Tôm hùm ở chung với vẹm xanh, rong sụn, được “ăn” cả 3
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên, từ cuối năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Phú Yên đã triển khai mô hình nuôi tôm hùm kết hợp vẹm xanh, rong sụn để cải thiện môi trường trong vùng nuôi tôm hùm tại xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu. Tôm hùm, vẹm xanh, rong sụn được thả nuôi kết hợp, bước đầu cho thấy, tôm hùm sinh trưởng phát triển tốt, môi trường nước xung quanh được cải thiện đáng kể, ngoài đối tượng tôm hùm hộ dân còn có thêm thu nhập từ vẹm xanh, rong sụn.
Một trong những tấm gương tiêu biểu có thể kể đến là ông Võ Văn Thừa – thôn Dân Phú 2, xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu – là một hộ dân tiêu biểu sản xuất giỏi với khoảng 50 lồng tôm hùm, thu nhập bình quân vài trăm triệu đồng/năm. Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Phú Yên và Công ty Wieland Singapore, ông Thừa đã mạnh dạn triển khai thực hiện mô hình nuôi thử nghiệm nuôi tôm hùm thương phẩm bằng lồng lưới hợp kim đồng.
Mô hình nuôi tôm hùm kết hợp thả vẹm xanh, rong sụn ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Ông Võ Văn Thừa cho rằng, tuy vốn đầu tư ban đầu bỏ ra lớn hơn lồng lưới nilon truyền thống, nhưng độ bền của lồng cao, có thể chống chịu sóng gió trong mùa mưa bão, nhờ vật liệu hợp kim đồng nên trong quá trình nuôi ít bị hàu, hà bám, giảm được công cảo lồng, nước qua lồng nuôi được lưu thông tốt hơn.
Loài vẹm xanh được thả chung trong lồng nuôi tôm hùm. Ảnh: IT.
Ông Lê Thành Tâm, tại khu phố Phước Lý phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu cũng là một trong những hộ dân tiêu biểu về nuôi tôm hùm lồng. Ban đầu ông khởi nghiệp với khoảng 4 – 5 lồng tôm hùm, hiện tại số lồng ông sở hữu là 20 lồng. Mặc dù số lượng lồng nuôi đầu tư không nhiều nhưng thu nhập hàng năm đều ổn định, bình quân khoảng 100 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
Rong sụn thả kết hợp trong lồng nuôi tôm hùm và vẹm xanh. Ảnh: Danviet.
Qua quá trình nuôi tôm hùm, ông Tâm đã rút ra một số kinh nghiệm nuôi tôm hùm, kỹ thuật nuôi tôm hùm:
(1) Nên chọn vị trí vùng nuôi ở đầm, vịnh, vũng có độ sâu từ 6 m trở lên, tránh xa các nguồn nước thải khi công nghiệp, nông nghiệp, y tế…
(2) Nên chọn mua con giống ngay tại địa phương đỡ tốn chi phí vận chuyển, tôm không bị sốc và thích nghi với điều kiện môi trường.
(3) Phải sử dụng thức ăn có chất lượng tốt, các loại cá, giáp xác và nhuyễn thể phải còn tươi, thức ăn phải được rửa sạch trước khi cho ăn.
(4) Cần phải theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của tôm để phát hiện sớm bệnh và kịp thời điều trị đúng liều, đúng phương pháp theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật chuyên ngành.
(5) Tăng cường bổ sung các loại vitamin, khoáng tổng hợp trộn vào thức ăn khi thời tiết chuyển mùa hoặc nắng nóng kéo dài hoặc mưa kéo dài để tăng sức đề kháng cho tôm.
(6) Thường xuyên vệ sinh lồng bè nuôi, theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường để dịch chuyển, điều chỉnh độ sâu lồng cho phù hợp, giảm bớt sự tác động của sự biến đổi thời tiết.
(7) Trong quá trình nuôi phải nâng cao trách nhiệm cộng đồng về bảo vệ môi trường vùng nuôi. Đó là những yếu tố góp phần nâng cao năng suất và phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm.
Trong năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên tiếp tục triển khai thực hiện mô hình này ở các điểm khác nhau trên địa bàn thị xã Sông Cầu (xã Xuân Thịnh và phường Xuân Yên) nhằm góp phần cải thiện môi trường vùng nuôi và nâng cao hơn nữa nhận thức của người nuôi trong việc bảo vệ môi trường.
Theo T. Hiền (Mard)
Nghề bắt thức ăn cho tôm hùm kiếm 300.000 đ/ngày
Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 4 - 5 tiếng, những người dân sống ở quanh khu vực cảng Hòn Khói (TX Ninh Hòa, tinh Khánh Hòa) có thể kiếm được vài trăm ngàn có khi lên đến cả triệu từ việc bắt thức ăn bán cho người nuôi tôm hùm.
Những phụ nữ thường chọn các đào ở các bãi bồi khi nước rút để tìm thức ăn cho tôm hùm.
