôi tôm hùm bị thua lỗ nặng, phải nuôi cầm chừng chờ giá tăng trở lại.
Hiện nay, toàn đảo Lý Sơn có khoảng 62 bè lồng nuôi tôm hùm, tương đương khoảng 100.000 con. Vào vụ mùa năm 2014, giá tôm hùm nuôi dao động từ 2 – 2,3 triệu đồng/kg thì ở mùa thu hoạch năm nay, giá rớt xuống còn khoảng 1,2 triệu đồng/kg.
Những lồng bè nuôi tôm được hình thành như thế này giữa đại dương ven vùng biển Lý Sơn
Theo thống kê của người nuôi tôm hùm, chi phí mỗi con tôm giống giá khoảng 350.000 đồng, tổn phí thức ăn khoảng 400.000 đồng/con và 500.000 đồng/ con về chí phí thuê người nuôi, thuốc men phòng và chống bệnh dịch,… Tổng kinh phí nuôi mỗi con tôm đến kỳ thu hoạch chiếm khoảng 1.250.000 đồng.
Bà Phạm Thị Hải (ngụ xã An Hải, Lý Sơn) cho biết: “Với mức giá 1,2 triệu đồng/kg như hiện nay, cả ngàn con đang nuôi cầm chừng trong lồng bè, nếu bán thì lỗ hơn 50 triệu đồng vụ này”.
Trước đó, vào tháng 10/2015 vừa rồi, hơn 10.000 con tôm hùm chết không rõ nguyên nhân, khiến người nuôi tôm lỗ hàng tỷ đồng thì nay lại còn bị rớt giá cả triệu đồng.
Tôm hùm đã đến kỳ thu hoạch nhưng người nuôi tôm ở đảo Lý Sơn vẫn méo mặt vì giá rớt thê thảm
Video đang HOT
“Tôi nuôi hơn 5.000 con, không lẽ bán bây giờ thì coi như năm nay làm không công mà còn lỗ hơn 200 triệu đồng nữa, chúng tôi không biết làm sao đây”, ông Nguyễn Văn Hiệp (ngụ xã An Vĩnh) than thở.
Bà Phạm Thị Hương – Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho rằng: “Những năm gần đây, các hộ nuôi tôm hùm ngày càng nhiều. Mặc dù huyện đã khuyến cáo nhưng bà con vẫn nuôi ồ ạt, trong khi đó đầu ra không ổn định, tất cả chỉ dựa vào giá do thương lái thu mua tại lồng bè. Với tình hình này, địa phương đang tích cực phối hợp với các đầu mối, đơn vị chức năng tìm đầu ra giúp người nuôi tôm; đồng thời quy hoạch lại lồng nuôi cho phù hợp với thị trường”.
Vì sợ bán bị lỗ, hầu hết người nuôi tôm ở Lý Sơn vẫn chưa chịu bán và nuôi cầm chừng chờ giá tăng.
Hồng Long
Theo Dantri
Lũ nhỏ, "đỏ mắt" lùng cá đồng
Năm nay, do lũ nhỏ nên nguồn lợi từ thủy sản tại các tỉnh ĐBSCL giảm hẳn, đặc biệt là các loại cá "rặc" đồng như: cá rô, cá lóc, cá trê..., trở nên khan hiếm. Điều này, dẫn đến việc giá cá đồng tại các chợ tăng vọt so với mọi năm.
Lũ nhỏ, chợ vắng cá
Đến thời điểm hiện tại, nước về rất ít, việc này làm cho nguồn "lộc trời" cá đồng giảm đi đáng kể so với mọi năm trước. Tuy vậy, tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vẫn có đến 4 chợ cá hoạt động quanh năm tại các bến sông thuộc ấp Mỹ Phú, Mỹ Thành A (xã Hòa Mỹ), thị trấn Kinh Cùng, thị trấn Cây Dương, thường các chợ hợp vào lúc 0h và kết thúc khoảng 5h sáng.
Lũ nhỏ, các chợ các đồng ở Hậu GIang không còn xôm tụ như những mùa lũ trước
Khác với cảnh mua bán tấp nập, nhộn nhịp ở những mùa nước nổi trước, thì hiện nay cá về chợ "nhỏ giọt", thương lái thu mua cũng giảm khá nhiều. Tại chợ cá đồng Hòa Mỹ (ấp Mỹ Phú) xưa nay được biết đến là chợ cá đồng đông nhất huyện, với gần một trăm tiểu thương và bạn hàng từ nhiều nơi đổ về mỗi đêm, nhưng năm nay do lượng cá đồng khan hiếm nên chợ trở nên đìu hiu hơn trước.