Công việc bắt thức ăn cho tôm hùm của những người dân ở đây không phân định thời gian. Chỉ cần lúc nào con nước triều rút là họ lại cùng nhau ra các con mương, đầm nuôi bỏ hoang, bãi cạn để mò bắt các loại hải sản như đồng dĩa, sò giá, chiêm chiếp, hàu... về bán lại cho thương lái. Tính tất cả các xã quanh khu vực cảng Hòn Khói như Ninh Thọ, Ninh Hải, Ninh Thủy thì có đến khoảng 100 người làm nghề này.
Theo người dân thì công việc chỉ kéo dài từ khi thủy triều rút cho đến lúc nước lên lại. Tùy vào người làm nghề này là nam hay nữ mà họ chọn hình thức bắt thức ăn cho tôm khác nhau. Những người phụ nữ thường chọn cách đi dọc các bãi bồi rồi dùng các dụng cụ như dao, đục hay các thanh sắt mỏng để đào bới các loại hải sản như chiêm chiếp, sò giá, hàu...
Mỗi ngày lặn, những người dân ở đây có thể bắt được trên 1 tạ đồng dĩa, thu vài trăm, thậm chí cả triệu.
Chị Trương Thị Loan ở xã Ninh Thọ cho biết: "Tùy từng loại sò ốc mà giá cả được thu mua khác nhau. Giá chiêm chiếp thì 25.000 đồng/kg, sò giá thì 20.000 đồng/kg, hàu bóc vỏ có giá 50.000 đồng/kg. Những người đi đào như chúng tôi cứ hễ gặp con gì là bắt con đó. Bắt xong thì về rửa sạch rồi phân loại ra để bán. Công việc này không đến mức quá nặng nhọc nhưng đòi hỏi phải kiên trì tỉ mỉ nhặt từng con một".
Hỏi về thu nhập, chi Loan cho hay: "Ngày nào ít thì cũng được khoảng 100.000 đồng, ngày nào nhiều thì 200.000 - 300.000 đồng. Với những người phụ nữ như chúng tôi thì số tiền này không phải là nhỏ. Vì thời điểm này nếu không có nghề đào thức ăn cho tôm hùm thì tôi cũng không biết làm cái gì nữa. Nhà tôi có được mấy sào ruộng làm chỉ đủ ăn. Cũng may nhờ mấy con sò, con ốc này mà có đồng ra đồng vào".
Khi thủy triều rút, người dân thường bơi thuyền thúng ra cách bờ 200 - 300m để bắt thức ăn cho tôm.
Khác với những người phụ nữ thì đàn ông ở đây thường chọn cách bắt thức ăn cho tôm bằng việc lặn xuống đáy biển để mò. Hàng ngày, họ chèo thuyền thúng ra cách bờ từ 200 - 300m rồi lặn xuống độ sâu từ 2 - 3m bắt con đồng dĩa. Công việc này đòi hỏi người phải có kinh nghiệm sông nước và sức khỏe dẻo dai để chịu đựng được áp lực nước trong một thời gian dài.
So với việc đào bắt trên bờ thì xuống đáy biển mò được nhiều hơn. Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Việc bị các mảnh vỏ sò, ốc cắt vào tay, chân khiến chảy máu của những người làm nghề này xảy ra là chuyện bình thường.
Điểm thu mua mỗi ngày nhập khoảng trên dưới 2 tấn các loại sò ốc làm thức ăn cho tôm hùm.
Cũng như những người phụ nữ đào tìm sò ốc trên bãi bồi thì khi nước triều lên, những người đàn ông làm nghề lặn bắt sò giá cũng bắt đầu chèo thuyền thúng dọc theo các con mương vào nhập sản phẩm cho thương lái. Chuyến đi này, ông Nguyễn Kiệt ở Ninh Thủy bắt được hơn 160kg đồng dĩa. Với giá thu mua loại hải sản này là 5.000 đồng/kg thì đợt này ông cũng thu được 800.000 đồng.
"Bắt thì ngày ít ngày nhiều. Nói chung là ngày cũng kiếm được vài trăm ngàn, Ngày cao thì cũng được tiền triệu. Ở đây cũng nhiều người đi lặn lắm. Người nào có kinh nghiệm và gặp vùng có nhiều thì cũng được vài tạ", ông Kiệt nói.
Theo Lê Khanh (Nông nghiêp Viêt Nam)
"Thủ phủ" tôm hùm gượng dậy sau bão Damrey 5 tháng sau khi bị bão số 12 (bão Damrey) quét qua, "thủ phủ" tôm hùm Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) vẫn cảnh tan hoang. Bên bờ biển, một số hộ dân đang sửa lại lồng bè hư hỏng hoặc mua tre, gỗ để đóng mới lồng bè cho kịp vụ nuôi. Lồng bè nuôi tôm hùm trên Vịnh Vân Phong (Khánh Hòa)...