Anh Trần Văn Lâm, thương lái thu cá tại chợ Hòa Mỹ cho biết: "Năm nay, chợ cá vắng hơn những năm trước, một số loại cá như lóc, rô, mè vinh, chép,...ít thấy ra chợ hơn. Tuy đã nâng giá mua lên khá cao nhưng cũng rất khó gom đủ hàng".
Lũ nhỏ, chợ các đồng không còn xôm tụ.
Cũng không khá hơn so với chợ Hòa Mỹ, chợ cá thị trấn Cây Dương hoạt động trễ hơn khoảng 1h cũng đang trong tình trạng "đói" cá đồng. Theo ông Tư Sang (ngụ Bình Minh, Vĩnh Long) là thương lái tại đây cho biết: "Lượng cá mà bạn hàng năm nay mang ra chợ bán giảm khoảng 40% so với năm ngoái. Do vậy, nhiều thương lái không có cá để thu mua, ngồi từ lúc hợp chợ đến khoảng 5h sáng, ai giỏi cũng chỉ thu mua được hơn chục kg cá các loại".
Giá bán tăng vọt
Tuy năm nay, sản lượng cá đồng ít hơn so với mọi năm nên giá đứng ở mức khá cao. Theo anh Nguyễn Văn Sử, thương lái mua cá hơn 10 năm tại chợ thị trấn Cây Dương cho biết: "Do cá ít, giá cá đồng đồng loạt tăng nên việc lựa cá cũng trở nên kĩ hơn, nếu không khi giao lại cho các chợ đầu mối là bị "chê" liền".
Hình thức mua bán tuy dựa trên sự thỏa thuận của thương lái với người bán nhưng đa phần đều theo mức giá có sẵn tại chợ. Theo giá thu mua của anh Sử đưa ra cụ thể: Cá lóc loại 1 là 120.000 đồng, loại 2 là 80.000 - 90.000 đồng/kg, tăng 20.000 - 30.000 đồng/kg so với năm trước; lươn là 170.000 đồng/kg (loại 1), 120.000 đồng/kg (loại 2), 50.000 đồng/kg (loại 3), tăng từ 10.000 - 40.000 đồng/kg; cá chép, mè vinh 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg...".
Nếu có, lượng cá đồng nhỏ, chỉ đạt trọng lượng từ 100 - 200g
Ngoài ra, tại chợ còn có khá nhiều mặt hàng khác như: Rắn, ếch, lươn, chuột đồng, cúm núm... cũng có giá tăng nhẹ. Một thương lái đến từ thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang chuyên thu mua các loại trên về giao lại cho các quán nhậu cho biết: "Những loại này, hút hàng lắm, mua nhiêu cũng hết, có khi giá tăng cao từ vài chục lên đến cả trăm (tùy loại), cũng không có mà mua".
Khác với những thương lái khác không thu mua tại chợ đêm, anh Trần Ngọc Tợ (xã Phương Bình) thường chạy xe đi gom hàng từ các hộ đánh bắt sau đó trữ lại trong thùng nhựa đối với cá, còn rắn, chim thì được nhốt trong lòng lưới, đến giờ họp chợ đem bán lại cho thương lái kiếm lãi.
Anh Tợ nói: "Bình thường gom của hơn 40 mối, tiền vốn khoảng 3 - 4 triệu đồng, nhưng khi nước về nhiều (tháng 10 âm lịch), có khi trên chục triệu. Mỗi ngày thu nhập cũng được hơn 300.000 đồng".
Cũng vì cá đồng khan hiếm nên giá tăng từ 1 -1,5 lần so với năm rồi
Ông Lê Công Phường, Tổ trưởng Tổ Quản lý chợ Mỹ Phú, xã Hòa Mỹ cho biết: Chợ cá lúc nào cũng nhộn nhịp đến 3 - 4 h sáng, lúc nào cá ít thì có trên chục thương lái, nhiều thì lên đến hàng chục, còn người bán thì lên xuống tấp nập, tính ra mỗi ngày có hàng tấn cá đồng chở về các chợ lận cận như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Châu Thành, Ngã Bảy....tiêu thụ.
Nguyễn Trần
Theo Dantri
Bán 1 kg hồng Đà Lạt chưa mua nổi cốc trà đá Mặc dù mới bắt đầu vào vụ thu hoạch chính, nhưng quả hồng đặc sản Đà Lạt - Lâm Đồng rớt giá thê thảm. Với giá bán tại vườn là 2.000- 3.000 đồng/kg, nhiều nhà vườn méo mặt khi thu hoạch. Tại các khu vực trồng hồng trọng điểm tỉnh Lâm Đồng như: xã Xuân Trường, xã Trạm Hành 1 (TP Đà Lạt)...